Tuấn và Truyền

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.

Khi chết đi, trong túi Nguyễn Tuấn chỉ có mấy tấm vé sổ số cũ, 350 đô la tiền mặt, và một điện thoại di động. Thi hài anh được đưa vào nhà xác thành phố, tạm ghi tên là John Doe No. 278. John Doe là cái tên chung đặt cho những người không biết rõ họ, tên. Giống như lối người Việt gọi những người không rõ họ tên Nguyễn Văn Mỗ. Anh là tên Nguyễn Văn Mỗ thứ 278, trong số mấy trăm di hài vô thừa nhận trong nhà xác Los Angeles, một thành phố dân số gần 10 triệu.
Sở giảo nghiệm (Coroner) chắc đã nhờ cảnh sát hỏi nhân viên làm trong quán cà phê mà đêm nào anh cũng tới, biết người ta gọi anh là “Tuan,” họ “Nguyen.” Vậy chắc tên anh là Nguyễn Tuân hay Nguyễn Tuấn. Nhưng vì anh không mang giấy tờ nào, cũng không thấy thân nhân nào đến nhận diện, cho nên họ vẫn ghi cái tên John Doe No. 278. Dấu tay anh được đưa cho cảnh sát tìm thêm, nhưng họ tìm không thấy trong các hồ sơ lưu trữ. Cả đời anh chưa bao giờ bị bắt vì phạm tội. Có người cho biết tuổi anh, chắc sinh vào năm 1961. Sở Xe tự động (DMV) cho chạy tên Tuan Nguyen 1961 trong máy vi tính, hy vọng tìm ra các chi tiết khác. Máy cho biết có 623 người họ, tên tương tự. Nếu tìm trong hồ sơ của Sở Di trú chính phủ Mỹ, chắc có thể thấy những dấu tay giống của anh; vì khi một di dân vào nước Mỹ thế nào cũng được lấy dấu tay. Nhưng trước đây gần 40 năm chưa có máy vi tính để chứa được nhiều dữ kiện trong hồ sơ các di dân như vậy. Cuối cùng, trước pháp luật, anh chỉ là John Doe No. 278, vô danh.
Thi hài Nguyễn Tuấn đang được giữ trong phòng lạnh của thành phố, với vài trăm người khác. Người ta sẽ lấy mẫu sinh học DNA từ người anh, lưu giữ để sau này cần sẽ dùng. Trong thời gian từ ha đến sáu tháng, nếu không ai đến nhận, anh sẽ được hỏa thiêu, rồi đưa về cất tại nghĩa trang của Quận Los Angeles. Trong vài năm, nếu vẫn chưa ai tìm, tro của anh sẽ được đem chôn. Mỗi năm, vào tháng Mười Hai, thành phố sẽ làm một lễ cầu nguyện cho tất cả những người được chôn chung như anh. Tôi viết bài này để xin báo Người Việt đăng ngày 22 tháng 11 năm 2014, nhân dịp 49 ngày Nguyễn Tuấn. Để xin quý vị cùng cầu nguyện hương linh anh bước vào một cõi bình an vĩnh cửu.
Tôi biết đến Tuan Nguyen nhờ đọc ký giả David Montero, tác giả bài “Who was Tuan Nguyen?” Tuan Nguyen là ai? trên tờ Los Angeles Daily News, số ngày 25 tháng Mười. Anh Thiện Giao, chủ bút nhật báo Người Việt, đã gửi bài ký hay cho tòa soạn cùng học hỏi. Montero đã tìm thêm, biết Tuan Nguyen là một người Việt trong số những thuyền nhân, “boat people” chạy khỏi nước Việt Nam trước đây hơn 30 năm.
Những người đầu tiên Montero phỏng vấn chắc là các nhân viên tiệm bánh, ai cũng nhớ Tuan Nguyen. Họ cho biết mỗi buổi tối anh đều tới quán đúng 9 giờ, trả một đô la mua ly cà phê. Anh cho rất nhiều đường và chỉ quấy sữa bột, không bao giờ dùng sữa lỏng. Anh ngồi ở một cái bàn nhất định, nếu chỗ đó có ai ngồi thì anh chờ tới lúc bàn trống mới vào. Lý do vì cái bàn đó gần chỗ cắm điện để anh “chạc” máy điện thoại di động. Vì cái máy đó mà mỗi đêm anh đến quán cà phê “chạc” điện. Buổi tối anh qua đời, cái máy vẫn còn chạc chưa đầy. Chắc anh chỉ dùng cái cell phone để chơi “games,” các trò chơi điện tử. Trong máy không ghi lại một số điện thoại của người nào. Cũng không thấy số điện thoại nào gọi tới mà không gặp. Anh có rất nhiều bạn trong khu này; nhưng chắc anh không gọi cho ai bao giờ.
Tuan Nguyen sống không nhà, một người “homeless.” Mỗi ngày anh đi lượm lon, bán lấy tiền sống. Tối ngủ quanh quẩn trong công viên Canoga Park hay Winnetka Park. Ký giả Montero đã hỏi chuyện bà Lori Huynh, 77 tuổi. Bà biết Tuấn đã 20 năm nay; thân với nhau vì cùng trải qua cảnh vượt biển. Bà Huỳnh đi năm 1980 khi chồng bà còn nằm tù trong trại “cải tạo.” Chiếc thuyền chở 300 người chạy trốn chế độ cộng sản; tới được một hòn đảo ở Indonesia, bà đã sống ở đó sáu tháng. Bà Huỳnh kể lại nhiều cảnh hãi hùng. Năm 1986 bà mua lại một tiệm làm Nails. Thấy một anh da vàng hay đi qua lại, bà làm quen, mời anh ly cà phê. Hai năm sau Tuấn mới thổ lộ, kể rằng cha mẹ anh đã chết hết trên biển; anh là người duy nhất còn sống sót.
Không biết gia đình Nguyễn Tuấn vượt biển năm nào. Năm nay anh 53 tuổi thì chắc lúc đến nước Mỹ anh đã hơn 13 rồi. Tuấn kể với bà Huỳnh rằng cha mẹ anh từng làm việc tại “cơ quan điện nước” ở thành phố Sài Gòn. Gia đình sống trong khu chúng cư, một khu nhà đẹp đẽ thuộc lớp trung lưu, của sở. Anh đã học Trung học Petrus Ký lúc trường chưa bị đổi tên; vậy trước 1975 anh đã hơn 10 tuổi. Anh kể khi đi học anh giỏi toán. Nhiều người cũng nhớ lại trong túi đeo vai của anh lúc nào cũng có một cuốn sách, lâu lâu anh lại ngồi xuống vẽ các đồ biểu hay hình học.
Nhà báo Montero cũng gặp Ben Massaband, chủ nhân một tiệm giặt khô trong 32 năm qua, nằm bên cạnh tiệm Nails của bà Huỳnh. Lâu lâu Tuan Nguyen vẫn giúp ông đem thùng rác ra cho xe đổ rác lấy. Ông nói, “Tôi gặp Tuan Nguyen nhiều hơn gặp vợ con.” Cô Kate Leone là chủ nhân một tiệm thẩm mỹ gần đó; cô kể có lần Tuan Nguyen đã giúp cô mà không cho cô biết. Một tối Chủ Nhật cô Kate đóng cửa tiệm mà không vặn khóa. Tiệm nghỉ ngày Thứ Hai, đến sáng Thứ Ba cô tới mới biết mình đã quên. Sau khi kiểm soát khắp chỗ, thấy không mất gì cả, cô vào coi lại trong máy truyền hình tự động. Trong cuộn phim cô nhìn thấy anh Tuan Nguyen đã đứng gác trước cửa tiệm giúp cô cả ngày Thứ Hai; có lúc anh đi khỏi, khi quay về lại kiểm soát xem có ai mở cửa vào tiệm hay không. Cô Maria Avila là thợ hớt tóc, biết Tuan Nguyên rất nhiều, mỗi năm cô cắt tóc cho anh hai lần. Cô kể mỗi lần lại bảo cô cắt cho anh không lấy tiền, nhưng lần nào anh cũng từ chối, nhất định trả đủ 10 đô la. Cô vừa nói vừa khóc: “Tuan Nguyên nghĩ chúng tôi săn sóc anh ấy, nhưng thực ra chính anh đã chăm sóc cho chúng tôi.”
Một người bạn “homeless” của Tuan Nguyên là bà Brooke Carrillo, 42 tuổi. Năm ngoái bà bị mất nhà, vì mất việc rồi không đủ tiền trả nợ ngân hàng. Mỗi Thứ Năm bà đến nấu nướng giúp nhà thờ, cung cấp bữa ăn cho những người vô gia cư khác. Tuan Nguyên tuần nào cũng tới, lần chót là hai ngày trước khi anh mất. Bà còn nhớ anh thích ăn mì spaghetti kiểu Ý và nước trái cây. Bà biết anh thường ngủ ở công viên Winnetka Park hoặc một chỗ kín đáo trên con đường đó. Bà Carrillo đang sống trong cái xe hơi cũ của mình, trên nóc xe chất đầy đồ, phủ mền kín. Hàng ngày bà cũng đi lượm lon. Bà cần tiền đổ xăng, vì phải di chuyển chiếc xe hơi trong những ngày đường cấm đậu xe. Bà nhớ lại có lần hết tiền mua xăng, Tuan Nguyên cho. Bà cũng khóc, “Anh ta là một người nhân từ, hào hiệp, không bao giờ làm phiền ai cả.”
Bà Huỳnh vượt biển đã bán tiệm Violet Nails từ năm 2007, sau khi quen Nguyễn Tuấn 20 năm. Bà đã giặn dò người chủ mới “phải trông nom cho Tuấn” như một điều kiện khi bán tiệm. Và những người chủ mới vẫn giữ lời; nghe tin anh chết, ai cũng khóc. Họ đem hoa tới đặt tại nơi xẩy ra tai nạn. Cách đây ít lâu, Tuan Nguyên trúng vé số, được 800 đô la. Anh đã đi mua hoa đến tặng tiệm Violet Nails và mua nước hoa tặng các cô nhân viên.
Ký giả David Montero, dưới tựa bài “Who was Tuan Nguyen?” đã viết thêm một dòng tự nhỏ: “Bạn bè kể lại niềm bí ẩn của người vô gia cư chết tai nạn xe hơi ở LA” (Friends unravel mystery of homeless man killed in LA accident).
Nhưng nhiều bí ẩn khác trong cuộc đời Nguyễn Tuấn sẽ không bao giờ được kể lại. Tại sao anh phải sống không nhà suốt mấy chục năm qua, trong khi nhiều thiếu niên cùng tuổi với anh đến tị nạn ở Mỹ một mình, các em đó vẫn sống được, nhiều người đã thành công? Anh đã chứng kiến những thảm cảnh nào trong chuyến vượt biển, lúc 14, 15 tuổi Nguyễn Tuấn chỉ kể chuyện đời mình với bà Huỳnh sau hai năm quen biết, và bà kể lại rất ít chi tiết. Có phải vì anh vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lạ quá khứ hay không? Cái chết của cha mẹ anh, và bao nhiêu người khác trong chuyến đi đã ảnh hưởng tới tâm não anh thế nào? Anh đã trông thấy những gì, nghe những âm thanh nào trên mặt chập trùng gào thét? Nguyễn Tuấn mang theo những niềm bí ẩn đó xuống tuyền đài. Chắc hương hồn anh đã bay ngay lập tức về Biển Đông tìm gặp lại cha mẹ anh.
Nhưng có một điều rõ ràng, minh bạch, không bí ẩn trong cuộc đời Nguyễn Tuấn: Anh qua đời, tất cả những người quen biết anh đều thương tiếc – như David Montero kể. Không một ai nói một kỷ niệm xấu nào. Một người “không bao giờ làm phiền ai cả” như bà Carrillo nói về anh, đã khó kiếm. Nhưng Nguyễn Tuấn còn đáng ngợi khen hơn thế nữa. Anh nhân từ, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người chung quanh. Thấy có thể giúp được ai, là giúp, như một Hướng Đạo sinh tuân theo lời hứa thứ hai. Giúp một người chủ tiệm quên khóa cửa cho tới một người bạn homeless thiếu tiền đổ xăng; và chắc còn bao nhiêu người khác mà ký giả Montero không gặp. Nguyễn Tuấn sống một mình nhưng không cô đơn, vì lúc nào anh cũng nghĩ đến người khác. Anh sống vô gia cư nhưng có cả một gia đình lớn, là những người gặp gỡ hàng ngày, ai cũng quý mến anh. Anh tận tình giúp người mà không muốn nhờ vả ai, không chờ ai đền đáp. Anh giữ tư cách, không nhận người khác bố thí cho mình, dù chỉ là công cắt tóc trị giá 10 đồng. Khi có tiền, 800 đô la là một món tiền lớn đối với anh, anh không hưởng một mình mà đem chia sẻ niềm vui chung với những người tử tế quanh mình.
Một thiếu niên bơ vơ nơi đất khách quê người, không thân thích, không nơi nương tựa; chắc anh đã trả qua những thất bại lớn trong đời nên sống vô gia cư mấy chục năm nay. Nhưng khi qua đời anh vẫn được người khác kính trọng. Anh sống ở Mỹ, nhưng nếu sau khi vượt biển anh có lưu lạc đến xứ Zambia hay Equator thì chắc tư cách đàng hoàng của anh vẫn không thay đổi.
Nguyễn Tuấn đã theo một quy tắc cư xử mà loài người vẫn dậy nhau mấy ngàn năm nay: Sống đàng hoàng tử tế; người khác sẽ tử tế với mình. Cứ thế, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới gồm những người tử tế.

Trần Văn Truyền nguyên là Tổng Thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2011. Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thu hồi 6 căn nhà của ông Trần Văn Truyền — Ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với đồng chí Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Trong văn bản UB Kiểm tra TƯ đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý (như nêu tại Công văn số 9161-CV/VPTW, ngày 20-11-2014 của Văn phòng Trung ương Đảng), theo đó Ban Bí thư yêu cầu...

Mời bạn đọc cùng điểm lại một số câu nói nổi bật nhất của ông Truyền trong thời gian đảm nhiệm các trọng trách quan trọng.

Xử lý tham nhũng cán bộ nghỉ hưu dễ hơn
Năm 2005, khi còn là Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Truyền từng khẳng định rằng: Hiện nay tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp. Mức độ tổn thất do tham nhũng cũng lớn hơn.
"Hồi xưa, nghe vài trăm triệu đồng đã kinh hồn, giờ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ... Nội vấn đề đất đai nó chỉ cần quặt quẹo trên quy hoạch, cấp phép lòng vòng một chút, khi phát hiện ra thì đã mất hàng trăm tỉ đồng rồi", ông nói.
"Bên cạnh đó, cách thức tham nhũng cũng rất đa dạng; có thể là vi phạm pháp luật để tham nhũng, cũng có thể bằng những cách rất hợp pháp như mua bán, đầu cơ đất đai.
"Song hợp pháp đến đâu, khi truy nguyên nguồn gốc cũng là tham nhũng. Vì nhờ có chức quyền, anh nắm được quy hoạch, đầu cơ đúng chỗ đúng lúc nên mới mua 1 đồng bán 10, 100 đồng. Biểu hiện tham nhũng rất rõ: một số cán bộ giàu lên nhanh chóng. Căn cứ đồng lương, kể cả việc sản xuất kinh doanh gia đình cũng không thể lý giải được mức sống đó."
"Qua những vụ tham nhũng lớn vừa rồi, chúng tôi nhận thấy xử lý cán bộ đã nghỉ hưu dễ hơn nhiều. Còn người gián tiếp mà đang tại chức, họ chạy (chức) rất dữ".
Cũng trong bài báo đó, khi nói về vấn đề cán bộ kê khai tài sản, ông Truyền chắc nịch: "là cần thiết để giám sát, quản lý cán bộ... Trong nền kinh tế 2 mặt của chúng ta thì kê khai tài sản cũng chỉ mang tính tương đối. Có phải cái gì cũng thể hiện bằng nhà, đất. Ngay cả nhà, đất họ có đứng tên đâu; tiền cho con du học thì họ khai là cô dì, chú bác... cho."(Pháp Luật TP.HCM, 5/7/2005).

Cái chính là do phẩm chất đạo đức
"Vị trí trách nhiệm của mình đang được người dân quan tâm, kỳ vọng, tôi ý thức được chuyện đó và sẽ làm hết sức mình, làm đầy đủ trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm.
"Đúng là có những việc vượt ngoài khả năng của mình, thậm chí có việc trong khả năng nhưng không thể làm khác nữa được thì cũng phải chấp nhận, vì không thể một mình giải quyết được. Tôi sẽ suy nghĩ và tự thấy khi nào đó không hoàn thành nhiệm vụ hoặc dân hết tín nhiệm thì mình sẽ thôi, sẽ từ chức."
"Bất cứ cuộc thanh tra nào, bất cứ vụ giải quyết án nào cũng đều có “chạy”. Chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều, chạy ít tùy mỗi việc". "Cái chính là do phẩm chất đạo đức, họ không tự giữ mình."(TTO, 30/3/2007).

Càng công khai, càng minh bạch, càng dễ kiểm soát
Bên lề cuộc đối thoại với các nhà tài trợ về phòng chống tham nhũng, ông Truyền cho biết Chính phủ đang xây dựng chiến lược phòng chống tham nhũng từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó, theo ông công khai, minh bạch là vấn đề cốt lõi nhất, xương sống nhất.
"Càng công khai, minh bạch, càng kiểm soát được tình hình; nhất là công khai các hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai các việc mà công chức nhà nước phải làm; từ đây công khai, minh bạch luôn cả về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức."(TTO, 4/12/2007).

Chỉ có báo chí chùng, cơ quan tham nhũng không chùng
Về những vụ án tham nhũng được coi là “đầu voi đuôi chuột”, ông Truyền giải thích: "Có những vụ bản chất không nghiêm trọng nhưng do cách xử lý của các cơ quan chức năng chưa thật rõ ràng, dứt khoát đã dẫn đến hiểu lầm... Việc “chùng” xuống là do cách thông tin.
"Nếu được nói trên diễn đàn Quốc hội, tôi sẽ nói công tác chống tham nhũng hiện không chùng xuống, nếu chùng xuống thì chỉ có báo chí chùng, còn các cơ quan chống tham nhũng khác không chùng."
Đối với vấn đề cán bộ liệt kê — công khai tài sản, ông nói: “Luật không quy định công khai mà chỉ yêu cầu thẩm tra khi bị tố cáo, hay trước khi bổ nhiệm. Nếu thẩm tra thấy không đúng mới công khai.
"Hiến pháp đã quy định người dân có quyền giữ bí mật tài sản của mình. Nên chúng tôi không thể kiến nghị sửa hiến pháp được. Hiến pháp chưa sửa thì chưa thể công khai."(TTO, 31/10/2008).

Phải theo dõi cả hồ sơ kê khai tài sản của cán bộ nghỉ hưu
Giải thích lý do vì sao đợt kê khai tài sản của các bộ đầu tiên đầu tiên (31/12/2007) Thanh tra Chính phủ chưa đặt ra vấn đề các cán bộ, công chức đã kê khai đầy đủ, trung thực hay chưa, thì ông Truyền cho hay đây là nghĩa vụ và thực hiện theo pháp luật quy định. Nó mang tính pháp lý đối với cán bộ, công chức.
Ý nghĩa của việc kê khai tài sản lần này chỉ nhằm mục đích xác lập hồ sơ kê khai tài sản ban đầu của cán bộ, công chức. Các cơ quan chức năng sẽ dựa vào bảng kê khai này như một lời cam kết, trình bày của cán bộ với tổ chức.
Sau này, trong quá trình quản lý, nếu phát hiện cán bộ nào kê khai không trung thực sẽ bị xử lý. Hoặc sau này, tài sản của người đó có khác đi thì phải giải trình cho tổ chức một cách rõ ràng. Giải trình không rõ, có nghĩa là không trung thực với tổ chức và phải bị xử lý kỷ luật về tội không trung thực.
Cũng theo ông, hồ sơ kê khai tài sản được theo dõi, quản lý theo cả một quá trình, ngay cả khi cán bộ đó nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác sang ngành khác, địa phương khác. Trong trường hợp đã về hưu mà phát hiện có tài sản bất minh, không giải trình được, lúc đó cơ quan pháp luật cũng sẽ căn cứ theo luật hiện hành để xử lý — (VnEconomy 10/2/2009).

Đấu tranh chống tham nhũng là phải biết hy sinh
Trao đổi với báo chí tại hành lang Quốc hội trước phiên đối thoại với Tổ chức Minh bạch quốc tế về tham nhũng trong giáo dục (sáng 28/5/2010), Tổng thanh tra Chính phủ khi còn đương chức cho biết tham nhũng trong giáo dục đang phức tạp và khuyên những người đấu tranh phải biết hy sinh. Bản thân ông cũng phải hi sinh nhiều.
"Tiêu cực trong giáo dục vẫn tồn tại nhiều. Nói chung dư luận xã hội có nhiều, nhưng đánh giá vấn đề phải có những bằng chứng cụ thể.
"Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực rất gian nan, khó khăn nên chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu và chấp nhận để đấu tranh. Nếu đấu tranh mà giải quyết được tình trạng tiêu cực thì đó là có lợi cho cái chung, đất nước đang cần, nhân dân đang mong."(TTO 28/5/2010).

Khai là phải trung thực
Sáng 14/6/2010 bên hành lang Quốc hội, ông Truyền đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số vấn đề liên quan đến việc kê khai tài sản của ông Ðặng Hạnh Thu, người vừa bị cho thôi chức tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vào thời gian đó.
Cụ thể, dư luận và báo chí phản ánh ông Ðặng Hạnh Thu có nhiều lô đất ở Ðồng Nai, nơi ông này từng làm cục trưởng Cục Hải quan (trước khi làm tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Thu là phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).
Ông nói: "Thứ nhất, về đất mua như vậy là đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Thứ hai là có kê khai tài sản và nói chung trong việc này nếu xét trên nhiều góc độ cũng không có vấn đề gì gọi là sai trái nghiêm trọng. Thế nhưng có việc anh là cán bộ mà mua quá nhiều đất.
"Bây giờ tiền thì thiếu gì nguồn, chứ đâu phải mình hỏi lấy tiền đâu chung chung vậy. Hơn nữa vì gia đình vợ anh Thu làm doanh nghiệp, làm ăn kinh tế, có khả năng thì mua cũng là điều bình thường. Chỉ có chuyện trong thời điểm đó mà mua nhiều nền đất như thế thì người ta không đồng tình thôi. Chứ còn về tiền nong thì không có vấn đề gì khuất tất.
"Kê khai tài sản thì nhiều hay ít là do tài sản, khai phải trung thực chứ không lo khai nhiều thì sẽ có ý kiến này ý kiến khác", ông nói thêm — (TTO, 15/6/2010).

Ghi nhanh cuộc gặp ở nhà cụ Nguyễn Trọng Vĩnh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chiều 19/11/2014 Hà Nội đã vào cuối thu, bầu trời nắng vàng đẹp đẽ. Tôi tranh thủ đến thăm sức khỏe lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi quen biết cụ đã gần 40 năm nay và rất kính trọng và khâm phục cụ về nhân cách, đạo đức cũng như tấm lòng của cụ đối với dân và đất nước. Dù năm nay đã 99 tuổi song cụ vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn! Mặc dù hơn tôi 26 tuổi song cụ vẫn coi tôi là một người bạn vong niên thân thiết.

Tiếp tôi, ngoài cụ còn có con gái cụ là nhà văn Nguyên Bình và chồng chị là anh Trịnh Văn Trà, một đại tá quân đội đã nghỉ hưu. Tôi đứng lên chào và xin phép cụ ra về vì đã tâm tình và trò chuyện với cụ hơn một tiếng đồng hồ thì cụ bảo tôi cố nán lại ít phút để dự buổi cụ tiếp đoàn khách của Thành ủy Hà Nội đến thăm cụ.

Năm phút sau khách đến. Dẫn đầu là Ủy viên Thường vụ Thành ủy kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cùng 5 quan chức của Đảng, gồm: một chuyên viên của UBKT Thành ủy, ông Phó bí thư Quận ủy Đống Đa, ông Chủ nhiệm UBKT Quận ủy Đống Đa, bà Bí thư Đảng ủy phường Kim Liên và ông Bí thư chi bộ nơi cụ sinh hoạt Đảng. Đoàn khách đi luôn vào nội dung cuộc viếng thăm: Hỏi cụ có phải là người ký vào Thư ngỏ 61 không và ai là người chấp bút, thảo ra thư đó? Họ thuyết phục cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách 61 đảng viên ký Thư ngỏ đó vì đã vi phạm vào quy định của Đảng, đặc biệt là "19 điều cấm" mà Đảng không cho đảng viên làm. Cụ khẳng định chính cụ là người ký vào Thư ngỏ 61 đó, và vì cụ nhiều tuổi đảng nhất 75 năm tuổi đảng nên anh em xếp cụ lên danh sách đầu tiên. Còn ai là người soạn thảo thư đó thì cụ nói là mọi người ngồi trao đổi với nhau, đều nhất trí và đồng tình những nội dung cấp thiết phải kiến nghị với Lãnh đạo Đảng như nội dung Thư ngỏ đã nêu rõ, còn ai là người chấp bút khởi thảo thì không quan trọng, cụ không đáp ứng câu hỏi này vì cụ cho rằng mọi người ký vào Thư ngỏ thì đều có trách nhiệm như nhau và sẵn sàng đối thoại, tranh luận công khai và dân chủ với Lãnh đạo Đảng về những vấn đề mà Thư ngỏ 61 đã nêu lên. Liệu Đảng có đồng ý đối thoại và tranh luận công khai với nhóm 61 đảng viên ký vào Thư ngỏ này không?

Còn về yêu cầu cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách những người ký tên Thư ngỏ này thì cụ nói không, dứt khoát không bao giờ tôi rút theo yêu cầu của các anh! Còn việc Đoàn kết luận cụ cùng 61 đảng viên ký tên tập thể vào Thư ngỏ là vi phạm qui định của Đảng và "19 điều cấm" không cho đảng viên làm thì cụ hoàn toàn bác bỏ, cụ nói chính những qui định đó đã triệt tiêu tinh thần dân chủ trong đảng và ngay "19 điều cấm" cũng vi phạm Điều lệ Đảng! Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách cụ là tại sao cụ không trực tiếp góp ý kiến với Đảng theo con đường mà Đảng đã qui định mà lại tán phát những quan điểm sai trái, làm cho đảng viên và người dân hoang mang, dao động? Cụ trả lời là cụ rất thất vọng vì trong suốt gần 10 năm qua cụ đã kiên trì và chân tình góp ý, đã không dưới 10 lần viết thư tay gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban CHTW Đảng và cả Tổng Bí thư nhưng không lần nào cụ được hồi âm, trả lời! Cụ nói: Đến như cụ 16 năm là Ủy viên Trung ương Đảng (Khóa III), là lão thành cách mạng, có 75 năm tuổi đảng, mà các anh ấy trốn tránh, không thèm trả lời thì thử hỏi những góp ý, kiến nghị của các đảng viên khác các anh ấy coi ra gì?

Lãnh đạo Đảng ngày nay chỉ thích nghe những ý kiến xu nịnh, thuận tai của bọn cơ hội, giáo điều, nhưng ngược lại họ coi các ý kiến phản biện và những đóng góp chân tình, xây dựng, tâm huyết và khoa học của rất nhiều nhân sỹ trí thức và đảng viên là những ý kiến có động cơ xấu, thậm chí còn bị chụp mũ là suy thoái, biến chất hoặc bị các thế lực thù địch xúi dục! Đấy chính là một trong các lý do cụ ký tên vào Thư ngỏ 61 và công khai thư đó cho nhân dân biết sau khi thư đó đã gửi chuyển phát nhanh cho TBT, BCT, BBT và tất cả 200 UVTW Đảng.

Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách là việc tán phát Thư ngỏ đó trên mạng là sai trái, làm cho các đảng viên hoang mang, dao động, không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng. Nghe đến đây tôi phải xin phép cụ Vĩnh để có đôi lời với ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy. Tôi nói: Vâng, thưa đồng chí Chủ nhiệm UBKT, tôi nguyên là cán bộ Bộ Công an, đã về nghỉ hưu 11 năm nay và là một trong 61 đảng viên ký tên vào Thư ngỏ 61. Ý kiến đồng chí vừa nói rất đúng. Nếu có ai hoang mang, dao động và không tin vào sự lãnh của Đảng thì người đó chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Phú Trọng nói "Đến hết thế kỷ này không biết là đã có CNXH hoàn chỉnh ở Việt Nam hay chưa?" Đồng chí TBT không phải nói ở chỗ riêng tư mà phát biểu chính thức trong một buổi thảo luận Tổ đại biểu ở Quốc hội khóa XIII để góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tháng10 năm ngoái và đã được VTV, VOA và TTXVN loan tải rộng rãi! Chính phát biểu bi quan đó của đồng chí TBT làm tôi thực sự dao động, hoang mang và không còn tin vào sự lãnh đạo hiện nay của Đảng nữa, và đây cũng chính là một trong các lý do khiến tôi ký vào Thư ngỏ 61. Lúc nãy tôi có hỏi về di chúc của Chủ tịch HCM và đồng chí trả lời là di chúc của Bác Hồ rất đúng và tuyệt đối đúng! Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí. Di chúc của Bác không căn dặn Đảng ta xây dựng CNXH mà chỉ dặn Đảng xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, giầu mạnh và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh thôi, và trong di chúc không có một từ nào Bác đề cập đến chủ thuyết Marx-Lenine và căn dặn nhân dân và Đảng ta phải kiên định con đường này! Vậy tại sao Đảng ta không làm theo di chúc của Bác?

Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy không trả lời trực tiếp mà chuyển sang việc đề cập đến thành tựu lãnh đạo cách mạng của Đảng. Ông gợi lại chuyện 75 năm trước (1939) khi cụ vào Đảng và thoát ly tham gia cách mạng thì đất nước ta còn nghèo lắm, dân ta còn khổ lắm nhưng nhờ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng nên ngày nay nước ta đã hết nghèo, dân ta đã hết khổ, nay thì nhà nào cũng có ít nhất một xe máy thì làm sao cụ lại nói đường lối của Đảng là sai lầm, cần phải từ bỏ con đường xây dựng CNXH theo mô hình Xô Viết?

Đảng đã và đang kiên định con đường XHCN, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, xã hội ta không có người bóc lột người, Đảng không cho phép bọn tư bản bóc lột giá trị thặng dư nhân dân lao động VN, hiện nay nhân dân làm theo sức và hưởng theo lao động, mai này khi tiến lên xây dựng CNCS thì người dân sẽ làm tùy sức và sẽ hưởng thụ theo nhu cầu! Về đối ngoại, Đảng ta cũng có chính sách khôn khéo và cương quyết với TQ, buộc họ phải rút giàn khoan HD-981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của ta trước thời hạn. Đây rõ ràng là thắng lợi của ta. Cụ Vĩnh nói: Nó rút chủ yếu là do sức ép quốc tế. TBT Nguyễn Phú Trọng không hề có một lời nào lên án TQ. Hội nghị TW9 đang họp, cũng không hề có một tuyên bố nào. Rồi đến Quốc Hội họp cũng không ra tuyên bố hoặc nghị quyết lên án TQ, Chính phủ cũng vậy! Sao nay lại tự nhận là do ta đấu tranh kiên quyết, mạnh mẽ nên buộc nó phải rút? TQ không bao giờ từ bỏ dã tâm bành trướng, xâm lược nước ta. Đảng phải hết sức cảnh giác và phải thực sự dựa vào nhân dân và phải đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên lợi ích của Đảng thì mới có thể thắng lợi kể cả trong xây dựng đất nước cũng như bảo vệ Tổ quốc, và đừng có quá nhẹ dạ tin vào 16 chữ vàng và 4 tốt, kẻo sẽ bị lừa và dễ mất nước!

Đại tá Trà dù đã rất kiên nhẫn ngồi nghe từ đầu, song đến đây ông không kìm được, ông nói: Nghe các đồng chí lập luận, tôi không thể thông! Đồng chí khẳng định VN chỉ có thể chọn mô hình XHCN để xây dựng đất nước, ngoài ra không có con đường nào khác. Thế thì đồng chí giải thích tại sao Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đi hết nước tư bản này đến nước tư bản kia để van nài họ công nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường? Phải chăng điều đó chứng tỏ chính Đảng không tin vào CNXH và thú nhận học thuyết Marx-Lenine là bế tắc? Không thấy vị Chủ nhiệm UBKT Thành ủy và các vị khách trả lời, tôi nói: Cho đến lúc này, ngay cả Hội đồng lý luận Trung ương cũng như các nhà nhà lý luận của Đảng cũng không có ai đưa ra được một định nghĩa có sức thuyết phục thế nào là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Kinh tế thị trường và Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và giao thoa cùng nhau được! Có cái này thì không có cái kia và ngược lại.

Cụ Vĩnh nghe vị Chủ nhiệm UBKT Thành ủy thuyết giảng, chắc cảm thấy rất mệt, song cụ vẫn vui vẻ nói: Lúc nãy nghe đồng chí Chủ nhiệm UBKT Thành ủy nói thời tôi vào Đảng và tham gia hoạt động CM đã cách đây 75 năm rồi. Vâng, đồng chí nói đúng. Hồi đó tôi vào đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương sau này đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam, và tôi thấy Đảng tôi chọn lúc đó đều rất trong sáng và thực sự vì dân tộc và đất nước, và nó khác xa ĐCSVN hiện nay. Mong các đồng chỉ về và phản ảnh trung thực, đầy đủ các ý kiến ta trao đổi hôm nay, và kiểm tra giúp các đơn thư mà tôi đã gửi Lãnh đạo Đảng trong hơn 9 năm qua và nhắc họ cố gắng đọc và nghiên cứu. Nếu bố trí gặp trực tiếp tôi thì tốt, nếu không thì cố gắng hồi âm các thư tôi đã gửi.

Đoàn khách cũng cảm thấy khó có gì để nói thêm nên đứng dậy xin phép ra về. Ông Trưởng đoàn kính chúc cụ mạnh khỏe để tiếp tục đóng góp ý kiến xây dựng Đảng theo đúng quy định để Đảng thực sự trong sạch và vững mạnh. Tôi về đến nhà là đã gần 6 giờ chiều, tuy khá mệt song cố gắng ghi lại trung thực nhưng chắc không đầy đủ nội dung cuộc gặp này, kẻo để lâu lại quên. Tôi nghĩ chắc đây chưa phải là cuộc thăm viếng và trao đổi cuối cùng.


Nguyễn Đăng Quang

(Tác giả gửi BVN)


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Cà phê Sài Gòn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cà-phê vốn cùng đi với con đường lịch sử. Hồi xửa hồi xưa... có một Sài Gòn người ta gọi cà-phê là “cà phe”, đi uống cà-phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh... Tiếng Tây gọi cà-phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy thì café, coffee, cà-phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao thì gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt...

TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ-PHÊ VỚ

Năm một ngàn chín trăm... hồi đó người Sài Gòn chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà-phê cả. “Xếp sòng” của ngành kinh doanh... có khói này là do các xếnh xáng A Hoành, A Coón, chú Xường, chú Cảo... chủ các tiệm hủ tiếu, bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tiếu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà-phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.
Hồi đó chẳng ai biết món cà-phê phin là gì đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà-phê vớ. Một chiếc túi vải hình phễu được may cặp với một cọng kẽm làm vành túi và cán. Cà-phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). Vì chiếc vợt cà-phê này hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà-phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà-phê này sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi... "kho" độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách.
Chính cái “quy trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu này mà dân ghiền cà-phê còn gọi nó là cà-phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa "kho nước đầu". Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà-phê sẽ đắng như thuốc Bắc. Có mấy khu vực có những con đường qui tụ rất nhiều tiệm cà-phê hủ tiếu. Ở Chợ Cũ có đường MacMahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà-phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun - Chợ Đuổi (nay là Cách Mạng Tháng 8) cũng đáng nể bởi cà-phê cà pháo huyên náo suốt ngày. Ở bùng binh Ngã Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một tiệm cà-phê hủ tiếu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm... Còn nếu ai đi lạc vào khu Chợ lớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn còn có thể ngồi nhăm nhi cà-phê, bánh bao, bánh tiêu, dò-chả-quải đến tận sáng hôm sau...

TRANG TRÍ CHUNG CỦA CÁC TIỆM CÀ-PHÊ HỦ TIẾU TÀU

Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón... thì đều chọn các nơi này làm chỗ kinh doanh. Tuy Sài Gòn, Chợ lớn, Gia Định. Phú Nhuận, Đa Kao hàng trăm tiệm cà-phê hủ tiếu Tàu nhưng nhìn chung chúng đều có một “mô-típ-made in China” khá giống nhau tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tiếu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt. Bên trong quán hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà - con - mà!”

UỐNG CÀ-PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH

Như đã nói ớ trên, hồi đó không có cà-phê ta mà chỉ có cà-phê Tàu. Vì thế uống cà-phê Tàu phải có một phong cách riêng. Cà-phê được mang ra dân “sành điệu”, hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà-phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà-phê nguội. Ông Sáu “trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông còn là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà-phê theo phong cách này, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp: “Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải”, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào. Ông còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tiếu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá: “Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua thì coi như đói. Không sao, 73 gần trường đua có một tiệm hủ tiếu cà-phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà-phê. Cứ cho mấy thằng phổ-ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang cà-phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miếng giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà-phê vài xu mà đã có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”. Theo ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà-phê hủ tiếu hồi đó rất chiều khách. Sì sụp húp cà-phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết trà còn hô lên “xà lẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống chừng nào chán thì đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống bằng ly mà đi húp cà-phê bằng đĩa, ông Sáu “trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ biết dân “sành điệư” chơi vậy mình cũng bắt chước chơi vậy thôi vậy mới là... sành điệu!

CÀ-PHÊ PHIN

Dòng cà-phê... với cà-phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tiếu mà uống cà-phê đổ ra đĩa rồi sì sụp húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu. Một người tên ông Chín “cù lủ” một tay bạc bịp nay đã hoàn lương cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng... “bột” lục hục thường tình không đáng kết giao. Nhưng rồi cái quan điểm húp cà-phê trên đĩa mới... “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và đã làm biến dạng cái kiểu uống cà-phê trong tiệm hủ tiếu. Vào thập niên 60 Nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi-Nguyễn Trung Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương và... rửa con mắt. Hồi đó cà-phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng đã tiếp thu phong cách cà-phê hè phố của dân Paris (Pháp). Theo lý thuyết, những giờ uống cà-phê là những giờ thư giản hoàn toàn vừa nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà-phê đặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố. Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mạn như hoa “com-phét-ti” lấp lánh làm cho đường phố trở nên... “mộng mị” và thơ... Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà-phê hè phố.
Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà-phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa. Thời điểm này những nhà văn, nhà báo. các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà-phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ giao lưu của giới thượng lưu Sài Gòn. CÀ-PHÊ TÂY Cà-phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghê gỗ mà ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sài Gòn. Cách La Pagode độ trăm mét Nhà hàng Continental cùng mở một không gian cà-phê sang trọng, đúng phong cách “Phăng-se”. Đối diện Continental là tiệm cà-phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà-phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ. Còn một quán cà-phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế trang trí nội thất sang trọng cũng nằm trên con đường này là quán cà-phê Brodard. Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thế thả hồn êm ả bên tách cà-phê nóng hổi quyện hương thơm. Có thể nói từ giai đoạn này người Việt Nam ở Sài Gòn “thức tỉnh” trước thị trường buôn bán cà-phê mà từ lâu họ đã bỏ bê và đã để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường... tự do khai thác. Khi qua tay người Việt quán cà-phê không còn luộm thuộm những cái “đuôi” mì, hủ tiếu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao... nữa mà nó thuần túy chi có cà-phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết tạo ra một không gian tao nhã hơn, thu hút hơn...

CAFÉTÉRIA CA NHẠC

Để gần gũi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria. Cafétéria rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral, Continental... nơi đây không phải chỗ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà hoàn toàn là chỗ vui chơi giải trí. Trên đường Bùi Viện đầu những năm 60 mọc ra một cái quán với tên là Phòng trà Anh Vũ. Tuy là phòng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ tiếng tăm được mời đến trình diễn như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái... Lúc đó phòng trà Anh Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sài Gòn cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống tại đây. Con đường chật hẹp Bùi Viện bỗng đêm đêm sáng lên rực rỡ ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui.
Một Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp Ciné Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên Phòng trà Đức Quỳnh. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria này. Đức Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu - Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã. Rồi tiếp theo là Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đẩy “Nền văn hóa ẩm thực” cà-phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà-phê vừa được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng trình bày. Một Phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh Tuyết với bài hát “Ánh đèn màu”.
Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi tiếng với bài “Mexico”, ca sĩ Ánh Tuyết mỗi lần trình diễn “Ánh đèn màu” là bà hát với những dòng nước mắt. Nội dung ca khúc là nói về tâm trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người mua vui để rồi khi ánh đèn màu tắt người nghệ sĩ lại một mình giữa cô đơn... Có lẽ do cái nội dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên bà rất ít khi chịu hát nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người yêu cầu, trừ những người thân quen bắt buộc phải đáp ứng còn thì Ánh Tuyết xin lỗi từ chối khéo.

LẠI QUAY VỀ CÀ-PHÊ VỚ ĐÔNG VUI

Những quán cóc che tạm tấm bạt bên lề đường với những chiếc ghế gỗ lùn làm chỗ tụ họp của các thanh niên vui đón những ngày hạnh phúc mới. Vòng quanh Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đình Chiểu có hàng mấy chục “túp lều” cà-phê như thế mọc lên san sát bên nhau. Chỉ có ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới thấy được cái thú ngồi quán cà-phê bụi lụp xụp mà hầu như đường nào cũng có. Có người còn có thuốc Ruby, Con Mèo để phì phà bên ly cà-phê vớ, nhưng để phiêu bồng hơn, một số lớn thanh niên chơi... “bốc - lăn - se” tức thuốc vấn. Anh nào cũng thu sẵn một bọc trong túi xách để sẵn sàng bày ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa dán rồi phì phèo nhả khói. Cà-phê quán cóc (nhảy nay chỗ nay mai chỗ khác như cóc nhảy ấy mà) thời ấy được coi như thời huy hoàng lãng mạn nhất của nền... văn hóa ẩm thực cà-phê cóc Sài Gòn. Ban ngày đã rộn ràng như thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù loanh quanh những con đường trong thành phố cũng có những quán cóc để dân mê cà-phê, mê hòa bình được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái, thanh bình, yên ả nhất của đời mình.

Kinh khủng! - Bộ máy của chính phủ.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

FB Mạnh Quân: Hôm nay (18.11.2014), Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình vô tình đã "đụng chạm" Văn phòng Chính phủ khi nói:"Nhiều bộ ngành tự ý đẻ ra cấp hàm vụ trưởng, vụ phó". 

Hãy nhìn xem: thằng nào đẻ ra nhiều cấp hàm phó, trg nhất để ăn ngân sách?


Tễu: 
Kinh khủng! Kinh khủng quá!
Bộ máy như thế thì dân nào nuôi nổi! 
Trong khi đó dân oan, có người đi kiện đến 20 năm, 30 năm mà đơn chưa được ai đọc.
Trong khi trí thức, nhân sĩ, nhà khoa học đầu ngành gửi thư thì không có cả cái phiếu cảm ơn!

Họ làm những gì trong các tòa nhà sang trọng và trong các phòng máy lạnh?



(Bài viết của tác giả Tễu)

Hàng không Việt đang siêu lãng phí, siêu nợ nần?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TS Trần Đình Bá

Với giá trị tài sản lớn tới 70 tỷ USD, song năng lực vận tải của 28 sân bay hiện nay ở Việt Nam chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm...

Theo tiến sĩ Trần Đình Bá, tác giả Chiến lược Hàng không Việt Nam, ngành hàng không Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng siêu nợ nần và siêu lãng phí. Kiến Thức xin gửi đến độc giả ý kiến phân tích của ông về vấn đề này.

Việt Nam có khoảng 100 sân bay từ thời chiến tranh và cả xây mới. Hiện nay, 28 sân bay hiện đại đang hoạt động, trong đó có 10 sân bay quốc tế mang tầm quốc tế và khu vực như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Cam Ranh, Cần Thơ, Phú Quốc... Chỉ tính 28 sân bay này, với bình quân giá trị tài sản mỗi sân bay là 2,5 tỷ USD thì con số đầu tư đã lên tới 70 tỷ USD.

Tuy nhiên, với giá trị tài sản quốc gia 70 tỷ USD, năng lực vận tải của 28 sân bay hiện nay khoảng 220 triệu hành khách/năm song thực tế đạt được chỉ là 12 triệu hành khách/năm, trong khi Singgapore chỉ với một sân bay Changgi có diện tích nhỏ hơn Tân Sơn Nhất cũng đang có năng lực lên đến 38 triệu hành khách/năm. Thực trạng này làm dấy lên câu hỏi mức độ siêu lãng phí lớn đến cỡ nào khi có tới 28 sân bay hiện đại như hiện nay mà năng lực chỉ bằng 1/3 so với sân bay Changgi?

Đồng thời, ngành hàng không cũng đang phải nuôi một nguồn nhân lực khổng lồ lên đến 35.000 người và hàng ngàn lượt phi công. Đây cũng có thể gọi là siêu lãng phí?

Theo PGS.TS Phạm Quý Thọ, chuyên gia tư vấn chính sách kinh tế, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA) đang nợ quá nhiều. Báo cáo 2013 tổng tài sản lên đến 69.643 tỉ đồng mà vốn chủ sở hữu của hãng chỉ 10.246 tỉ đồng, phần lớn giá trị tài sản còn lại được hình thành từ vốn vay trung, dài hạn. Ngoài ra, tổng số nợ của VNA lên đến 58.940 tỉ đồng (gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu, gần bằng tổng tài sản). Trong đó khoản nợ ngắn hạn 26.654 tỷ đồng và dài hạn 32.286 tỷ đồng. Trong số này, Bộ Tài chính bảo lãnh vay 2.561 tỷ đồng, còn lại VNA vay bằng tín chấp và đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Phần lớn các khoản vay này tại các ngân hàng trong nước. Như vậy “chim đầu đàn" của hàng không đã thực sự thua lỗ.

Đến nay, chuyện những sân bay đìu hiu như sân bay quốc tế Phú Quốc, sân bay quốc tế Cần Thơ đang là minh chứng sinh động về thực trạng siêu lãng phí ở ngành hàng không Việt Nam.

Trong bối cảnh này, dự án xây sân bay Long Thành để “trung chuyển cho thế giới” e rằng sẽ làm tăng nguy cơ chồng chất nợ công cho nền kinh tế nước nhà!?

T.Đ.B.

Nguồn: http://kienthuc.net.vn/tien-vang/hang-khong-viet-dang-sieu-lang-phi-sieu-no-nan-415582.html


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Cấm báo chí thông tin - Quốc Hội mà như là hề!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

FB Võ Văn Tạo: "Lằng nhằng", hay "nhập nhằng"?
Hoàng Lan/ VTC News
Ảnh bên:Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc trả lời phỏng vấn báo chí chiều 14/11 (Ảnh HL)

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chính thức lên tiếng sau sự cố "nhầm lẫn" thông tin việc “báo chí không được đưa tin công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm”.

Chiều 13/11, Văn phòng Quốc hội đã phát đi thông cáo báo chí số 3 trong đó có nội dung đề nghị báo chí không tham dự, đưa tin việc công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Thông tin này đã khiến nhiều phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí bất ngờ. Một số báo đã lập tức đưa tin về với tiêu đề “báo chí không được đưa tin công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm”.

Tuy nhiên ngay sau đó, Văn phòng Quốc hội đã có thông cáo báo chí số 4, đính chính nội dung này, khẳng định “báo chí được đưa tin công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm”. Tuy vậy, việc báo chí được tham dự ra sao, bắt đầu từ thời điểm nào vẫn chưa được công bố rõ ràng.
Trả lời phỏng vấn báo chí bên ngoài hành lang Quốc hội chiều nay (14/11), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết việc thông tin hạn chế báo chí đưa tin công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm chỉ là sự nhầm lẫn của cán bộ văn phòng Quốc hội.

“Đó chỉ là sự nhầm lẫn trong cách diễn đạt thông tin của anh em cán bộ văn phòng. Quốc hội không có chủ trương hạn chế báo chí, tất cả đều được làm theo đúng tinh thần Nghị quyết 35, thông tin công khai minh bạch kết quả lấy phiếu tín nhiệm đến cử tri”, ông Phúc khẳng định.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, báo chí được tham gia thông tin từ lúc bắt đầu bỏ phiếu. Sau đó, khi kiểm phiếu thì báo chí chờ. Đến khi có kết quả rồi thì báo chí được vào nghe, ghi hình để thông tin đầy đủ cho cử tri biết về kết quả của việc bỏ phiếu.

Đừng để cái phong bì làm vấy bẩn ngày 20/11

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Đừng để cái phong bì làm vấy bẩn ngày 20-11 

13/11/2014
 
TTO - Đừng để ngày Hiến chương nhà giáo bị méo mó nghĩa "tôn sư, trọng đạo" là những chia sẻ của bạn đọc với hai bài viết Tâm sự của cô giáo nhân ngày 20-11 và Khi thầy cô "sợ" ngày 20-11.

Chuẩn bị cho Ngày nhà giáo VN (20-11), lớp 4A Trường tiểu học Phan Bội Châu (xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil) say sưa luyện tập để chuẩn bị dâng tặng thầy cô giáo tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất. Ảnh tư liệu trong bài Bài ca dâng tặng cô giáo.

TTO xin trích đăng:

- Không hiểu vì sao cái tình thầy trò giờ không còn ấm áp vô tư như xưa nữa? Xã hội thay đổi nên con mắt nhìn người thầy cũng méo mó đi chăng? Tâm sự thật lòng của cô giáo trong bài viết quả là một người thầy rất quý, biết tự trọng với nghề. Nhưng cũng chả thiếu những thầy cô bị đồng tiền trong cái phong bì của phụ huynh làm mất đi đi vẻ đẹp của thầy cô.
Chuẩn mực của người thầy giờ ra sao cho đúng đạo? Cả những kỷ luật với trò bắt úp mặt vào tường, bắt lau bảng khi phạm lỗi để cho trò đi vào nếp nghĩ cũng rất cần.
Tôi nhớ lại chuyện ngày đi học, có một cậu trò nghịch kinh khủng, cô giáo phạt úp mặt vào tường. Vẩy mực vào vở của bạn để trêu bạn, cô bắt chép lại 10 lần trang viết. Cậu trò ấy đã là tổng giám đốc vẫn chả quên tìm thăm cô này tết, ngày 20-11 kia!
Hoá ra cô giáo kỷ luật nghiêm lại cho cậu trò nhớ cô mãi, ơn cô mãi đó. Nhưng giờ thì sao cách ứng xử giữa cô và trò cứ như sinh sự với nhau, phụ huynh không chung lòng với cô thầy dạy con mình cho tử tế. Cũng bởi nhiều phụ huynh con hư, học kém vẫn mua được lời khen, cái sự bỏ qua của thầy cô bằng gói quà và cái phong bì!
Đỗ Quang Đán

- Tôi cũng từng là học sinh, con tôi giờ cũng là học sinh. Nhưng tôi thấy cách học và dạy của 2 thế hệ khác nhau nhiều quá.

Tuyến đường sắt khốn nạn Cát Linh-Hà Đông

5 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Ngay giữa Hà Nội phố:
9h30' sáng ngày 6/11/2014
thép rơi xuống từ đường sắt trên cao
làm 1 người chết ngay tại chỗ
Mọi người Việt Nam chúng ta đều biết: Việt Nam, chưa làm ra bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào mang tầm quốc tế; ngay cả một mặt hàng chủ lực có tiếng trên thị trường thế giới cũng chưa hề có. Thế nhưng, việc Chính phủ Việt Nam vay tiền của Trung Quốc và giao cho Trung Quốc trọn gói với Hợp đồng tổng thầu EPC (tên đầy đủ là: Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) để đầu tư hệ thống “Đường sắt đô thị Hà Nội” cho Thủ đô Hà Nội, với giá cao từ 2,5-3 lần so với mặt bằng chung của thế giới, là việc làm mà có lẽ chỉ có quan chức Việt Nam mới dám nghĩ và dám làm.

1. Tổng quan về tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì Hà Nội có 6 tuyến “Đường sắt đô thị Hà Nội”. Theo báo baodatviet.vn, ngày 23/4/2014, trong bài viết “Nhà thầu Trung Quốc đội vốn gần 100%: Không thể chấp nhận được!” [1], thì tuyến Cát Linh-Hà Đông được giới thiệu như sau:

“Dự án sẽ xây dựng 13 km đường sắt trên cao và 1,7 km đường sắt vào khu depot. Đường sắt có khổ rộng 1,435 m, vận tốc thiết kế tối đa 80 km/g, bình quân 35 km/g với thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông 23,63 phút. Toàn tuyến có 12 nhà ga trên cao, trong đó có hai ga trung chuyển là ga Cát Linh và ga Đại học Quốc gia. Dự án được trang bị 13 đoàn tàu, mỗi đoàn bốn toa xe (một toa chở khoảng 300 người), tần suất vận chuyển tối đa 2 phút/chuyến, tương đương lưu lượng 1,02 triệu người/ngày”.

2. Giá cả bằng 2,5 đến 3 lần so với giá trung bình của thế giới

Trong trường hợp, nếu Việt Nam đồng ý cho nhà thầu Trung Quốc tăng vốn từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu, thì giá cả của tuyến đường này cũng sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới từ 2,5 đến 3 lần. Về việc này, cũng bài báo trên cho biết:

“Trong khi đó, theo TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, mức đầu tư bình quân trên thế giới với tàu điện ngầm từ 60-100 triệu USD/km, đường sắt đô thị trên cao chỉ bằng 1/3 tức khoảng 20-30 triệu USD/km. Với 13 km đường sắt mà tổng mức đầu tư (dự kiến điều chỉnh) lên tới 891,92 triệu USD, tức mỗi kilomet tốn gần 70 triệu USD là quá đắt đỏ. Ông Thủy cho rằng, phải xem xét lại trách nhiệm của các đơn vị thực hiện dự án, bởi gánh nặng tăng chi phí vốn vay sau này người dân sẽ phải chịu”.

Không nghi ngờ gì nữa, việc tăng vốn cho tuyến đường Cát Linh-Hà Đông là chắc chắn, vì đã được ông PTT Hoàng Trung Hải, người được giao phụ trách hầu hết các Bộ, ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đã “bật đèn xanh” trong một câu chỉ đạo tế nhị, vẫn theo bài báo nói trên:

“Thông tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến giao Bộ GTVT thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm vụ đội vốn 339 triệu USD. Đồng thời cũng giao Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch-đầu tư cùng các cơ quan liên quan làm việc với phía Trung Quốc để bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án”.

(Đoạn trích trên đây có 2 ý: một là Bộ GTVT… “chịu trách nhiệm”; và ý thứ hai là sự chỉ đạo đầy ẩn ý, cứ như là nguồn vốn sẽ được báo cáo với phía Trung Quốc và họ đã đồng ý rồi?!).

3. Bài học từ Trung Quốc

Có thể nói, Bộ Đường sắt Trung Quốc là Bộ tham nhũng nhất trong các Bộ ngành ở Trung Quốc. Chính vì vậy, năm 2013, Trung Quốc đã giải thể Bộ đường sắt [2]. Và cũng trong năm 2013, Lưu Chí Quân, cựu Bộ Trưởng Bộ đường sắt đã bị cách chức năm 2011, bị tuyên án tử hình [3].

Tổng thầu EPC của dự án này là: Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc; “nhà thầu lần đầu tiên nhận thầu với tư cách là tổng thầu EPC trên lĩnh vực ĐSĐT” [4] (trước đây chỉ là nhà thầu xây lắp thuần túy). Trong một môi trường tham nhũng như ở Trung Quốc và Bộ đường sắt Trung Quốc bị giải thể, thì người Việt Nam hoàn toàn có quyền nghi ngờ về sự hối lộ của họ đối với dự án trong việc tăng vốn lên hơn 61% (từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD).

4. Những điều đọng lại

Về việc Việt Nam đồng ý giao cho Trung Quốc thực hiện hợp đồng EPC đối với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, và trong tương lai có thể là toàn bộ dự án đường sắt đô thị của Hà Nội (gồm 6 tuyến), ta dễ có suy nghĩ sau:

1— Đối tác Việt Nam giúp Trung Quốc bán được công nghệ “Đường sắt đô thị”. Và như mọi người đã biết, khoa học và công nghệ của Trung Quốc luôn là hạng trung bình của thế giới. Mặc dù công nghệ giữa “Đường sắt cao tốc” và “Đường sắt đô thị” có thể khác xa nhau, nhưng bài học về tai nạn đường sắt cao tốc ở Trung Quốc năm 2011, làm 40 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương, luôn là nỗi ám ảnh không chỉ của người Trung Quốc.

2— Như mọi người đã biết, Việt Nam hiện nay đã phụ thuộc vào Trung Quốc về mọi mặt. Nợ công của Việt Nam, theo như các báo chính thống cho biết, đã lên đến 180 tỷ USD, còn cao hơn Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2013 là 176 tỷ USD, trong khi nguồn trả nợ chỉ là khai thác tài nguyên và bán thô sang Trung Quốc. Mỗi năm, chỉ tính riêng tiền trả lãi vay, thì Việt Nam đã phải bỏ ra 6 tỷ USD. Việc đầu tư các công trình bằng vốn đi vay của nước ngoài với giá cả thường gấp đôi đơn giá đầu tư của thế giới trong giai đoạn hiện nay là việc làm rất không nên, và thường là do bị lợi ích nhóm chi phối.

3— Đề nghị hoãn triển khai đối với tất cả các tuyến còn lại trong dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội” nói trên.

25/4/2014
Hoàng Mai


Dự án Long Thành có chính đáng?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tiền trảm, hậu tấu

Trước năm 1975, sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) có diện tích 3.600 ha, nhưng đến nay chỉ còn 1.150 ha, do chính quyền TP HCM để cho dân tự do lấn chiếm, các đơn vị quân đội, hàng không dân dụng phân, chia cho CBNV xây nhà cửa, công trình vào quỹ đất sân bay. Đây là hậu quả của những bộ óc thiển cận hoặc tham nhũng, có thể họ cho là sân bay chỉ cần những chỗ đang sử dụng mà không biết hoặc cố tình không biết rằng sân bay phát triển theo từng giai đoạn thị trường yêu cầu, phải có quỹ đất để dành cho nó. Thêm vào đó hiện tượng quản lý đô thị “phạt cho tồn tại” làm đầy túi quan chức và dẫn đến sân bay bị nhà cửa thu hẹp.

Sau năm 1975, nhà nước giao TSN cho không quân và dân dụng dùng chung, trong khi hàng không dân dụng phát triển hai con số thì chỉ được sử dụng 205 ha, họat động HK quân sự ngày càng teo tóp chỉ có ít máy bay hoạt động, lại có cả sân bay Biên Hòa gần đó thì chiếm tới 545 ha ở TSN (400 ha dùng chung), dẫn đến nhiều diện tích đất bên quân sự bỏ hoang, biến thành đất ở, cho thuê kiếm lợi cục bộ...

Mặc dù chỉ còn quỹ đất tối thiểu chuyên phục vụ an ninh quốc phòng, nhưng từ những năm 2004, 2005, khi giá đất sốt, các đại gia quân đội đã âm thầm thực hiện dự án sân golf, nhà hàng, khách sạn, khu biệt thự thương mại ở TSN với diện tích 157,6 ha. Đến nay tổ hợp công trình khổng lồ ấy đã gần xong.

Để “yên thân” dự án sân glof mãi mãi, tất nhiên người ta phải làm sao có chỗ thay thế TSN, nghĩa là cần xúc tiến dự án Long Thành (LT). Dự án quy hoạch LT được tiến hành gần như song song với dự án sân golf TSN. Từ nhiều năm nay các đại gia đất ở đây đã chia lô “bán đất gần sân bay Long Thành” đợt 2, đợt 3... Thế là, khi mọi việc đã đâu vào đấy, đến nay họ mới trình quốc hội về dự án Long Thành. Kỳ họp này các đại biểu “của dân, vì dân” mới bàn có thực hiện dự án LT thay TSN hay không. Họ không biết ngượng khi nói TSN chật hẹp (chật hẹp nhưng có 157,6 ha làm sân golf)! Họ không trả lời được câu hỏi: tại sao sân bay Check Lap Kok của Hongkong diện tích xấp xỉ TSN mà người ta làm được sân bay 45-80 triệu khách còn TSN lại không?

Họ đã coi quốc hội là cái gì? Rất may, quốc hội kia có những 500 bộ mặt nên sự thẹn thùng (nếu có) chia đều cũng chẳng đáng là bao!

Mọi “véc tơ” đều theo một hướng

Để thuyết phục dư luận phải xây LT, chủ đầu tư, những “dư luận viên” vệ tinh, cơ quan truyền thông “lề phải”… trổ hết tài năng để định hướng ủng hộ đại gia sân golf.

Đầu tiên họ thổi phồng mức tăng trưởng khách của TSN liên tục “hai con số” đến cả những năm 2050 nên TSN có đến 100 triệu khách/ năm để “dồn” quốc hội đến “chân tường”. Họ bịp dư luận, vì sân bay lúc đầu phát triển bao giờ tốc độ tăng trưởng khách cũng cao nhưng sau giảm dần do thị trường bão hòa, đồng thời có sự san sẻ, cạnh tranh của các sân bay khác, phương tiện khác như tàu hỏa, ô tô cao tốc... Đặc biệt, TP HCM có các sân bay quốc tế xung quanh như Cần Thơ, Phú Quốc…

Sân bay có gần trăm năm phát triển đông khách nhất thế giới hiện nay của nước giàu, nhộn nhịp nhất thế giới (Mỹ) là Hartsfield-Jackson-Atlanta cũng chỉ có 89,3 triệu khác/năm và hàng chục năm nay không tăng nữa. Long Thành ở một đất nước độc tài, nghèo rớt, tham nhũng nhất nhì thế giới, khách du lịch quốc tế đến VN 8 tháng năm 2014 chỉ có 5,4 triệu… lấy đâu ra 100 triệu khách/năm mà phục vụ, cạnh tranh với các cảng HK khác như Bangkok, Singapore, Check Lap Kok, Subang…?

Một lãnh đạo DN sân golf còn trơ trẽn phát biểu “ở các nước sân bay cách thành phố phải trăm km…”. Thực tế không có sân bay nào trên thế giới xa thành phố đến 100 km. Nằm xa TP nhất là sân bay Incheon (Hàn Quốc) cách seoul 70 km vì người ta không tìm đâu ra khu đất bằng đủ làm sân bay ở xứ xở toàn đồi núi… Rồi năm ngoái nhằm đúng dịp Hội đồng nhân dân TP HCM họp thì diễn ra cảnh tốc mái nhà dân để VTV phát phóng sự om sòm ám chỉ TSN không an toàn. Sau đó ngành HKVN vạch trần sự vô lý này, và từ đó không nhà nào bị “tốc mái” nữa (?). Họ tận dụng cả những cá nhân không có “trọng lượng” là bao nhưng kê kích lên để tăng “cường độ” ủng hộ.

Ông Lương Hoài Nam học thương mại HK ở Liên Xô cũ (thời mà nền kinh tế bao cấp vẫn ngự trị nước này) về VN làm trong ban kế hoạch thị trường rồi sang công ty Pacific Airlines. Tại đây ông cùng Bộ Tài chính hy sinh lợi ích công ty HKVN cho chiến lược quảng bá thương hiệu “xuyên châu Á” của Quantas (Úc) là Jetstar (công ty con của Quantas) rồi hãng HKVN mang tên nước ngoài này lỗ 1.300 tỷ VNĐ. Sau đó ông Nam được “dàn xếp” cho đi nghỉ ngơi ở trại giam mấy tháng rồi về làm giám đốc hãng HK Mekong Air. Sau khi Mekong Air phá sản ông lại làm giám đốc cho công ty bay trực thăng Hải Âu mới thành lập… Ông Nam không có nghiệp vụ gì ghê gớm về sân bay nhưng được nhất loạt tôn làm “chuyên gia hàng không” dự các cuộc họp phát biểu ủng hộ nhiệt liệt dự án LT. Rồi ông Lã Ngọc Khuê nguyên thứ trưởng Bộ GTVN phát biểu ủng hộ LT với những thông tin từ những năm 1960… Đặc biệt hơn, ngày 14/10/2014 lãnh đạo tỉnh Đồng Nai còn thông báo một thông tin thuộc cỡ “kinh ngạc” nhất: “99,9% những hộ dân bị ảnh hưởng dự án Long Thành ủng hộ dự án”! Có lẽ nhà nước nên cấp kinh phí để chở dân oan mất đất khắp cả nước về Đồng Nai mà học tinh thần “cách mạng” của dân nơi đây.

Sát ngày quốc hội họp, lãnh đạo Bộ GTVT lại công bố “tập đoàn Nhật tài trợ 2 tỷ đô làm Long Thành”. Có thể họ tưởng nói tiếng Việt thì người Nhật, người Pháp không hiểu, nhưng chỉ sau mấy giờ Nhật đã bác bỏ thẳng thừng thông tin “khôn vặt” kia, rồi lại thông tin đoàn ADPi gì đó của Pháp tài trợ 2 tỷ đô nữa cũng không có nốt! Khi cụt đường về nguồn vốn, các ông xoay đủ ngón như huy động tư nhân nước ngoài đầu tư vì triển vọng có lãi. Nếu dự án LT có triển vọng lãi tốt thì các ông không cần kêu gọi, các đại gia đang xây dự án sân golf, khách sạn, nhà thương mại ngay tại TSN sẽ tiên phong đầu tư để “yên thân” dự án sân golf của họ rồi!

Nếu một việc mà chính đáng thì cần gì phải “ diễn” vở dài và công phu như thế?

Nguyễn Đình Ấm

Tác giả gửi BVN


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Những dự án hủy diệt đất Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Dư luận cả nước đang xôn xao về dự án sân bay Long Thành với chi phí xây dựng gần hai chục tỷ đô la Mỹ với một nền kinh tế quốc dân đang chới với công nợ, của một đất nước đang nghèo xác xơ như nước ta. Truyền hình quốc gia vừa đưa hình ảnh đồng bào miền núi phải qua suối rộng bằng cáp treo để vận chuyển hàng hoá và đã có chết người vì phương tiện giao thông hoang dã tự chế này.

Xem trên truyền hình thấy các ông nghị trong Quốc hội phát biểu tán đồng dự án sân bay Long Thành, người ta không thể không liên tưởng đến dự án làm đường xe lửa cao tốc cách đây mấy năm. Lúc đó ông Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố trên chủ tịch đoàn: Phải làm tàu cao tốc!

Sau đó Quốc hội đã bỏ phiếu bác bỏ dự án khủng khiếp này.

Thoát được cái dự án khủng khiếp làm tàu cao tốc một phần là nhờ Tiến sĩ Tô Văn Trường, một trí thức tâm huyết và thẳng thắn. Anh Tô Văn Trường từng là chuyên gia nhiều năm cho các tổ chức khoa học trên thế giới, anh đi rất nhiều nước, quen biết nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới, vì thế, anh biết rõ mười mươi là tàu cao tốc ở các nước đang thất bại. Nếu cần nhanh thì người ta đi máy bay, không đi tàu cao tốc. Các hãng làm tàu cao tốc đang ế ẩm, đang muốn xuất khẩu kỹ nghệ này và đưa các kỹ sư, công nhân làm tàu cao tốc đang thất nghiệp của mình đi kiếm ăn ở các nước lạc hậu.

Anh Trường đã viết hàng chục bài, chứng minh có số liệu, có căn cứ khoa học về sự thảm hại của tàu cao tốc ở các nước. Và anh đã dồn dập gởi các bài viết của anh qua thư điện tử đến hàng chục đại biểu quốc hội trước ngày thông qua dự án tàu cao tốc. Vì thế, đã góp phần chặn đứng thảm họa tàu cao tốc ở một nước nghèo nàn lạc hậu như nước ta.

Nay lại đến dự án khủng sân bay Long Thành. Cũng may là có người biết rõ mười mươi những sự quái đản ở ngành hàng không Việt Nam, đặc biệt là những quái chiêu về các sân bay ở Việt Nam do các đại gia, các nhóm lợi ích đỏ trong quân đội thao túng. Người đó là nhà báo Nguyễn Đình Ấm, người đã làm việc cả đời trong ngành hàng không Việt Nam. Khi còn làm việc ở tạp chí của ngành hàng không Việt Nam, anh đã tố cáo trước dư luận nhiều chuyện tiêu cực, tham nhũng trong ngành theo lời kêu gọi của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh về “Những việc cần làm ngay” một thời.

Vì ngay thẳng, nhà báo Nguyễn Đình Ấm đã bị bầm dập nhiều năm. Anh bị đình chỉ viết báo và phải đi bán báo của ngành hàng không nhiều năm. Do đi lang thang bán báo khắp cả nước, khắp ngành hàng không nên anh càng nắm được nhiều thông tin về các sân bay. Anh đã lên tiếng kịp thời về sân bay Long Thành trong bài viết “Sân golf đuổi sân bay”.

Khi bị kỷ luật thôi không được viết ở tờ tạp chí của ngành, anh Ấm còn “may mắn” được đi theo các chuyến bay quốc tế để làm các công việc lặt vặt. Với lòng yêu nghề, thiết tha với lợi ích của ngành hàng không quốc gia, với nghiệp vụ của một phóng viên, nhà báo Nguyễn Đình Ấm đã điều tra được các số liệu quan trọng ở các sân bay quốc tế các nước. Anh đã công bố các số liệu này trong bài viết “Sân golf đuổi sân bay”, đã vạch rõ những nhận định hoang đường về số lượng khách sẽ có ở sân bay Long Thành trong… 40 năm sau!

Về con người am tường các sân bay Việt Nam và quốc tế Nguyễn Đình Ấm, tôi có một kỷ niệm thật khó quên. Cách đây vừa tròn 20 năm, tôi bỗng nhận được một lá thư viết tay đề ngày 15/10/94 của Nguyễn Đình Ấm, một người tôi chưa từng quen biết. Lá thư gửi qua tay phi công Mai Trọng Tuấn, một người rất nổi tiếng trong ngành hàng không Việt Nam. Trong thư anh Ấm tâm sự với tôi về những lần anh đã “… can ngăn, đòi ông Nhị (tổng cục trưởng - LPK) phải ngăn chặn các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, cục bộ địa phương bè cánh của các tay chân và bản thân ông…” “dùng tiền bạc, lợi ích của nhà nước một cách vô tội vạ”, v.v.

Viết thư cho tôi, anh Ấm hy vọng những nhà báo lâu niên như tôi và các đồng nghiệp của tôi ở TP HCM - nơi báo chí sôi động - có thể hiểu và giúp đỡ anh về dư luận trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực ở ngành hàng không Việt Nam mà anh cho rằng “mặc dù khó khăn, gian khổ và nguy hiểm nhưng tôi vẫn quyết tâm giữ lấy phẩm giá của mình”.

16 năm sau, trong một lần ra Hà Nội tôi mới có dịp gặp Nguyễn Đình Ấm, người viết cho tôi lá thư đề ngày 15/10/94 mà trước đó tôi chưa một lần quen biết. Lá thư ấy tôi vẫn còn giữ đến hôm nay.

Vì thế, tôi không hề ngạc nhiên khi Nguyễn Đình Ấm xuất hiện trong bài viết “Sân golf đuổi sân bay” đầy sức thuyết phục, đầy tâm huyết, khi người ta định đưa ra Quốc hội để thông qua dự án sân bay Long Thành đầy hiểm hoạ cho đất nước.

Viết đến đây tôi lại nhớ những lời tiên tri của bác Nguyễn Khắc Viện. Đại hội VI (1986) vừa xong, bác vỗ vai tôi nói ngay: Đổi mới kinh tế mà không đổi mới chính trị thì bọn tư bản nó sướng lắm! Nó sẽ được đầu tư vào một nước mà ở đó xí nghiệp, nhà máy của nó không phải bảo vệ môi trường, không có công đoàn độc lập để bảo vệ người lao động, không có báo chí tự do để tố cáo tội ác của các ông chủ tư bản, nhất là ông chủ tư bản ở các nước tư bản châu Á mới ngoi lên. Nó tha hồ vơ vét. Mà đã là tư bản thì càng lời càng tốt, càng vơ vét nhiều càng tốt. Đút lót các quan tham ở nước sở tại là xong hết. Thiên nhiên ở nước ta sẽ bị tàn phá tối đa. Các công trình rất “hoành tráng” (tàu cao tốc, sân bay khủng - LPK), các resort cao cấp sẽ mọc lên, bãi biển đẹp sẽ được cho thuê, tất cả chỉ để phục vụ bọn giàu có và man rợ, dân chúng thì càng ngày càng nghèo đói và bị đuổi đi để chúng chiếm đất… Tư bản ở chính nước nó thì nó không làm được những điều đó, vì có thiết chế dân chủ kìm chân…

Những lời bác Viện văng vẳng bên tai tôi… Hình ảnh đồng bào qua suối bằng cáp treo tự chế hiện ra trước mắt tôi…

Liệu các đại biểu của dân có thông qua dự án khủng sân bay Long Thành không? Hãy chờ xem!!!

Lê Phú Khải

Tác giả gửi BVN


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Nợ công tăng nhanh, đã tiêu hết tiền của 6 năm tới?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Có lẽ thành công lớn nhất của Chính phủ dưới thời bác Dũng là đã "quyết liệt tiêu tiền ngân sách" đồng thời cũng đã "quyết liệt giúp dân tiêu tiền" (tăng thuế, phí... và dân buộc phải hối lộ bộ máy hành chính và đám quan tham để mọi chuyện được thông đồng bén giọt). Đọc thêm: "Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt".

ĐBQH: Nợ công tăng nhanh, Việt Nam đã tiêu hết tiền của 6 năm tới?

Chưa kỳ họp nào các ĐBQH nhận được nhiều báo cáo, báo cáo chi tiết về tình hình nợ công từ Chính phủ như kỳ họp này. Nhưng báo cáo càng đầy đủ thì ĐB lại càng “không yên tâm” về tình hình nợ công.

ĐBQH Nguyễn Đức Kiên (tỉnh Sóc Trăng): 
Chúng ta đã tiêu hết tiền của 6 năm tới? Ảnh: TTBC

Dù trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội chiều 30/10 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có phát biểu giải trình về tình hình nợ công và trấn an các ĐBQH “nợ công an toàn”, nhưng mối lo ngại nợ công tiếp tục được các ĐB nêu lên trong phiên thảo luận sáng 31/10.

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐB Nguyễn Đức Kiên (tỉnh Sóc Trăng), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cũng đặt câu hỏi trước nỗi lo nợ công đang tăng nhanh. Theo ông, dường như chúng ta đã tiêu tiền nhiều hơn thu. Bằng chứng là kế hoạch 5 năm nhìn lại thì có tới 11 chỉ tiêu về tiêu tiền thì đạt, nhưng tổng chỉ tiêu sản xuất làm ra tiền lại không đạt.

“Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cứ đưa ra chỉ tiêu để tiêu tiền để đảm bảo thứ khác thì có đảm bảo được tiền thu cho ngân sách Nhà nước hay làm cho nợ công tăng lên, phát hành trái phiếu tăng lên”- ĐB Kiên nói.

Càng không thể không lo khi 98% nợ công đầu tư cho phát triển, nhưng dễ dàng nhận thấy dư nợ công trong năm qua tăng nhanh về số tuyệt đối không có dấu hiệu giảm đi. Nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn thu không tăng. Thực tế trả nợ chỉ chiếm 14% trong tổng số 25% GDP khoản chi cho trả nợ, còn lại là đảo nợ. Kể từ năm 2011 Việt Nam đã bắt đầu phát hành trái phiếu Chính phủ để đảo nợ.

Trong chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia của Chính phủ, tới năm 2020 tỷ lệ nợ công là 65% GDP tới năm 2020, chứ ko phải 2015 đã đạt 64% tỷ lệ. “Như vậy có phải chúng ta tiêu hết tiền của 6 năm về sau không?”- ĐB Nguyễn Đức Kiên đặt câu hỏi.

Mở đầu bài phát biểu của mình, ĐB Nguyễn Anh Sơn bày tỏ sự lo lắng thực sự trước tình hình nợ công đang tăng nhanh và cao hiện nay.