Dân không tin biển sạch, an toàn!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Anh Tuấn

Trước khi đọc bài Nguyễn Anh Tuấn, BVN xin mời bạn đọc đọc một vài trong rất nhiều comment như dưới đây để hiểu rõ lòng dân:

Người Dân đã mất niềm tin vào Đảng, Chính Phủ rồi, bây giờ có mời Ông Trời xuống công bố thì người Dân vẫn không tin. Trừ phi mời các nhà khoa học Mỹ và Obama đọc kết quả công bố thì mới có thể xóa tan sự nghi ngờ trong lòng Dân. Bởi họ bị Chính phủ lừa quá nhiều rồi.

Thích Quang Toàn

Chẳng nghe nói gì tới phương cách làm sạch đáy biển và làm sống lại các rặng san hô, bất ngờ công bố biển sạch rồi, sạch bằng niềm tin à? Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

Hoàng Sơn

Chí ít phải có cơ sở khoa học. Không thể cứ thế mà sạch. Vả lại các ông còn nói miền Trung sẽ có thép giống như một cách nói FORMOSA vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và tiếp tục xả thải [xuống biển, xuống lòng đất, và lên trời Việt Nam].

Thanh Nhan Duong

Nội cái chuyện cá vừa chết mà các ông còn cố ăn, cố tắm để tuyên truyền láo thì dân nào tin? Cách xử lý hậu quả của các ông rất man rợ, cảm tính, thiếu khoa học và mình bạch. dân còn lạ gì?

Linh

Đề nghị Chính phủ cho chuyển Bộ TN - MT và các cơ quan liên quan đến việc kiểm nghiệm và xác nhận kết quả môi trường nước biển ở miền Trung, về làm việc tại Vũng Áng - Hà Tĩnh trong vòng 1 năm kèm theo chế độ đãi ngộ hậu hĩnh với yêu cầu ăn hải sản và tắm biển ngày 2 lần là dân sẽ tin ngay.

Ha Thuong Pham

BVN cũng xin mời bạn đọc đọc một vài ý kiến khác trên Facebook xung quanh cuộc hội nghị tại Cửa Việt do ông Trần Hồng Hà chủ trì sáng 22-8-2016:

Cốt lõi

LS Lê Văn Luân

Suy nghĩ về vụ đồng chí giết nhau ở Yên Bái (Nguyễn Thông)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nghĩ ngợi về vụ đồng chí giết nhau ở Yên Bái

Nguyễn Thông
19-8-2016

- Vụ nổ súng ở Yên Bái 3 khiến cán bộ chết sẽ còn rất nhiều điều để nói để viết. Tôi cạn nghĩ dân chúng nếu bàn thì nên có cả ý (trí) lẫn tình (tâm). Thôi thì người chết rồi, dù có là cán bộ đi chăng nữa, đừng sẵn ghét cán bộ mà nói nhời nặng nhẹ, cho hồn người chết đi được dễ dàng, trong cái tháng đặc âm khí này.

Nhưng ở góc độ khác, với người sống, tôi thấy các vị cấp cao xử lý vụ việc (gọi là xử lý khủng hoảng) lần này có nhiều tiến bộ: nhanh, khá kịp thời, cởi mở. Tuy nhiên, ban đầu có điều không hay, cần lên án. Báo Pháp luật VN (phapluatplus) đã nhanh nhất có thông tin, chỉ sau hai mươi phút xảy ra vụ việc, rất đáng nể. Ngay sau đó, có lệnh cấm thông tin, bắt báo Pháp luật phải rút xuống, theo cái thói xử lý cấm đoán xưa nay.

Bài báo đã bị rút, gây nhiều tò mò, hoang mang. Hơn một tiếng đồng hồ sau, các báo mới được lần lượt đăng tin. Để truy ra kẻ nào ban cái lệnh cấm đoán đó không khó. Cần xử lý cho nghiêm, không thể để dạng như vậy chui vào bộ máy lãnh đạo, quản lý nhà nước để làm bậy, dù viện bất cứ lý do gì.

- Cái lý không phải của người Mèo. Bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong cuộc họp báo vừa xảy ra (chiều 18.8) đã nhầm lẫn nghiêm trọng. Không những bà cố tình né tránh nguyên nhân “tổ chức cán bộ” (mà chính ông trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng bị bắn chết đã chứng minh điều ấy), bà còn nói “Điều quan trọng nhất lúc này, đó là ổn định tư tưởng của đông đảo bà con các dân tộc Yên Bái; nhanh chóng sớm ổn định tư tưởng để người dân tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương”.

Đối tượng cần ổn định nhất là nội bộ đảng của bà, là đội ngũ cán bộ, chứ không phải dân. Dân chúng không hoang mang bởi xưa nay họ chấp nhận ông bà nào cai trị thì cũng vậy. Ngoài ra, tưởng bà nói mau chóng để làm gì, hóa ra để dân “tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị” thì quả thật tôi chịu thua cái lý của bà, không lúc nào tha cho dân lấy một phút.

Tôi mà là ông Huynh, ông Thưởng, chắc tôi phải nát óc khi có không ít người dân vốn hiền lành chất phác lại tỏ ra dửng dưng (tôi chỉ nói ở mức độ “hiền” nhất) trước cái chết của cán bộ to trong bộ máy cai trị của các ông. Họ còn hát “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” như dự báo một điều gì ghê gớm lắm, đã gần lắm.

Những tiếng vọng từ Núi Pháo

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nhóm phóng viên tường trình từ VN

…khu khai thác khoáng sản của Công ty Núi Pháo nằm trên một khu vực trải dài, vắt qua Quốc lộ 37 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mấy trăm hộ dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ sống quanh khu vực này đang khổ sở từng ngày. Bất cứ ai đến gần khu dân cư trên đều choáng váng với mùi hóa chất nồng nặc. Người dân nơi đây phải đóng kín cửa suốt ngày, giăng bạt để ngăn bụi.

Và đáng sợ nhất là tiếng ồn, âm thanh ù ù phát ra gần như 24/24h trong ngày, cộng với tiếng mìn phá đá vào canh trưa, từ 11h cho đến 1h, ngay giờ nghỉ trưa của người dân đã khiến cho đời sống nơi đây đảo lộn hoàn toàn. Không khí bị ô nhiễm trầm trọng, người dân hứng chịu hoàn toàn mọi sự khó chịu và mối nguy từ môi trường ô nhiễm nặng.

Thực tế là không phải đền bù không thỏa đáng mà là công ty Núi Pháo chưa bao giờ nói chuyện với chúng tôi, chưa bao giờ họ đến đây để nói chuyện về việc đền bù.

clip_image002

Núi Pháo trong vành đai nội bất xuất ngoại bất nhập.

Sau khi được phát hiện bởi nhóm kĩ sư thăm dò khoáng sản Canada, và qua hai lần đổi chủ, khu mỏ Núi Pháo ở xã Hang Hùm và Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động vào năm 2014. Trong suốt hai năm khai thác, tác hại do công trình này gây ra không nhỏ chút nào. Nhiều gia đình sống trong ô nhiễm không khí, xã Hà Thượng là xã chịu thiệt hại nặng nhất. Và đặc biệt, một cụm dân cư bỗng chốc bị cô lập, mọi việc đi lại khó khăn đến mức họ tự gọi tên đây là cái chuồng chó nhốt họ suốt hai năm nay! Những tiếng kêu từ mười một gia đình trong khu mỏ Núi Pháo nghe ra chừng lọt thỏm giữa sự vô tâm của công ty khai thác và nhà nước.

Giới chức địa phương nói gì?

Một cán bộ chuyên viên môi trường đang làm việc tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ:

Họ sống trong môi trường ô nhiễm như thế, rồi kế sinh nhai của họ bị ảnh hưởng vì trước đây họ bám trục đường để sống nhưng giờ đã trở thành ốc đảo.

- Công an huyện Đại Từ

“Anh không có giấy tờ gì, không có ai bảo lãnh thì anh không vào được bên trong. Phải có người bảo lãnh thì mới có thể vào được chứ bình thường thì không vào được.”

Vị cán bộ này chia sẻ thêm là khu khai thác khoáng sản của Công ty Núi Pháo nằm trên một khu vực trải dài, vắt qua Quốc lộ 37 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mấy trăm hộ dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ sống quanh khu vực này đang khổ sở từng ngày. Bất cứ ai đến gần khu dân cư trên đều choáng váng với mùi hóa chất nồng nặc. Người dân nơi đây phải đóng kín cửa suốt ngày, giăng bạt để ngăn bụi.

Formosa Hà Tĩnh chuyển chất thải độc hại từ Đài Loan vào Việt Nam đổ!?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trần Xuân

Người Kỳ Anh - Việt Nam thực sự là một địa điểm lí tưởng cho một tập đoàn lưu manh như Formosa tẩu tán rác thải công nghiệp không qua xử lí từ công ty mẹ tại Đài Loan cũng như từ Formosa Hà Tĩnh. Tại Việt Nam, với một hệ thống pháp luật có quá nhiều yếu kém, thiếu sót, được xây dựng bởi một bộ máy chính quyền chỉ biết có tiền đút túi riêng cùng với đó quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân và đại bộ phận dân chúng không quan tâm đến xã hội, môi trường sống của chính mình thì không quá khó hiểu với câu chuyện về Formosa và thảm hoạ miền Trung hiện tại. Một kịch bản đau đớn của Campuchia năm 1998 lại đang tái diễn, và khủng khiếp hơn tại Việt Nam.

clip_image002

Formosa từng nhập đổ hàng nghìn tấn chất độc ở Campuchia

Sihanoukville là một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở Campuchia. Nhưng nó nhanh chóng trở thành cơn ác mộng đối với người dân địa phương. Vào cuối tháng 11/1998, tàu Chang Shun của tập đoàn Formosa Plastics Group đã “xuất khẩu” 5.000 tấn rác thải độc hại, bao gồm 3.000 tấn có nhiễm thủy ngân đến thị trấn Sihanoukville nằm ở phía Tây Nam Campuchia. Rác thải bao gồm những khối nén được bọc trong bao nhựa khá dày. Chỉ trong vòng 4 ngày, hơn 90 xe tải đã chuyển số rác thải công nghiệp này đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Đây là một khu vực mở, không có ai canh gác cũng như không có bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào và ai cũng có thể vào.

clip_image004

Người dân khu vực Sihanoukville đã đến bãi rác để nhặt lấy những túi nilon mà Formosa đã thải ra (ảnh: BAN)

Điều đặc biệt, cách bãi rác này chỉ 1 km là một khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống. Mỗi ngày, người dân xung quanh đã đổ xô đến nhặt các bao tải nhựa về nhà đựng rác, thậm chí là đựng gạo. Một vài ngày sau đó, những người này gặp nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường như sốt cao và tiêu chảy. Đỉnh điểm là một công nhân làm việc tại bến cảng có tham gia vào quá trình tháo dỡ rác phải nhập viện và sau đó đã thiệt mạng.

Nghi ngờ bãi rác có thể chứa chất độc, người dân đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ và yêu cầu chính quyền địa phương tiến hành điều tra tìm hiểu rõ ngọn ngành. Sau đó các quan chức môi trường ở địa phương đã phải hứa sẽ tiến hành kiểm tra về mức độ độc hại trong các bao nhựa nilon tại bãi rác.

clip_image006

Thượng tá công an và cậu bé chăn cừu

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Blogger Đỗ Thành Nhân

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn để giáo dục thiếu nhi của nhân loại, có câu chuyện giàu tính nhân văn là “Cậu bé chăn cừu và chó sói”.

Nội dung câu chuyện đại loại:

Có cậu bé chăn cừu cứ la lên “Sói! Sói!”, dân làng nghe tiếng chạy đến giúp chú đuổi chó sói, nhưng chẳng thấy sói đâu. Đến khi có sói đến thật, cậu bé la lên thì không một ai ra giúp cả và thế là sói thỏa sức bắt mồi, giết chết rất nhiều cừu của chú bé.

Bài học giáo dục cho các em bé là: không nên nói dối, nhất là nói dối những chuyện nguy hiểm; đến lúc nguy hiểm xảy ra có kêu lên thì chẳng ai tin và cũng chẳng ai giúp.

Cứ tưởng “Cậu bé chăn cừu” chỉ là câu chuyện ngụ ngôn cho mục đích giáo dục trẻ em, nhưng mấy hôm nay lại thêm một “Cậu bé chăn cừu và chó sói” khác, hiện đại hơn.

Trên mạng xuất hiện hình ảnh Thông báo số 487/TB-CAH, ngày 2/8/2016 của Công an huyện Si Ma Ca tỉnh Lào Cai có nội dung:

“Ngày 27/7/2016, Công an huyện Si Ma Cai nhận được công văn số 1177/CAT-PV11 của Công an tỉnh Lào Cai thông báo:

Tại địa phận giáp ranh Việt Nam - Trung Quốc, tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng (gan, thận, tim, mắt...). Qua xác minh, nắm được các đối tượng là người Trung Quốc, tổ chức thành từng nhóm từ 3 đến 5 đối tượng, sử dụng xe ô tô (không có biển kiểm soát), đối tượng tập trung vào những gia đình có người già, trẻ em ở, học sinh các trường tổ chức đi học ngoại khóa, trẻ em đi chăn thả gia súc, làm nương rẫy một mình...Các đối tượng bắt cóc đưa lên ô tô, đến khu vực vắng rồi mổ lấy nội tạng.

Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả loại tội phạm này, Lãnh đạo Công an huyện yêu cầu Công an các xã, các trường học trên địa bàn huyện thông báo đến toàn thể nhân dân và học sinh các phương thức thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này, tuyên truyền cho mọi người khi đi đến gần khu vực biên giới không nên đi một mình mà đi theo nhóm 3 người đến 5 người để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Khi phát hiện đối tượng nghi vấn có các hành vi hoạt động như đã nêu ở trên,báo cáo kịp thời về Công an huyện để phối hợp bắt giữ đối tượng./.”.

Thông báo của Công an huyện Si Ma Ca đã cảnh báo một mối nguy hiểm thực sự đã và đang đe dọa đến nhiều người dân và cũng hướng dẫn người dân địa phương phòng ngừa tội phạm này theo đúng trách nhiệm của cơ quan công an.

Cộng đồng mạng xã hội, báo mạng tiếp nhận thông tin từ Thông báo này và đã phổ biến, chia sẻ rộng rãi với niềm tin có cơ sở vào tính xác thực của Thông báo:

Ai bảo kê trong vụ án đường ống nước sông Đà?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Trở lại “Vụ án đường ống nước Sông Đà”:

THẤY GÌ TRONG VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA 
VÀ LIÊN NGÀNH TƯ PHÁP TRUNG ƯƠNG?

Thành Khương

Lời lẽ trong bản Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (CQCSĐT BCA) và lời lẽ của Liên ngành tư pháp trung ương (LNTPTU) về lãnh đạo Vinaconex cho thấy có vẻ như đã xuất hiện nguy cơ bỏ lọt tội phạm. Nhưng thực chất đó là sự ngụy biện, dối trá và lộng quyền nên nó không hề có giá trị pháp lý và nếu không xử lý hình sự đối với lãnh đạo Vinaconex thì người ta cố ý gây thêm tội ác.


Ngụy biện và dối trá.

Theo Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ( CQCSĐTBCA) thì vụ án Vi phạm quy định về xây dựng… ở Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex là một vụ án đã gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng đối với một số người lãnh đạo Công ty này như Phí Thái Bình ( Nguyên Chủ tịch HĐQT), Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chấm nguyên UVHĐQT thì được cho là “các bị can khai báo thành khẩn, hợp tác làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng”…”Mặt khác, CQĐT không xác định được động cơ vụ lợi, người chịu trách nhiệm chính trong các quyết định trái pháp luật của Hội đồng quản trị nêu trên là ông Nguyễn Văn Tuân - Nguyên Tổng Giám đốc, Uỷ viên Hội đồng quản trị đã mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu..”, nên CQĐT BCA không xem xét trách nhiệm hình sự.

Và văn bản của Liên ngành tư pháp trung ương ( LNTPTU) thì viết: “Tuy nhiên, Liên ngành TW thấy không nhất thiết phải xử lý hình sự đối với những người này vì họ có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu”.

Có thể thấy gì trong văn bản của CQCSĐT và LNTPTU?

- Thứ nhất, cả CQCSĐT và LNTPTU đều dùng những lý lẽ bề ngoài, vòng vo, loanh quanh như: nhân thân tốt, các bị can khai báo thành khẩn, hợp tác với CQĐT làm rõ bản chất vụ án, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu, sức khỏe yếu…, tưởng như có vẻ đúng nhưng thực ra là sai, để rút ra những kết luận sai sự thật.

Đà Nẵng: Trung tâm Hành chính phạm vào cung "Hoang ốc"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

  Trung tâm hành chính Đà Nẵng bộc lộ nhiều bất cập sau khi đưa vào sử dụng. 

Đà Nẵng sẽ chuyển các sở, ngành khỏi trung tâm hành chính 2.000 tỷ 

VNE
 
Thứ năm, 11/8/2016 | 13:07 GMT+7 

Sau 2 năm đưa vào sử dụng và là nơi làm việc tập trung của bộ máy hành chính, Đà Nẵng đang có chủ trương chuyển các sở, ngành đến trụ sở làm việc mới.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khoá 9 sáng 11/8, đại biểu Trần Văn Trường (Bí thư Huyện ủy Hoà Vang) bất ngờ đặt hàng loạt câu hỏi: thành phố tính toán chọn thời điểm xây dựng Trung tâm hành chính mới ở đâu, bao giờ triển khai, nếu di dời thì Trung tâm hành chính hiện nay sẽ bố trí vào việc gì?

Theo đại biểu Trường, ông được biết lý do phải di dời Trung tâm hành chính vì tòa nhà hiện nay ở vị trí không phù hợp, ảnh hưởng đến giao thông trong giờ cao điểm, hệ thống thông gió không được đảm bảo, thiếu không khí, thiếu oxy ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, công chức.


Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng nói "đây là vấn đề lớn", trong chương trình hành động của Thành ủy có giao các ngành nghiên cứu "xây dựng khu hành chính chứ không phải trung tâm hành chính".

Ông Dũng cho biết, tòa nhà Trung tâm hành chính Đà Nẵng có ưu điểm lớn nhất là hoạt động tập trung và được đánh giá trong chỉ số PCI về cải cách hành chính. Nhưng hạn chế của tòa nhà là không khí chưa sạch, quá nóng. Ban quản lý tòa nhà đang tiếp tục bơm khí tươi để đảm bảo điều kiện làm việc cho công chức.

"Sau khi nghiên cứu, lựa chọn, tính toán việc xây khu hành chính sẽ lấy ý kiến dư luận rộng rãi, tạo sự đồng thuận, đảm bảo sau này địa điểm chúng ta chọn hoặc chúng ta có di dời thì cũng thỏa mãn các điều kiện phục vụ người dân cũng như làm biểu tượng của thành phố", ông Dũng nói.

Chưa hài lòng với phần trả lời của Phó chủ tịch, ông Trường tiếp tục đặt vấn đề: "Anh Dũng nói cái này là vấn đề lớn, cần lấy ý kiến nhân dân. Vậy khi xây Trung tâm hành chính cũ có lấy ý kiến nhân dân đâu. Trước đây mình không lấy, mình cũng làm được".

Ông Dũng trả lời: "Trước đây không lấy bây giờ mình lấy cũng không có vấn đề gì. Càng lấy ý kiến rộng rãi nhân dân càng tốt. Không phải vì trước đây chúng ta không lấy mà bây giờ không lấy".

Kết luận vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, xác nhận thành phố có chủ trương di dời Trung tâm hành chính. "Để làm việc này phải chuẩn bị rất kỹ, phải qua nhiều khâu. Không thể nói là di dời Trung tâm hành chính ngay được", ông nói.

Trực Tiếp: Giáo phận Vinh bước vào "Ngày Môi Trường"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Lỗ Ngọc

XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH VÌ MÔI TRƯỜNG.
Sáng nay 7h ngày 7-8-2016 gần một ngàn Giáo Dân xứ Vĩnh Hòa với rất nhiều băng rôn, biễu ngữ xuống đường biểu tình trước UBND Xã Hợp thành, đòi nhà cầm quyền phải đóng cửa Formosa.

Đêm 6/8-2016 
NGỌN LỬA GIÁO PHẬN VINH BẮT ĐẦU CHÁY


Đáp lời mời gọi của Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh và Thư Chung của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình về kêu gọi cầu nguyện cho vấn đề môi trường. Tối 6/8 tại giáo xứ chính tòa Xã Đoài chầu Thánh Thể và thắp nến cầu Nguyện cho quê hương, cho môi Trường Sống đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng bởi những lãnh đạo vô trách nhiệm và tập đoàn Formosa gây thảm họa làm biển nhiễm độc nặng.


Hôm nay công an đã tập kết rất đông xung quanh giáo phận. Công an vào nhà dân sách nhiễu, chặn đường dùng vũ lực bắt cóc hai bạn trẻ đi từ nhà thờ về nhà. Trên đường bị bắt, họ cũng bị công an đánh đổ máu...


Tối nay phía nhà cầm quyền đã cho cắt điện nhiều nơi trong giáo xứ nhằm dùng cảnh tối đen nhập nhoạng xông vào gây sự đánh đập dân trong vùng.


Một thanh niên tên Lê Nhàn đang đi đường thì bị công an xông vào kiếm cớ đòi khám xe xem có biểu ngữ không. Khi bị cậu này phản đối, họ phải bỏ đi. Nhưng khi anh về tới nhà, công an mò vào đòi kiểm tra. Anh này hô to "trộm Chó, trộm Chó"... đám công an lại phải bỏ đi.

Hãy chia sẻ tin này, giữ kết nối và hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em và bà con được bình an trước bạo quyền vô nhân tính!

(Fb : Dũng Nguyễn Quân, Nga Le)

Xe Cảnh sát cơ động đã đổ hàng ngàn quân xuống Vinh chiều qua:




Ngày 7.8.2016:
Tại Giáo xứ Vĩnh Hòa lúc 07h30:






Suy nghĩ về sự cố ở Nhà máy alumin Nhân Cơ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

GS.TS. Nguyễn Đức Dân

Phải nói, theo dõi cả một hành trình dài 7 năm nay nhân dân Việt Nam liên tục lên tiếng đấu tranh không mệt mỏi với các cơ quan công quyền nhằm dẹp bỏ Dự án bauxite ở Tây Nguyên, thì chặng khởi đầu - xây dựng ý thức thường trực trong mọi người về mối nguy hiểm nhiều mặt luôn luôn rình rập trong các bước tiến hành cái dự án do ông cựu TBT Đảng CS rước từ TQ về cho dân - là chặng đường gian nan bậc nhất.

Đầu tiên là 2 lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào hai ngày 14/01/2009 và 9/04/2009, đều gửi lên Bộ chính trị Đảng CSVN, phân tích các phương diện bất lợi về chính trị, kinh tế, môi trường, quốc phòng, kỹ thuật của dự án này, dẫn tới đề nghị hoãn vô thời hạn việc triển khai dự án, bắt đầu gây được một tiếng vang trong công luận. Nhưng vì người viết “đứng trong tổ chức để phát ngôn”, ngoài ra không lên tiếng ở đâu cả, nên âm hưởng không dễ dàng lọt được ra ngoài. Dù sao, 2 lá thư của Đại tướng cũng đã có tác dụng kích hoạt, gợi cảm hứng cho một số kiến nghị dừng dự án bauxite ra đời tiếp liền theo, của các nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Thành Sơn, nhà văn Phạm Đình Trọng, học giả Nguyễn Trung, nhà báo Lê Phú Khải, TS Nguyễn Đức Hiệp... đều ít hay nhiều đánh động đến suy nghĩ của những ai tâm huyết với đất nước. Tuy vậy, đây cũng vẫn là tiếng nói của những cá nhân, hướng tới các cơ quan hoặc người đứng đầu quyền lực mà đối thoại, thuyết phục, hoặc được đăng trên một vài trang mạng đây đó, nên trước sau vẫn chưa thấu được đến tai nhiều người.

Phải đến bước thứ ba là 5 bản kiến nghị xuất hiện liên tiếp trong hai tháng 4 và 5 năm 2009, của một nhóm 3 người: Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng, mở đầu bằng bản Kiến nghị đề ngày 12-4-2009 với tiêu đề: KIẾN NGHỊ VỀ VỤ KHAI THÁC BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN, một mặt gửi đến 3 vị đứng đầu Chính phủ và Quốc hội là Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, mặt khác được đăng đồng loạt và công khai trên rất nhiều trang mạng, có kèm theo cả Thông báoThư mời ký tên vào Kiến nghị này, thì mới thật sự tạo nên một chuyển động mạnh mẽ, rộng rãi và sôi nổi trong dự luận. Và sự sôi nổi sẽ còn được nhân lên, giữ được cường độ liên tục, kéo dài cho đến hết năm 2009 - đến khi bị CA đánh sập - nhờ việc ra đời trang blog rồi sau đó là trang web