"Nhất tự vi y, bán tự vi y." (一字为醫,半字为醫)

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Về đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu 
Hoàng Tuấn Công  
28-09-2014




Thư của ông Hoàng Minh Tuyển (hmtuyenvkttv@gmail.com)  
gửi Tuấn Công thư phòng:  

Tôi là Hoàng Minh Tuyển, Phó ban liên lạc họ Hoàng Việt Nam. Tuy chưa một lần gặp anh nhưng tôi thường vào Thư Phòng và  rất thích các bài viết (....) Chúng tôi đang băn khoăn về câu đối Thủ Tướng tặng cho cụ Vũ Khiêu không biết dịch thế nào cho phải:

Sơn Hà Linh Khí Tại
Kim Cổ Nhất Hiền Nhân

Xin anh cho biết câu đối này có chỉnh không? Hình như sai luật đối? Về nghĩa có vẻ hơi bị đề cao quá phải không anh?  

Nhân đây cũng đề nghị anh cho biết ý nghĩa đôi câu đối “Triết gia trong cách mạng, Nghệ sĩ giữa anh hùng” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tặng GS Vũ Khiêu.  

Mong anh cắt nghĩa thấu đáo. Cảm ơn anh nhiều

________________

HTC: Cảm ơn ông Hoàng Minh Tuyển đã quan tâm đến chuyện chữ nghĩa của Tuấn Công thư phòng.  

Thưa ông, thú thực ban đầu chúng tôi cũng không tin có một đôi câu đối như vậy tặng GS Vũ Khiêu. Sau khi tìm hiểu mới thấy báo chí có đưa tin chính thức, kèm ảnh với lời chú thích Ngày 17/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tặng hoa, chúc mừng Thượng thọ Giáo sư Vũ Khiêu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng Giáo sư Vũ Khiêu câu đối "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân". Ảnh: Đức Tám - TTXVN - Thể thao văn hóa.vn). 

Vì ông yêu cầu cắt nghĩa “thấu đáo” nên chúng tôi cũng xin trả lời cặn kẽ như sau:

Một bộ phận của Quân đội Trung Quốc đã có hành vi bất tuân

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Jeremy Bender, Business Insider, ngày 25 tháng Chín 2014

Trần Ngọc Cư dịch

Người ta lo ngại rằng nhiều phần tử trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QGP), mà trên lý thuyết là phải hoàn toàn phục tùng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có thể đã có hành vi bất tuân, theo Ankit Panda của tờ The Diplomat.

Dấu hiệu có khả năng rạn nứt giữa Quân đội và ĐCSTQ đã trở nên rõ nét vào tuần qua khi Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình thăm viếng Ấn Độ trong một nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao và các quan hệ kinh tế song phương. Trong lúc cuộc thăm viếng đang diễn ra, lính Trung Quốc đã xâm nhập vào một vùng biên giới tranh chấp dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự giữa hai quốc gia gần Kashmir.

Sau khi trở về Trung Quốc, Tập đã khiển trách Quân đội trong một bài diễn văn đọc tại một buổi họp mà các tướng tham mưu của QGP có tham dự. Trong đó, Tập nhấn mạnh việc Quân đội phải “tuyệt đối trung thành và kiên quyết tin tưởng vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Panda viết tiếp:

“Bề ngoài rất có thể là các tướng lãnh QGP đôi khi đã hành động không thông qua sự phê chuẩn của hàng lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản và, nghiêm trọng hơn nữa, đi ngược lại tầm nhìn chiến lược của giới lãnh đạo đó… Chúng ta chỉ biết được rằng Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cảm thấy cần phải đưa ra một tuyên bố nhắc nhở GPQ, mà trên thực tế là để nói rằng ‘Xin quí vị tuân theo lời tôi.’

Tập được coi là một trong những lãnh đạo mạnh nhất mà người dân Trung Quốc đã chứng kiến kể từ thời Mao. Từ khi nhậm chức đến nay, Tập đã chủ trì những cuộc điều tra chống tham nhũng sâu rộng đưa đến việc bắt giam cựu Phó Tư lệnh QGP cũng như nhân vật đứng đầu bộ máy công an TQ đã nghỉ hưu. Bất cứ một vấn đề nào do các phần tử bất phục tùng trong Quân đội gây ra đều là một thách thức nghiêm trọng đối với quyền hành của Tập.

Vào đầu năm nay, các tướng lãnh đã công khai tuyên bố các cam kết hậu thuẫn đối với Tập trên báo chí nhà nước. Tập còn chủ trì việc tái phối trí hàng ngũ lãnh đạo QGP kể từ khi ông lên cầm quyền, gồm cả việc bổ nhiệm các tư lệnh Hải quân, Không quân, Đệ nhị Pháo binh, và bảy quân khu. Tất cả việc này tạo nên một bộ mặt trung thành của Quân đội đối với Tập.

Một phương án khác, như Panda nhận xét, là Tập có thể đang nói xa nói gần đến các phần tử bất phục tùng trong quân đội nhằm cố tạo ra cho Chính quyền Trung ương một mức độ “khả tín nào đó trong việc chối từ trách nhiệm” trong tương lai.

Trung Quốc có những tranh chấp biên giới đang âm ỉ với các nước láng giềng. Đối với Ấn Độ, Trung Quốc liên tục từng bước xâm lấn lãnh thổ nước này qua nhiều năm nay bằng một loại chính sách “tằm ăn dâu” trong một nỗ lực chiếm cứ lãnh thổ mà không bao giờ cho Ấn Độ có đủ lý do để tuyên bố chiến tranh.

Nứt cao tốc dài nhất VN: Đừng bao biện vòng vo!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nứt cao tốc dài nhất VN: Đừng bao biện vòng vo!
 - Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai sụt lún ngay sau vài ngày vận hành đã dấy lên nỗi lo ngại về chất lượng công trình giao thông. Liệu các giải thích hiện nay của chủ đầu tư đã thỏa đáng?
Cao tốc, lún nứt, Căn cứ, Khoa học, VEC, Hội đồng, nghiệm thu, Nhà nước
Công luận cần những giải thích cụ thể, có căn cứ khoa học và thuyết phục hơn để biết nguyên nhân chính xác dẫn đến nứt cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Tiền từ đâu?
Các công trình hạ tầng (trừ từ thiện cá nhân) đều do nhà nước đầu tư từ những khoản do người dân đóng góp. Thậm chí, những khoản thu từ dầu lửa/đất đai, về nguyên tắc cũng là tiền của người dân vì đây là tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia, thuộc về người dân của quốc gia đó.

Những khoản vay các tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á, JBIC...), phần lớn là khoản vay lãi suất thấp, phần viện trợ không hoàn lại chỉ chiếm vài phần trăm trong tổng số tiền vay.
Hàng năm chính phủ vẫn phải dành từ 4-5 tỷ USD (tương đương 1 triệu VND/1đầu người VN) để trả các khoản nợ vay đến hạn. Số tiền này, nếu không dành để trả nợ, có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề xã hội như đầu tư phát triển, công ăn việc làm, y tế giáo dục và tăng thu nhập. Rõ ràng việc dùng vốn vay có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội phát triển của từng người dân, cũng như những phúc lợi xã hội mà đáng ra người dân được hưởng.
Trong trường hợp dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tiền vốn đầu tư rõ ràng do người dân Việt Nam đóng góp (Việt Nam vay ADB, sau đó thu phí đường của người dân để trả nợ). Thậm chí phần vốn vay với lãi suất thông thường trong dự án này đã lên tới hơn 1 tỷ USD.
Bởi vậy, việc người dân yêu cầu công trình Nội Bài - Lào Cai có chất lượng tốt là điều hoàn toàn chính đáng. Trong trường hợp công trình xây dựng có sự cố, câu hỏi ở đây là nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể, và giải pháp xử lý như thế nào?
Suất đầu tư Nội Bài - Lào Cai với số vốn đầu tư 1.46 tỷ USD (tương đương 30.000 tỷ VND) cho 245 km, sẽ xấp xỉ 6 triệu USD/1 km. Con số này hoàn toàn không rẻ, vì Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có thiết kế 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn với tốc độ thiết kế 100 Km/giờ và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai xây dựng cao tốc 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp tốc độ thiết kế 80Km/giờ.
Trong khi đó, chi phí xây dựng 1 km đường cao tốc 6 làn xe và 2 làn khẩn cấp với tốc độ 130 km/h tại Đức mới chỉ ở mức 9 triệu USD/km (Theo kế quả kiểm định chi phí đầu tư của Liên Minh Châu Âu với nhiều dự án xây dựng đường quốc lộ tại Châu Âu).
Có thuyết phục?
Với phần lớn các công trình xây dựng trên thế giới, nếu được xây dựng theo đúng quy trình thì sẽ có chất lượng công trình tốt và tồn tại lâu dài. Nếu chỉ sau hai ngày xe chạy mà mặt đường đã nứt thì chắc chắn phải có một khâu nào đó có vấn đề nghiêm trọng (quy hoạch/thiết kế/thi công hoặc giám sát).
Nếu sau một cơn mưa, bão vừa phải mà đường xuống cấp nghiêm trọng thì năm nay, năm sau còn vài cơn bão nữa, liệu cao tốc Nội Bài Lào Cai với 30.000 tỷ do người dân Việt Nam đóng còn tồn tại được mấy năm?
Quy trình thiết kế đường AASHTO (Hiệp hội Công chức về Giao thông và Đường Cao Tốc Tiểu bang Mỹ) với thí nghiệm AASHO (các thí nghiệm để nghiên cứu về tác động của dòng giao thông đến sự xuống cấp của đường giao thông tại Mỹ) đã được thực hiện cách đây hơn cả nửa thế kỷ, kết quả đã được ứng dụng rộng khắp trên thế giới.
Nay trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lại có một khu vực thí nghiệm quan sát lún, không rõ đơn vị cắm biển giám sát lún có định dùng đoạn đường này để nghiên cứu xây dựng một quy trình thiết kế đường “Nội Bài - Lào Cai” mới?
Về nguyên tắc, việc quan sát sụt lún phải thực hiện trong giai đoạn thiết kế, thi công và xử lý ngay chứ không được để sang giai đoạn vận hành. Điều này cũng thể hiện sự thiếu tự tin trong cả quá trình thiết kế thi công và giám sát công trình.
Tại sao khi đi vào vận hành rồi mới quan sát sụt lún, trong khi đáng ra phải xử lý từ giai đoạn trước?
Cách lý giải hiện nay rõ ràng không thể thuyết phục được dự luận, và đương nhiên không được dư luận chấp nhận.
Không thể phủ nhận cao tốc Nội Bài - Lào Cai là một điểm nhất trong mạng lưới GTVT Việt Nam với công sức của rất nhiều tập thể cá nhân. Tuy nhiên, dù cho việc sụt lún với bất cứ lý do nào thì đây cũng là một sự việc 'mất hình ảnh' của các đơn vị có liên quan.
Công luận cần những giải thích cụ thể, có căn cứ khoa học và thuyết phục hơn để biết nguyên nhân chính xác ở đâu. Không nên dùng những bao biện vòng vo để che lấp những sai sót trong sự cố này. Thay vào đó, các bên có liên quan nên tập trung vào nguyên nhân thực sự và các giải pháp xử lý cụ thể với chi phí thấp nhất.
Chỉ có làm như vậy, dư luận mới thấy được quyết tâm và sự trung thực của các bên trong giải quyết vấn đề!
Trần Hữu Minh (Đại học GTVT)
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/199048/nut-cao-toc-dai-nhat-vn-dung-bao-bien-vong-vo.html

(Bài viết của tác giả Lai Tran Mai)

Khủng hoảng Ucraina sẽ kết thúc ngay khi Châu Âu bị cắt khí đốt

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Khủng hoảng ở Ucraina sẽ kết thúc ngay khi Châu Âu không còn khí đốt
Nếu đáp trả các biện pháp trừng phạt hơn nữa, tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cắt cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho châu Âu, cuộc khủng hoảng Ucraina sẽ kết thúc ngay lập tức, còn Liên minh châu Âu sẽ quay lưng lại với Hoa Kỳ, cựu trợ lý bộ trưởng tài chính, đồng thời là nhà bình luận chính trị và kinh tế Paul Roberts cho biết.
"Tình hình ở Ucraina là một công cụ mà Washington sử dụng để phá hoại quan hệ quốc tế. Các biện pháp trừng phạt là bước khiêu khích tiếp theo dẫn đến chiến tranh", - Robertsnói. Theo ông, các nhà lãnh đạo châu Âu đã không phải ngẫu nhiên áp đặt các biện pháp trừng phạt của họ đặc biệt đối với các công ty dầu mỏ của Nga, nhưng không hề đụng chạm đến các công khí đốt, bởi vì họ là hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty khí đốt này, cổng thông tin Examiner.com đưa tin (bản dịch được cung cấp bởi Trung tâm chính sách hiện hành).

Roberts đã cảnh báo rằng nếu Nga quyết định cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, "Châu Âu sẽ sụp đổ", thiếu hydrocacbon của Nga, châu Âu "sẽ không thể trải qua nổi mùa đông,ngành công nghiệp của nó đang tăng trưởng, và điều này sẽ là sự kết thúc cho tất cả, và đồng thời sẽ là chấm dứt tất cả những tai họa ở Ucraina”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của cuộc chiến tranh kinh tế của Hoa Kỳ với Nga ở Ucraina là để bảo vệ đồng dollar và cố gắng không để cho thế giới áp dụng một loại tiền tệ thay thế trong thương mại, bán các nguồn năng lượng và ổn định chung. Tuy nhiên,các biện trừng phạt thực sự chỉ buộc Nga và Trung Quốc để đẩy nhanh các kế hoạch chung xây dựng hệ thống tài chính mới nhằm làm suy yếu quyền bá chủ của đồng USD trong hầu hết các lĩnh vực của thương mại thế giới.

Như tiến sĩ Roberts nhấn mạnh, vấn đề tại sao Nga đã cho phép cuộc khủng hoảng Ucraina kéo dài lâu đến thế, tại sao Moscow không sử dụng binh lính để can thiệp vào tình hình ở phía Đông của Ukraine, và cũng không gây áp lực lên những người châu Âu với dự hỗ trợ của đòn bẩy năng lượng, là một bí ẩn chính trị, mà câu trả lời cho nó chỉ mỗi tổng thống Vladimir Putin biết. Roberts bày tỏ tin tưởng rằng mối đe dọa tiềm năng cắt cung cấp khí đốt và dầu mỏ hiện nay đang được xem xét ở châu Âu không chỉ là khả thi, mà còn là không thể tránh khỏi nếu châu Âu sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách của Mỹ hiện đang tiến hành cuộc chiến tranh kinh tế bằng bàn tay của những người khác.

Quan hệ giữa Nga và phương Tây đã trở nên xấu đi do tình hình ở Ucraina. EU đã áp đặt lệnh trừng phạt mới chống lại nước Nga, đối với các ngành lĩnh vực tài chính, dầu mỏ và quốc phòng của nền kinh tế. Danh sách các cá nhân chịu các biện pháp trừng phạt cũng được mở rộng. Hoa Kỳ cũng áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với các công ty lớn nhất củaNga, như Gazprom, Lukoil, Sberbank, VTB, tổng công ty nhà nước "Rosteh" và nhữngcông ty khác.

Sống khốn khổ trong lòng bôxit Tân Rai

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image001TT - Bầu không khí xung quanh nhà máy alumin (Tổ hợp bôxit - nhôm Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đặc quánh mùi trứng thối và nhiều mùi khó chịu khác. 


clip_image002

Bùn đỏ vương vãi lên bề mặt bờ hồ, chỉ cần mưa lớn là bị rửa trôi và chảy tràn ra ngoài - Ảnh: M.Vinh

              

Trường Sa của chúng ta sẽ bị uy hiếp

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Trọng Vĩnh

Khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dươg 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, nhân dân ta phẫn nộ đấu tranh quyết liệt, báo chí dư luận thế giới phê phán như tát nước vào mặt Trung Quốc, tiếc rằng lãnh đạo Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội kiện Trung Quốc. Rát mặt quá, giới cầm quyền Trung Quốc tạm rút giàn khoan đi nơi khác để tình hình lắng dịu xuống. Nhưng âm mưu của Trung Quốc đối với Biển Đông không thay đổi, họ vẫn dựa vào cái “lưỡi bò” phi lý, phi pháp của họ để tuyên bố chủ quyền biển, đảo của họ trong đó và họ vẫn từng bước lặng lẽ tiếp tục hành động...

Trung Quốc là kẻ cướp đất, cướp biển, Việt Nam là nạn nhân, Trung Quốc là kẻ mạnh, đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng đi cầu hòa là ở thế yếu. Thông thường thì trong đàm phán, kẻ mạnh thường áp đặt điều kiện cho kẻ yếu. Ví dụ như trong đàm phán về lập lại quan hệ bình thường ở Thành Đô, do Việt Nam ở thế yếu nên sau khi đoàn về, phía lãnh đạo ta không còn đả động gì đến cuộc xâm lược của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới của ta năm 1979, đến cuộc đánh chiếm điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Không truy tặng liệt sĩ cho bộ đội chiến đấu hy sinh năm ấy và 64 cán bộ chiến sĩ hy sinh năm 1988 ở Gacma. Không ai chăm sóc mồ mả và hương khói cho các liệt sĩ, sau đó là Bộ Trưởng Ngoại giao đầy tài năng Nguyễn Cơ Thạch đã sớm biết rõ dã tâm của Trung Quốc, mất chức.

Đối với “đặc phái viên” Lê Hồng Anh, phía Trung Quốc có nêu điều kiện gì không thì không biết. Trong hội đàm với Lưu Vân Sơn, đặc phái viên Lê Hồng Anh cầm giấy đọc, nội dung những gì thì không được biết. Sau đó Lưu Vân Sơn phát biểu, khi hội kiến TBT Tập Cận Bình thì Tập Cận Bình cũng phát biểu.

Qua báo chí công khai của cả ở Việt Nam và Trung Quốc, tổng hợp lại phát biểu của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc cơ bản không có gì mới, chủ yếu vẫn là những câu phỉnh phờ, mê hoặc, “ăn người’ lâu nay họ từng nói, nào là: Trung Quốc rất tôn trọng Việt Nam, là hai nước láng giềng không tránh khỏi “va chạm” (!), vấn đề chính là xử lý như thế nào..., mâu thuẫn ở Nam Hải (Biển Đông) song phương đàm phán tìm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được, hợp tác cùng khai thác, cùng là Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng có mục đích xây dựng Chủ nghĩa xã hội, cần thường xuyên giao lưu trao đổi ý kiến, lấy đại cục quan hệ Trung - Việt làm trọng, giữ gìn truyền thống hữu nghị giữa hai nước, kiên trì phương châm 16 chữ và 4 tốt, hai bên quan tâm định hướng dư luận nhân dân hai nước...

Thử phân tích xem những nhà lãnh đạo Trung Quốc nói như trên có thật không và có ý gì?

- Trung Quốc rất tôn trọng Việt Nam

Không có lý do trì hoãn việc kiện Trung Quốc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Không có lý do trì hoãn việc kiện Trung Quốc
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoa HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, báo chí trong nước và quốc tế đã đề cập nhiều đến việc Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp pháp lý. Song song đó, ít nhất đã có hai yêu cầu chính thức từ người dân Việt Nam yêu cầu nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa.
Đó là tuyên bố (1561 chữ ký) trên Bauxite lên án Trung Quốc và yêu cầu nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa: http://www.boxitvn.net/bai/27715. Đó là lá thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa ngày 26/5/2014. Thư đã gửi đến văn phòng của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng, và ông Trương Tấn Sang cùng danh sách 3711 chữ ký:https://www.danluan.org/tin-tuc/20140528/le-trung-tinh-nguyen-quang-a-gui-thu-loi-cam-on-va-y-nghia-cua-tung-chu-ky. Đến hôm nay số chữ ký vẫn tăng lên và đang là 4435.

Tuy nhiên hơn một tháng sau ngày Trung Quốc rút giàn khoan, việc kiện Trung Quốc không còn được nhắc đến trong báo chí trong nước. Các hoạt động ngoại giao của Việt Nam gần đây, đặc biệt là chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh với mục tiêu “thúc đẩy mối quan hệ giữa hai đảng” càng cho thấy khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc thấp dần.

Có nhiều cách giải thích cho lựa chọn này của các lãnh đạo Việt Nam. Đó có thể là sự lệ thuộc sâu nặng Trung Quốc về ý thức hệ, chính trị, cách điều hành xã hội và kinh tế đến độ những người đứng đầu Việt Nam không đủ can đảm đưa ra quyết định kiện Trung Quốc. Đó có thể là sự lo lắng nếu quyết định kiện, Trung Quốc có thể tiết lộ những điều không hay của lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ hay hiện tại.

Khi lãnh đạo Việt Nam không có những giải trình và hoạch định chiến lược rõ ràng về mối quan hệ của Việt Nam đối với Trung Quốc, cũng như đối với quốc tế, thì những suy nghĩ trên là khó tránh khỏi.

Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có thể có những chiến thuật quan hệ khác nhau và không nhất thiết phải thông báo cho người dân. Tuy nhiên các chiến thuật trên phải mạch lạc và nằm trong một chiến lược rõ ràng, định vị mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Việt Nam và thế giới. Đó là điều mà người dân Việt Nam không thấy. Nhất là sau khi Trung Quốc đã có hành động xâm phạm vùng biển của Việt Nam.

Mùa Thu đi học

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

          Nói gì thì nói, ngày khai giảng năm nay không còn thiêng liêng như các năm trước nữa. (Tôi đi học - Thanh Tịnh).

          Làm gì có sự thiêng liêng khi mà trước đó cả nửa tháng trời, các cháu học sinh đã đến lớp, đã học như đã từng học rồi.

          Làm gì có sự thiêng liêng khi những gì diễn ra ở lễ khai giảng chỉ là diễn, chỉ để đón quan khách, để đọc những bài viết sẵn dài lê thê, tức học sinh không phải là chủ thể vì chúng rất ít nghe những bài như thế. Đã từng là học sinh, tôi chắc chắn điều ấy…

          Tất cả, từ mẫu giáo cho đến lớp cuối cùng của bậc phổ thông đều đã học trước, nên cái rạo rực, xốn xang, cái bâng khuâng bỡ ngỡ, cái rụt rè e lệ, thậm chí tí tự ti e ấp… đã không còn. Thay vào đấy là nghĩa vụ. Cứng qoeo và lý tính, bổn phận và thực thi…

          Mùa thu thì vẫn dịu dàng thế, vẫn trong veo và quyến rũ thế. Tiếng trống trường vẫn thế. Nhưng tâm trạng thì đã khác.

          Từ trước ngày khai giảng cả nửa tháng, trên facebook các ông bố bà mẹ đã đưa tràn ngập hình ảnh con mình đi nhận lớp. Bao giờ cũng thế, xúc động nhất, thiêng liêng nhất và cũng hồn nhiên vô tư nhất, cũng có thể là “tâm trạng” nhất, là  các cháu vào lớp một. Các bố các mẹ đóng bộ đồng phục cho “tân sinh viên” rồi chụp ảnh ở mọi tư thế, mọi góc, bày lên mạng xã hội. Hãnh diện và tự hào, những đôi mắt trong veo, những đôi má bụ bẫm… Bố mẹ tươi cười nhưng cũng không thoáng chút lo âu khi nhìn dằng dặc quãng đường trước mặt, từ “sinh viên lớp một” đến sinh viên thứ thiệt… 

          Rất nhiều ông bố bà mẹ, sau khi đã “qua cầu” sự học của con ngồi nghĩ lại đoạn trường, thảng thốt không hiểu sao mình lại có thể nuôi con ăn học một cách “hoành tráng” đến thế. Ngày xưa học có vẻ đơn giản hơn bây giờ, không tốn tiền và cả lao tâm khổ tứ như bây giờ. Ngày xưa làm gì có học thêm, hoặc có thì nó cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Giờ con vừa vào học chính là đã lao xao hỏi thăm tìm thầy cô cho con học thêm. Mà lạ là thời gian học thêm có khi lại nhiều hơn học chính. Và cái tiền học thêm ấy, cũng là gánh nặng rất nặng với nhiều gia đình. Nhưng như là cái cống cuồn cuộn nước, đã lọt vào cái lỗ cống ấy là cứ thế mà trôi đi, trôi một cách không cưỡng lại được. Thế là cái điệp khúc tiền học thêm hàng tháng là nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều gia đình nghèo, hoặc không nghèo nhưng thu nhập thấp.

          Ngay trước thềm năm học mới này, một thành phố lớn có “sáng kiến” định trang bị máy tính bảng cho học sinh tiểu học. Nếu đề án này được thông qua thì ngân sách ở đấy phải bỏ ra 4 nghìn tỉ đồng để “trang bị vòng ngoài”, phụ huynh phải bỏ ra từ 3 đến 5 triệu đồng để mua máy tính bảng cho 327 nghìn học sinh trong độ tuổi. Một cơn bức xúc từ báo chí và các mạng xã hội khiến dự án này có cơ không thực hiện được.

Tôi đi học (Thanh Tịnh)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Tôi đi học
Thanh Tịnh

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.

Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.

Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:

- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.

KIẾN NGHỊ của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngày 2 tháng 9 năm 2014

Kính gửi:
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh

- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Chúng tôi là những người lính trọn đời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”, luôn trăn trở với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân. Đứng trước tình hình nghiêm trọng, đe dọa an ninh, chủ quyền và sự phát triển của Quốc gia, chúng tôi vô cùng lo lắng và thấy cần phải kiến nghị với Lãnh đạo Nhà nước một số điểm như sau.

1. Lực lượng vũ trang mang tên Nhân dân phải luôn luôn vì Nhân dân, nên không được huy động Quân đội và Công an vào bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân. Sức mạnh của Lực lượng vũ trang chỉ có được khi dựa vào Nhân dân, nên không được đánh mất tín nhiệm đối với Nhân dân. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ hiến định “quốc phòng”, tức là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa… Để khôi phục uy tín của Công an, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ hiến định “bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”, tuyệt đối không lạm dụng lực lượng Công an vào việc đàn áp những người dân vô tội, chỉ yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp pháp của mình.

2. Các chiến sĩ Lực lượng vũ trang chỉ có thể yên tâm rèn luyện và sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc khi tin tưởng rằng cống hiến của họ luôn được Nhà nước ghi nhận thỏa đáng và gia đình của họ sẽ được Nhà nước chăm sóc chu đáo. Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và quyết tâm chiến đấu của Lực lượng vũ trang. Đó là sai lầm không được phép tái phạm. Để khắc phục hậu quả, phải nhanh chóng giải quyết những cách cư xử không đúng đối với với thương binh và gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, phải sớm khôi phục danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh đã hy sinh xương máu trong chiến tranh biên giới phía bắc và ngoài biển đảo, gấp rút tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ dọc biên giới phía Bắc đã bị bỏ bê hơn hai chục năm qua.

3. Lực lượng vũ trang cần được xác định rõ ràng và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù. Đối tượng tác chiến của Quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ. Đối tượng khống chế của Công an phải là những kẻ tội phạm và các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật, dù ở trong hay ngoài bộ máy cầm quyền, chứ không thể là những người dân vô tội. Lịch sử đã chỉ ra rằng Nhân dân ta phải thường xuyên đề cao cảnh giác trước nguy cơ ngoại xâm từ nước láng giềng phương Bắc. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của của chúng ta, tuy nay đã tạm rút đi, nhưng vẫn cho thấy họ không hề từ bỏ quyết tâm bá chiếm Biển Đông. Lịch sử cũng cho thấy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước cựu thù đã hợp tác với nhau rất hiệu quả và bền vững, ví dụ như mối quan hệ giữa CHLB Đức và ba nước Mỹ, Anh, Pháp, giữa Nhật Bản và Mỹ, giữa Việt Nam và hai nước Pháp, Nhật Bản. Do đó, không thể vì những quan niệm bảo thủ, giáo điều mà đánh mất các cơ hội hợp tác với các cường quốc tiên tiến văn minh, nhằm phát triển kinh tế, công nghệ, nâng cao sức mạnh quốc phòng và tăng cường sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.