29
May

Dấu lặng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Quang Vinh Theo blog Nguyễn Quang Vinh   Chiều tối nay vùng biển có giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép trước đó chợt tĩnh lặng. Là bởi vì giàn khoan đã di chuyển hơn 20 hải lý, di chuyển nhưng vẫn nằm trong khu vực chủ quyền Việt Nam, và nếu nó cứ đi với 4 hải lý/giờ, cứ đi, thì phải chờ, nhưng nếu nó lại neo, lại tiếp tục khoan thăm dò thì có nghĩa là sự yên tĩnh ấy vẫn nằm trong thủ đoạn xâm chiếm, vẫn là những bước chân kẻ cướp. Có người lạc quan thì cho rằng trước thái độ cứng rắn của Việt Nam, sự tuyên bố mạnh mẽ của những nước lớn như Mỹ, Nhật, Pháp ủng hộ Việt Nam, và cả nguy cơ đứng trước một vụ kiện ra Tòa quốc tế mà Thủ tướng Việt Nam đã tuyên bố... Trung Quốc đang rút dần giàn khoan ra khỏi khu vực biển nhạy cảm, như một sự lùi, như một sự thua, cũng có thể là một bước nghi binh, nhưng về cơ bản, cuộc đấu tranh ngoại giao và truyền thông vừa qua của Việt Nam đã giành thắng lợi bước đầu. Người tỉnh táo hơn thì ít nhìn vào giàn khoan mà nhìn vào đảo Gạc Ma - hòn đảo bị Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1988. Cho rằng, Trung Quốc đã thành công khi biết hướng dư luận vào giàn khoan để rảnh rang dồn sức đắp lên Gạc Ma thêm hình hài đảo, và vội vã xây ở đó một đường băng và các công trình quân sự. Và khi xong, thì mọi...

27
May

Xung đột quân sự trên Biển Đông: Hãy định giá đúng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lê Ngọc Thống Theo badatviet.vn     Nếu như có xung đột quân sự trên Biển Đông thì kẻ bị thảm họa không lường trước được chắc chắn không phải là Việt Nam.  Vài chục chiếc máy bay, tàu chiến Trung Quốc diễu võ dương oai xung quanh giàn khoan hạ đặt phi pháp trong thềm lục địa và EEZ của Việt Nam có vẻ như để sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự với Việt Nam, có vẻ như Biển Đông là “ao nhà” của Trung Quốc mà dựa vào Hạm đội Nam Hải đằng sau, họ có thể đưa giàn khoan HD 981 hay “hàng trăm giàn khoan vào Biển Đông” như tướng diều hâu La Viện hô hào, vào nơi nào họ muốn mà không phải trả giá. Đừng đánh giá quá cao về con số như, 30 vạn quân, 60 vạn quân; trăm tàu tên lửa, khu trục, tàu ngầm vân vân. Những con số này không có ý nghĩa gì với Việt Nam, một dân tộc đã từng, đã quen “lấy ít địch nhiều” trên trận mạc. Biển Đông không phải của riêng ai! Trung Quốc và Nhật Bản đều có tuyến hàng hải trùng nhau, đồng thời tuyến hàng hải cũng là con đường quyết định sự sống còn của 2 nền kinh tế này, do đó cũng là sự sống còn của an ninh 2 quốc gia Trung, Nhật.  Chiếm hết Biển Đông để khống chế được tuyến hàng hải có nghĩa tham vọng này của Trung Quốc đã đụng chạm đến Nhật Bản, uy hiếp nhiều nhất đến an ninh...

26
May

LÝ SƠN, TÔI GẶP NHỮNG NGƯỜI HÙNG.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

+Nhờ Công, Phó chánh văn phòng huyện ủy Lý Sơn lấy xe máy chở tôi vào xóm nhà dân ở phía tây đảo. Khu nhà dân mọc chen nhau, con đường nhỏ, ngoặt qua ngoặt về, chạy sâu hút về cuối xóm thì tới nhà của thuyền trưởng Nguyễn Lộc. Lộc nói đi biển 10 năm thì cả 10 năm đều ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt hải sản. 10 năm ấy, anh đi hàng trăm chuyến, cũng cả trăm lần bị vây ráp, bị đuổi, bị cướp, bị đánh, thậm chí có lần bị tàu Trung Quốc bắt, nhưng các anh cứ đi, không chùn bước. Thuyền của Lộc có 12 anh em, ra tới sát sạt đảo Hoàng Sa, nhìn thấy cả ô tô, người đi trên đảo. "Răng sợ? Đây là biển của Việt Nam, đảo của Việt Nam, chẳng qua Trung Quốc nó cướp thì nó nó giữ, nó đuổi mình, đuổi sao được mà đuổi, cứ đi." Nhiều chuyến vì bị tàu Trung Quốc cướp, phá, anh em trắng tay, lỗ nặng, lỗ hàng trăm triệu. Trong những lúc như thế, người Lý Sơn có câu nói cửa miệng, ui chao, chuyến đi này lỗ tốn chú ạ. +Lại đi tìm nhà của Nguyễn Chí. Chí hiền quá, ngồi cười cười khi tôi hỏi chuyện. Em nói, nhiều năm nay, bà con Lý Sơn ra vùng biển đảo Hoàng Sa đánh bắt hải sản, đều bị tàu Trung Quốc ức hiếp, xua đuổi, cướp bóc, đập phá. Chuyến rồi em cũng bị, lính Trung Quốc dùng dùi cui đánh vào đầu, vào tay, vào lưng. Lính Trung Quốc lên thuyền, ngang ngược chửi bới, đập phá, được mấy hải sản làm được chúng nó lấy hết. Phải ra biển, đó không chỉ là vì cuộc sống, Chí nói "mình không ra, mình sợ, mình lảng thì hóa ra đảo đó, biển đó là của Trung Quốc như nó lu loa à, không...

20
May

Những nhược điểm chí tử của quân đội trung quốc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

So sánh về tiềm lực quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, dù Việt Nam bây giờ đã có hệ thống phòng thủ rất mạnh ở bờ biển nhưng cũng chưa so được với Trung Quốc. Trung Quốc có đội tàu biển các loại đông nhung nhúc như giòi. Các phương tiện vũ khí chiến tranh vừa ăn cắp mẫu vừa sản xuất cũng khả dĩ dùng được: các loại tên lửa, các loại máy bay... Bên cạnh đó, vì dân số sinh đẻ nhung nhúc như giòi, nuôi không xuể, đến nỗi chính phủ trung quốc thậm chí còn mong muốn tìm cách làm cho chết bớt đi [1], nên trong các cuộc chiến, trung quốc luôn cậy số đông, — trước đây Mỹ cũng như vậy! Nhưng nếu nói về ý chí, tính năng động sáng tạo và đường lối chiến tranh nhân dân của Việt Nam, thì khó có đất nước nào lại nhanh nhạy và có khả năng quyền biến tốt đến như vậy. Trong những cuộc chiến tranh trước với các nước hùng mạnh, Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí. Tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng của Việt Nam là thứ vũ khí đáng sợ nhất đối với mọi kẻ thù. Còn nếu phân tích thêm, thì cho dù đông nhung nhúc và nhiều đồ đến đâu thì quân đội trung quốc cũng có đầy "những gót chân Asin". Thứ nhất, Dễ dàng thấy rằng điểm yếu lớn nhất của trung quốc về mặt quân sự ở biển Đông chính là vị trí và khoảng cách địa lý. Trong tác chiến trên biển hiện đại thường...

20
May

HÓNG HỚT BÌNH LUẬN.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

+ Rất ít hoặc là chưa thấy rõ ràng một bình luận nào trên báo chí quốc tế, từ các học giả, các nhà báo, các bình luận quốc tế khẳng định Trung Quốc sẽ gây chiến Việt Nam dù cấp độ khác nhau. Hầu hết đều chung một điểm nh ìn gần như nhau là Trung Quốc cố sức khiêu khích, gây rối, kích động để chờ đợi Việt Nam một hành động mất bình tĩnh, thiếu kiềm chế, nổ súng trước rồi lấy cớ "ra đòn" và vu vạ và ngụy biện. Không chủ quan và luôn nêu cao cảnh giác với mọi thủ đoạn của Trung Quốc nhưng xét về toàn cục, về mọi khía cạnh, thấy các ý kiến bình luận trên là có lý. + Một số nhà bình luận quốc tế, trong đó có các nhà báo, học giả Việt Nam và thế giới đều bắt đầu nhận chân ra phía sau hành động hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc chính là một âm mưu lớn hơn, hướng về sự chiếm đoạt biển đông theo bản đồ bành trướng 9 đoạn, hoặc là chây ì giàn khoan như một cái mốc, bày trò đàm phán, dùng cả kinh tế, quân sự và gì gì đó nữa ép Việt Nam đạt được một số thỏa thuận, để từ đó lại lấn tiếp, tạo ra một vùng cấm bay trên khu vực này, hoặc tiếp tục dấn thêm nữa. Một số học giả lại thiên vè âm mưu Trung Quốc dùng giàn khoan đánh lạc hướng dư luận và sự chú ý của Việt Nam (chấp nhận bị rủa mắng) để hướng mục tiêu về các đảo ở quần đảo Trường Sa mà bằng chứng cụ thể chính Trung Quốc phải thừa nhận là đang cho thi công một số công trình quân sự trên đảo Gạc Ma - cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1988, còn Philipin thì chỉ thẳng nghi vấn là Trung Quốc đang xây dựng...

16
May

Căng thẳng biển Đông: Vì sao nước Nga im lặng?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Căng thẳng biển Đông: Vì sao Nga im lặng? Chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến cho Trung Quốc và Nga gạt bất đồng để xích lại gần nhau.             Học giả, nhà bình luận chính trị quốc tế hàng đầu của Italy Lucio Caracciolo. Xung quanh những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, phóng viên TTXVN tại Italy đã có cuộc trao đổi với ông Lucio Caracciolo, học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu về thời sự-chính trị quốc tế, hiện là Tổng Biên tập của Limes, tạp chí về địa-chính trị uy tín của Italy do chính ông sáng lập vào năm 1993. Caracciolo là một gương mặt bình luận nổi tiếng trong các chương trình thời sự quốc tế trên truyền hình Italy, tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu về Chiến tranh Lạnh, về sự hình thành và khủng hoảng của Liên minh châu Âu cũng như nhiều bài xã luận quốc tế trên nhật báo cánh tả La Repubblica. Ông cũng từng là giáo viên thỉnh giảng về quan hệ quốc tế ở nhiều trường đại học lớn của Italy. - Trong những tháng qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã tăng lên. Trước hết, đó là những xung đột với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, và trong hai tuần qua là những hành động khiêu khích và va chạm với Việt Nam trên Biển Đông. Theo ông, đâu là nguyên nhân...

12
May

Lũ chó trung quốc ngu xuẩn!

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

- Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa vùng biển Việt Nam định vị, thăm dò cùng với hơn 80 tàu bảo vệ các loại kể cả tàu chiến và máy bay, phun vòi rồng, tàu húc, ngăn cản lực lượng chấp p háp Việt Nam thực thi công vụ trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam… không phải là sự “đi qua vô hại” mà phải bị coi là hành vi xâm lược, gây hấn nguy hiểm. - Hiện nay, để duy trì cho một giàn khoan như thế này trên biển (chưa nói đến chuyện khoan xuống lòng biển) là khoảng 1,2 triệu USD mỗi ngày. Khi khoan, chi phí cực kỳ tốn kém. Nếu khoan ở mực nước sâu 40-70m, chi phí cho một giếng khoan sâu 3.000m là 20-25 triệu USD, còn chi phí cho một giếng khoan ở mực nước 90-120m là 200-250 triệu USD. Còn chi phí cho một giếng khoan ở mực nước sâu 1.200m thì không có giá dưới 500 triệu USD. Đó là chưa kể chi phí về dịch vụ và bảo vệ. - Bởi thế, việc Trung Quốc dùng tàu tên lửa khu trục, tàu tác chiến nhanh, lượn lờ vòng ngoài chỉ là hù dọa những kẻ yếu bóng vía và chỉ chứng tỏ hành động đe dọa vũ lưc, cậy mạnh của Trung quốc trước khu vực mà thôi. Xung đột quân sự nếu xảy ra, không những giàn khoan tỷ USD là mồi ngon cho tên lửa bờ, không quân Việt Nam là chuyện nhỏ mà tuyến hàng hải huyết mạch kinh tế, năng lượng của Trung Quốc bị cắt đứt mới...

10
May

Nghĩ về khát vọng Hòa Bình: Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nghĩ về khát vọng Hòa Bình: Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa Nhân loại đã phải chịu biết bao đau khổ và thấm thía nhiều điều từ chiến tranh. 1. Tôi biết có những quán cà phê biên giới ở Châu Âu mà bạn có thể ngồi trên một chiếc ghế, chân bên này là nước Bỉ, bạn khua chân sang bên kia đã là...Hà Lan. Hay đường biên giới giữa Pháp và Bỉ, cũng vậy, nó lẫn trong khu dân cư yên lành, xen kẽ giữa những ngôi nhà mà những gia đình ở đó là hàng xóm láng giềng thân thiết. Một trong những điều khác biệt có chăng chỉ là… giá xăng. Tôi từng kể điều này trong một bài blog sau chuyến đi Bỉ và Pháp năm ngoái. Đường biên giới hoà bình giữa Bỉ và Hà Lan. (ảnh Internet). Vào những ngày này khi biển Đông đang dậy sóng, sao mà tôi thấy nhớ và khao khát những đường biên an bình ấy đến thế. Khác với những hình ảnh hàng rào dây thép gai và bốt canh gác, đường biên giới giữa Bỉ và Hà Lan được coi là biểu tượng hòa bình của hai quốc gia khi chỉ là những hình chữ thập rời rạc màu trắng mang tính tượng trưng. Đường biên giới không chạy thẳng mà chạy vòng vèo, có khi xuyên thẳng vào cửa một ngôi nhà, ngang qua một siêu thị hay quán cà phê… Để tìm hiểu nguồn cơn của sự thú vị lạ kỳ này phải tham khảo lịch sử Châu Âu từ Thế chiến thứ 1 đến Thế chiến thứ 2 nơi châu...

09
May

Cơ chế hoạt động của một số đồ quanh ta

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cơ chế hoạt động của một số đồ quanh ta Khóa Cách phân loại tiền xu Cách truyền chuyển động Quạt máy quay Lựu đạn Súng Máy giặt Máy may Kèn Phéc ma tuy (Bài viết của tác giả Lai Tran Mai )...

08
May

Tướng Rinh: Việt Nam đủ sức để bảo vệ lãnh thổ

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hoàn toàn ủng hộ quan điểm của tướng Rinh. Việt Nam với 92 triệu dân là một nước lớn, lại có kinh nghiệm chiến tranh bảo vệ tổ quốc từ nghìn năm, do đó, dù không có siêu cường quốc tế đứng đằng sau ủng hộ, nhưng bằng cách sử dụng chiến tranh nhân dân kết hợp với sức mạnh tổng hợp đang có, nhất định đủ sức để bảo vệ lãnh thổ. Chắc chắn lãnh đạo Trung Quốc cũng không dại gì gây chiến lớn với Việt Nam . Họ biết Việt Nam đã không tận dụng 40 năm hòa bình (1975-2014), một cơ hội hiếm có từ nhiều thế kỷ qua, để phát triển đất nước, nâng cao sức mạnh kinh tế, quốc phòng và đoàn kết dân tộc nên Việt Nam đang suy yếu, suy yếu cả trong tư tưởng: mang tâm lý sợ Trung Quốc. Do đó họ ra sức ép, ép được càng nhiều càng tốt; Việt Nam càng nhân nhượng, họ càng lấn tới. Nhiều người kêu gọi phải nhờ Mỹ, Nga ra mặt ủng hộ; nhưng hãy xem lãnh đạo chúng ta cư xử với Mỹ, Nga như thế nào? Mặt khác cũng phải biết thời thế đã khác xưa rất nhiều; Mỹ và Nga không còn là những siêu cường duy nhất và bản thân họ cũng đang chịu vô vàn sức ép trong nước và quốc tế. Nhắc lại: Ủng hộ quốc tế là quan trọng, nhưng thực lực vẫn là nhân tố quyết định. Tướng Rinh: Dù yếu nhiều mặt, nhưng VN đủ sức để bảo vệ lãnh thổ (Soha.vn) - Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nói: “Dù còn yếu về nhiều mặt nhưng...

03
May

Phải thế nào thì mới có thể hy vọng có một nền giáo dục tử tế?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Trần Sâm   Trong mấy chục năm qua, không biết bao nhiêu tiền của thấm đẫm mồ hôi nước mắt của các tầng lớp lao động đã đổ ra để tiến hành những cuộc cải cách rầm rộ trong giáo dục. Không biết bao nhiêu giấy mực đã tốn để bàn về việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hàng chục quan chức cao cấp, hàng trăm nhà quản lý giáo dục và các giáo sư, tiến sỹ, nhà báo, nhà văn,… đã viết những bài rất hay ho về lĩnh vực cốt tử này. Có những người còn đề cập đến những vấn đề cao siêu như “triết lý giáo dục”, cao siêu đến mức hình như đa số những người nói đến cụm từ đó cũng chưa rõ nó là cái gì, nó có vai trò gì trong sự nghiệp giáo dục của chúng ta, và cần bao nhiêu thập niên với bao nhiêu ngàn tỉ để tìm ra nó. Với hiểu biết của một người lao động bình thường, kẻ viết bài này xin mạo bàn về một “nền giáo dục tử tế”, một khái niệm không có trong khoa học nào. Và tôi xin nói rõ cái tôi gọi là “nền giáo dục tử tế” đó là gì. Xin thưa, đó là nền giáo dục đáp ứng được những yêu cầu hết sức bình thường. Nói ngắn gọn là nó đào tạo được những con người tử tế, tức là có những phẩm chất cơ bản sau: có lòng tự trọng và biết tôn trọng người khác (riêng với cha mẹ, thầy cô và những người cao tuổi còn phải biết lễ phép, nhưng không tuân theo những đòi hỏi phi...