Sẹo độc lập hay sẹo củ chuối?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

ĐÔNG LA
SẸO ĐỘC LẬP HAY SẸO CỦ CHUỐI?

Đã có quá nhiều người viết về vụ đạo văn chương của Phan Huyền Thư, nếu chỉ có đơn thuần là chuyện đạo văn thôi thì tôi chẳng viết làm gì cho mất công, vậy mà tôi thấy vẫn cần phải viết về vụ việc này và về chính Phan Huyền Thư.
Chuyện lỡ tham “cầm nhầm” bị phát hiện nhưng biết ăn năn hối lỗi, người có tấm lòng bao dung, vị tha sẽ dễ dàng tha thứ cho vì cái tham là độc tính hàng đầu, ai cũng có không nhiều thì ít, không tham cái này thì tham cái kia, nên đạo Phật luôn khuyên răn chúng sinh cần phải tiêu diệt.
          Nhưng kẻ cắp lại cứ lặp lại tội lỗi, còn được nêu gương, được tôn vinh để có địa vị trong ngành truyền hình, có thể tác động đến dư luận, lên mặt dạy đời thì sự tha thứ lại thành ba phải, sai trái.
          ***
          Biết Phan Huyền Thư là “gương mặt thân quen” trên VTV từ lâu nhưng cụ thể làm gì thì tôi chưa để ý. Chỉ thấy Thư cũng hay làm dáng yểu điệu thục nữ như đàn chị Thu Uyên và xem chừng cũng có nét “yêu nữ” như Thu Uyên: 

            Vì tôi từng nghe từ lâu người ta kể một câu chuyện tình tay ba có thấp thoáng bóng dáng của Thư trong quan hệ với một cây viết hải ngoại mà anh ta đã thuật lại bằng hai câu thơ tếu đã thành rất nổi tiếng. Tôi không biết chính xác và tôi cũng không phải loại viết câu khách tầm thường nên không viết ra. Tôi từng phê phán chương trình Giai điệu tự hào vì thấy gì nói thế, không ngờ tới nay mới biết Thư chính là một trong những chủ trò – tác giả kịch bản của chương trình -  như Thu Uyên trong chương trình Trở về từ ký ức vậy. Nếu không có sự phê phán dữ dội của dư luận, để Thư tự ý lái chương trình đi như lúc đầu, thì không biết chương trình đó sẽ như thế nào rồi? Như vậy “bảng đen” truyền thống của VTV lại được chính thức ghi thêm tên Phan Huyền Thư, một chủ trò chương trình văn hóa nghệ thuật quan trọng nhưng lại đạo văn chương!
          Vậy Phan Huyền Thư là ai?
***
            Phan Huyền Thư ít người biết đã tốt nghiệp học viện âm nhạc quốc gia, từng đi hát, nhưng như chính Thư tâm sự: “

Tuấn Khanh: Người Việt hiến gì cho nhau?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Người Việt hiến gì cho nhau?

Tuấn Khanh
29-10-2015
 
Tháng 10/2015, Bộ trưởng Y tế Việt Nam được ghi nhận là người đầu tiên trong giới quan chức ký giấy hiến tặng nội tạng của mình, sau khi qua đời. Hành động này đã gây chú ý không ít cho giới truyền thông nhà nước, mới đây.

Mặc dù bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, nói rằng bà đã “âm thầm” hiến tặng từ năm 2013, nhưng bất kỳ ai cũng có thể thấy một chiến dịch đánh bóng hình ảnh khá rầm rộ đi theo sau đó, mặc dù tính theo mốc thời gian, thì đó là chuyện đã rất cũ. Thậm chí, bà Tiến còn nhận trả lời phỏng vấn, tự hào nói rằng mình có sợ hãi chút nào đâu.

Về ý thức, việc “không sợ hãi” này của bà Tiến mang đầy màu sắc tôn giáo. Bởi là một đảng viên Cộng sản, thuần phục chủ nghĩa vô thần thì việc “không sợ hãi” sau cái chết, có thể điềm chỉ rằng bà Bộ trưởng đã âm thầm hội nhập một tinh thần tín ngưỡng nào đó, rất khác với lời thể vô thần của bà.

Câu chuyện của bà Tiến, nhắc cho người ta nhớ đến ca sĩ Ngọc Sơn. Người nghệ sĩ bị coi là “bất trị” về phong cách và hành động, lại mới chính là người đầu tiên công khai ký hiến xác cho khoa học vào tháng 3/2007. Nhưng ngoài Ngọc Sơn, tất cả các bệnh viện ở Việt Nam vẫn đang sử dụng các phần hiến tạng của vô số con người, mà thật sự âm thầm – không ai cần phải để lại một cái tên.

Hiến xác hay hiến tặng các cơ quan nội tạng cho ngành y khoa từ lâu nay đã là việc rất đỗi bình thường trên thế giới. Hơn 200 triệu người Mỹ ghi danh đi làm bằng lái xe đều nhìn thấy câu hỏi bình thản trong hồ sơ, rằng có muốn hiến tặng thân thể sau khi chết không. Đã có tới 120 triệu người ký giấy hiến tạng mà không cần một cuộc phỏng vấn vinh danh nào.

Con người hiến tặng thân xác cho nhau, người Việt để lại đời mình, dâng hiến cho người còn sống là chuyện cũng không mới, ở nhiều trường hợp. Lịch sử hiến tặng cũng cần phải ghi tên tên bà Nguyễn Thị Năm ở làng Bưởi, Hà Nội, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long. Bà không những hiến tài sản của mình cho cách mạng, mà còn bị hiến tế cho sự thành công của một cuộc cách mạng tư tưởng đẫm máu vào 1953, tại miền Bắc Việt Nam.

Nói như vậy, chỉ để muốn giới thiệu rằng lịch sử hiến tặng sự sống hay sau sự sống cho nhau, đã nhiều trên cả thế giới, và Việt Nam cũng vậy. Vậy lý do gì để một sự kiện đã cũ của bà Bộ Trưởng lại được hâm nóng, vào lúc này?

Rất nhiều người Việt nhận ra một giai đoạn không chỉ có bà Kim Tiến, mà rất nhiều các quan chức của chế độ đột nhiên giành nhau lên tiếng trên báo chí, truyền hình. Thậm chí là những câu phát biểu làm cho hàng triệu người sững sờ về trình độ hay quan điểm tệ hại, nhưng buồn cười là các ngôn ngữ đó đó vẫn được giật tít, in đậm. Có thể đó là sự tận tâm của hệ thống tuyên truyền, có thể đó là sự chế giễu ngấm ngầm, hết sức thông minh của giới truyền thông nhà nước.

Hạnh phúc của dân tộc: Thiếu nhóm chứng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Những người ở vị trí lãnh đạo ở Việt Nam thường có những phát biểu làm tôi thấy... khó lọt tai. Chẳng hạn như bà phó bí thư thành uỷ HCM, khi được hỏi về việc bổ nhiệm các "thái tử đảng" (chữ này có gốc Tàu) vào vị trí lãnh đạo, bà nói rằng "Tôi nghĩ điều đó quá là hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ sao lại nghi ngại" [1]. Câu nói này, sau câu phát biểu của Phùng đại tướng, làm thế giới mạng dậy sóng.



Tôi muốn nhìn câu phát biểu này dưới lăng kính... khoa học. Và, khi đã nhìn dưới cái nhìn khoa học, các bạn sẽ thấy đây là một câu nguỵ biện. Trong khoa học, làm sao chúng ta biết một can thiệp hay một loại thuốc có hiệu quả? Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cho một nhóm bệnh nhân dùng thuốc đó một thời gian, rồi quan sát hiệu quả ra sao. Cách này thoạt đầu nhìn qua thì chẳng có gì sai, nhưng thật ra là có nhiều cái sai, nhưng hai cái sai hiển nhiên là như sau:

Cái sai thứ nhất là thiếu nhóm chứng (control), tức là nhóm bệnh nhân không dùng thuốc. Nếu không có nhóm chứng thì chúng ta không biết những gì mình quan sát trong nhóm điều trị là do thuốc hay do lí do gì khác. Chỉ có những người ngây thơ mới tin những dữ liệu từ một nhóm, vì những người am hiểu phải dùng dữ liệu của hai nhóm để so sánh rồi mới suy luận về nguyên nhân - hệ quả được.

Cái sai thứ hai là bias, trong trường hợp này là chủ quan. Nếu bạn để cho bác sĩ giải phẫu đánh giá hiệu quả điều trị trên bệnh nhân do chính bác sĩ đó điều trị thì sẽ xảy ra tình trạng bias. Bias là vì bác sĩ cũng chịu chi phối bởi yếu tố cảm tính và chủ quan, họ muốn tin những gì họ tin. Và vì thế những gì họ đánh giá là không chính xác và cũng chẳng có độ tin cậy cao. Người có kinh nghiệm phải để cho người khác độc lập đánh giá.

Quay lại với việc bổ nhiệm thái tử đảng mà bà Quyết Tâm cho rằng là "quá hạnh phúc cho dân tộc" cũng có hai cái sai hiển nhiên. Cái sai thứ nhất là nếu thay vì bổ nhiệm các thái tử đảng, chúng ta bổ nhiệm người NGOÀI đảng xem sao. Nếu không có nhóm ngoài đảng (tức "nhóm chứng") thì làm sao có thể biết được các thái tử đảng có tài hay bất tài. Hiện nay, bà ấy nói rằng các thái tử đảng là có tài, nhưng người ngoài đảng cũng có rất rất nhiều người có tài, và không cho họ cơ hội để thi thố tài năng & đóng góp cho đất nước phải xem là một cái tội đối với dân tộc.

Cái sai thứ hai là bias về đánh giá. Nếu đảng bổ nhiệm thái tử đảng, rồi đảng tự đánh giá, thì chẳng khác gì bác sĩ tự đánh giá hiệu quả điều trị của họ. Kiểu như vừa đá bóng vừa thổi còi, thì sao mà đáng tin cậy được. Nếu có cơ chế để người dân đánh giá thì mới biết việc bổ nhiệm thái tử đảng vào vị trí lãnh đạo có làm cho dân tộc hạnh phúc hay không. Không có đánh giá độc lập của dân thì không thể nói như bà phó bí thư được.

Ti-mua và đồng đội (bản đẹp)

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

...

Bây giờ Giê-nhi-a nhận ra dưới gáy em có một chiếc gối da mềm mại và dưới chân em có đắp một tấm chăn mỏng. Còn con chó thì không thấy nằm trên sàn nữa.


Như vậy là đêm qua có ai đã vào đây!

Giê-nhi-a choàng dậy. Em hất ngược mái tóc ra phía sau, vuốt lại nếp áo đã bị nhàu rồi cầm lấy chiếc chìa khóa và tờ điện báo chưa kịp đánh đang để trên bàn. Em toan chạy đi thì vô tình nhìn thấy trên mặt bàn có một tờ giấy viết chữ to bằng bút chì xanh:

"Cô bé, khi nào đi khỏi đây nhớ đóng chặt cửa lại cho". Bên dưới là chữ ký: "Ti-mua".

"Ti-mua? Ti-mua là ai nhỉ?.."

...

Ti-mua và đồng đội (bản đẹp pdf tự làm)

Bia và xăng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Giữa tháng 8 vừa rồi, tôi có chuyến công tác đến Malaysia. Trên đường từ sân bay về, ông bạn đối tác dừng lại ở một trạm xăng để bơm thêm xăng cho xe. Thời điểm đó ở Việt Nam mọi người đang mong giá xăng giảm từng ngày khi giá thế giới đã giảm về gần 40 đô la Mỹ/thùng, nên tôi tò mò xem giá xăng tại Malaysia. Thật ngạc nhiên khí giá xăng 95 tại đây chỉ 2,05 RM/lít (tức tương đương khoảng 11.200 đồng/lít), còn tại Việt Nam là hơn 20.000 đồng/lít. Buổi tối đó tôi đi dạo trong một siêu thị ở Kuala Lumpur thì thấy giá một lon bia Heineken là 11,45 RM (tương đương khoảng 63.000 đồng). Nếu ở trong nhà hàng thì giá bia còn đắt gấp 2-3 lần nữa. Vậy mà một lon bia Heineken ở Việt Nam ta giá tại siêu thị chỉ khoảng 18.000 đồng. Như vậy, tại thời điểm đó, giá xăng ở Việt Nam đắt gần 2 lần so với Malaysia. Trong khi, bia ở Malaysia đắt gấp 3,5 lần so với Việt Nam. Câu chuyện này nói lên điều gì?

XĂNG ĐẮT

Hỏi chuyện ông bạn đối tác người Malaysia vì sao xăng ở đây rẻ như vậy? Ông bạn trả lời do chính phủ trợ giúp người dân và doanh nghiệp. Ngoài yếu tố Malaysia rất mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến xăng dầu thì chính phủ còn giảm tối đa các khoản thuế và phí đối với xăng dầu. Chẳng hạn thuế GST (giống như thuế giá trị gia tăng VAT ở ta) thông thường khoảng 6%, còn đối với xăng dầu thì miễn, tức 0%.
Ngẫm lại tôi mới thấy đó cũng là một trong những lý do vì sao một container hàng nhập khẩu từ Malaysia có cước vận tải về TPHCM chỉ bằng 20% giá cước vận tải từ cảng Hải Phòng đến TPHCM.
Theo thống kê của Hội thẩm định giá Việt Nam thì hiện nay giá cước taxi tại Hà Nội và TPHCM là đắt nhất Đông Nam Á. Theo đó, giá cước taxi trung bình ở Bangkok là 3.800 đồng/km (6 baht), ở Manila là 5.700 đồng/km (11,93 peso), ở Jakarta là 6.300 đồng/km (4.000 rupiah) và ở Singapore cũng chỉ 8.700 đồng/km (0,55 SGD). Như vậy so với một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới là Singapore thì cước taxi tại TPHCM cao gần gấp đôi.
Báo Tuổi Trẻ hôm 16-10 có một bài báo phân tích khá chi tiết giá xăng tại Việt Nam hiện nay và dẫn chứng thông tin từ Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết trong giá bán hiện nay thuế và phí chiếm đến 50,4%. Riêng các loại thuế mà 1 lít xăng phải gánh bao gồm 4 loại: thuế bảo vệ môi trường với mức tuyệt đối 3.000 đồng, thuế nhập khẩu 20% (khoảng 1.750 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (khoảng 1.060 đồng), thuế giá trị gia tăng 10% (tương ứng 1.650 đồng). Sau khi áp các loại thuế phí theo quy định thì một lít xăng nhảy vọt lên gần 19.000 đồng, trong khi giá xăng nhập khẩu về đến Việt Nam chỉ vào khoảng 9.000 đồng/lít.
Gần đây công luận đã phản ứng mạnh mẽ trước những tác động tới công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ từ những nhóm lợi ích. Một trong những lý do cho việc tăng thuế và phí xăng không phải chỉ để tăng thu ngân sách mà còn nhằm bảo vệ lợi ích của tập đoàn Dầu khí. Để bảo vệ lợi ích của các nhà máy lọc dầu tại Dung Quất và sắp tới đây là Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sắp đi vào vận hành, tập đoàn này cũng đã kiến nghị Chính phủ cấp hạn ngạch để hạn chế xăng dầu giá rẻ nhập khẩu.

BIA RẺ

Câu chuyện giá bia ở Malaysia đắt hơn Việt Nam đến hơn 3 lần dẫn đến một câu hỏi là có nên giữ giá bia rẻ để tăng sản lượng bia thông qua đó tăng thu ngân sách hay không? Một số “thành tích” về thu ngân sách sách từ việc uống bia giá rẻ của người dân cho thấy thành phố Đà Nẵng là đô thị lớn thứ ba cả nước nhưng dự toán tổng thu ngân sách cả năm 2015 chỉ 11.661 tỉ đồng. Trong khi tổng nộp ngân sách hàng năm của Tổng công ty Rượu — Bia — Nước giải khát Sài Gòn khoảng 13.000 tỉ đồng. Tính đến giữa năm 2015, tổng thu ngân sách của Hà Tĩnh là hơn 2.500 tỉ đồng, trong khi riêng thu ngân sách từ chi nhánh bia Sài Gòn tại Hà Tĩnh là hơn 380 tỉ đồng. Phải chăng đó là lý do mà Hà Tĩnh phát động và “ép” người dân nơi đây uống bia Sài Gòn.
Phải chăng mặc dù biết những tác hại do bia rượu đem lại nhưng trước áp lực thu ngân sách từ những “con bò sữa” là các hãng bia mà Chính phủ vẫn chưa thể tăng mức thuế, phí đặc biệt như các nước đã đánh vào rượu bia.

LỜI GIẢI THUỘC VỀ CHÍNH PHỦ

Đã có một sự khác nhau trong điều hành kinh tế giữa Việt Nam và Malaysia đối với xăng dầu và bia. Câu hỏi đặt ra là chọn chính sách xăng dầu giá rẻ để hỗ trợ nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế và giảm áp lực đời sống người dân hơn hay đánh thuế và tăng phí mạnh để tăng thu ngân sách? Và chính sách đánh thuế mạnh vào bia để tăng thu ngân sách là tốt hơn hay khuyến khích người dân uống nhiều bia để thu thuế sẽ có lợi hơn?
Xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng để giảm chỉ số giá tiêu dùng CPI, giảm lạm phát, giữ nguyên hoặc tăng giá trị đồng tiền. Qua đó giúp ổn định đời sống người dân. Mặt khác việc xăng dầu giảm sẽ giúp chỉ số giá sản xuất PPI của doanh nghiệp giảm theo, dẫn đến không chỉ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà giúp giá bán sản phẩm cạnh tranh hơn. Khi mà sức cung và cầu tăng lên, GDP cũng tăng lên theo. Do vậy không chỉ người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn mà còn giúp cho nền kinh tế phát triển.
Với rượu bia, gạt sang một bên về những tác hại của rượu bia đối với đời sống xã hội, nhưng nhìn vào con số cả nước xuất khẩu gạo một năm chỉ đem được về cho đất nước 3 tỉ đô la Mỹ thì người dân trong nước cũng “đốt” luôn 3 tỉ đô la Mỹ vào bia và rượu. Đây thật sự là vấn nạn của đất nước.
Câu hỏi có thể đã có lời giải nhưng vấn đề là Chính phủ có mạnh dạn vượt qua những khó khăn của chính nội tại và áp lực từ những nhóm lợi ích để đưa ra những chính sách phù hợp vào thời điểm thích hợp.

Thời gian sẽ không chờ đợi khi mà TPP đã rất cận kề!

(Đinh Hồng Kỳ — www.thesaigontimes....)

Phúc Âm - Chương 1

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

PHÚC ÂM

Chương 1

1
Cuốn sách về phả hệ của Chúa Giê-xu, con trai của Đa-vít, con trai của A-bờ-ra-ham.
2 A-bờ-ra-ham sinh ra I-xác; và I-xác sinh ra Gia-cốp; và Gia-cốp sinh ra Giu-đa và các anh em của chàng;
3 Và Giu-đa sinh ra Pha-rét và Da-ra với nàng Tha-mar; và Pha-rét sinh ra Ét-xrôm; và Ét-xrôm sinh ra A-ram;
4 Và A-ram sinh ra A-mi-na-đáp; và A-mi-na-đáp sinh ra Na-át-xôn; và Na-át-xôn sinh ra Xan-môn;
5 Và Xan-môn sinh ra Bút-dờ với nàng Ra-cháp; và Bút-dờ sinh ra Ô-bét với nàng Rút-thơ; và Ô-bét sinh ra Gít-xơ;
6 Và Gít-xơ sinh ra vua Đa-vít; và vua Đa-vít sinh ra Xa-lô-mông với người đã từng là vợ của U-ri-át;

Tàn ác hơn thời Trung Cổ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bản tin độc quyền: Trải nghiệm của y sinh thực tập 
tại Tổng viện Quân y Lục quân tỉnh Thẩm Dương 
về hoạt động mổ cướp nội tạng sống
George, người đang sống lưu vong tại Canada,
từng là thực tập sinh tại Tổng viện Lục quân Thẩm Dương,
gần đây đã tiết lộ với Đại Kỷ Nguyên một sự thật động trời
vào thập niên 90 mà anh ta từng trải nghiệm qua.
Lời của người thực hiện cuộc phỏng vấn: Lúc phóng viên Đại Kỷ Nguyên Y Linh đến địa điểm hẹn gặp,  George biểu hiện rất bất an khiến cho người khác không khỏi kinh ngạc. Đó là một loại giày vò xuất phát từ rất sâu trong nội tâm, một cảm giác thống khổ dồn nén từ rất lâu. Biểu hiện ấy xuất hiện rất nhiều lần trong suốt quá trình phỏng vấn; không chỉ có một lần, nỗi đau này liên tục khiến George phải dừng lại, rất nhiều lần vẻ mặt của anh lộ hẳn nét hoảng sợ trong quá trình tường thuật câu chuyện, vì lý do an toàn, bài viết này sẽ không công bố thời gian và địa điểm cũng như các tình tiết liên quan đến người được phỏng vấn.
Người tường thuật: George
Phụ trách phỏng vấn và biên tập: Y Linh.
Sự việc phát sinh vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Lúc đó tôi là một sinh viên sắp tốt nghiệp trường quân y, đang thực tập tại khoa Tiết niệu thuộc Tổng viện quân y Lục quân Thẩm Dương. Có một ngày, bệnh viện đột nhiên nhận một cuộc gọi từ quân khu Thẩm Dương, họ nói đó là một mệnh lệnh quân sự, yêu cầu các nhân viên y tế lập tức lên xe chấp hành.
Nhiệm vụ quân sự bí mật
Lúc đó là thời gian vào buổi chiều, tôi nhớ là vừa sau bữa ăn trưa xong. Chủ nhiệm Khoa bắt đầu điểm danh, những bác sĩ và y tá không có tên được yêu cầu lập tức rời đi, chỉ những người có tên mới ở lại, tôi cũng nằm trong danh sách ấy. Sau đó Chủ nhiệm Khoa ra lệnh: tất cả những người còn lại, ngay từ giờ phút điểm danh phải cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài, kể cả với người thân hay bạn bè; bất cứ ai cũng không được chạm đến phương tiện liên lạc đại loại như điện thoại chẳng hạn.
Lúc xuất phát, trong đầu tôi cứ rối bời, không biết là mình sẽ đi đâu hay làm gì. Nhóm chúng tôi được điểm danh gồm cả bác sĩ lẫn y tá là 6 người, trong đó có 2 nữ y tá (một y tá trưởng và 1 y tá), 4 người còn lại là nam (3 bác sĩ quân y và một thực tập sinh nữa là tôi). Chúng tôi nhanh chóng tập hợp ngay sau đó, và bước lên một chiếc xe đã được ngụy trang thành xe chở bánh mì.

Thái tử Đảng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thái tử đảng

Trương Duy Nhất
16-10-2015

Hàng loạt cán bộ trẻ con ông cháu cha diện “Thái tử đảng” được cơ cấu vào cấp uỷ. Lịch sử, chưa thấy thời nào đội ngũ “Thái tử đảng” được cài nhét vào đông đến vậy.

Nguyễn Xuân Anh, 39 tuổi (con trai cựu Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi) hôm nay chính thức ngồi ghế Bí thư Đà Nẵng. Nguyễn Bá Cảnh, 32 tuổi (con trai cố Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh) cũng trúng Ban chấp hành thành uỷ Đà Nẵng.

Con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, cũng vừa được bầu vào Ban chấp hành tỉnh uỷ Bình Định. Con trai trưởng của Thủ tướng là Nguyễn Thanh Nghị hiện đương Phó Bí thư Kiên Giang, dự kiến sẽ được bầu làm Bí thư trong một hai ngày tới.


Trước đó, con trai cựu Bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh là Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi cũng được cất nhắc vào ghế Giám đốc sở Kế hoạch đầu tư, dù tạo nên một làn sóng phản đối đầy tai tiếng nhưng cũng vừa trúng Ban chấp hành tỉnh uỷ.

Tương tự “cậu ấm” Quảng Nam, con trai cựu Bí thư Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc là Huỳnh Thanh Phong, 30 tuổi, cũng đã được cất nhắc vào ghế Giám đốc sở Công thương và vừa trúng Ban chấp hành tỉnh uỷ.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, con trai Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Lê Thanh Hải là Lê Trương Hải Hiếu, 34 tuổi, cũng vừa được bầu vào Ban chấp hành thành uỷ.

Tại Phú Yên, Đào Bảo Minh, 38 tuổi, con gái cựu Bí thư Đào Tuấn Lộc trúng Ban thường vụ tỉnh uỷ…

Đấy mới là sơ bộ vài tỉnh thành đợt đầu vừa đại hội xong. Các tỉnh thành, Bộ ngành tiếp theo đại hội sẽ bổ sung tiếp hàng loạt, tôi tin là rất đông những con quan- quan con vào lớp “Thái tử đảng” nhiệm kỳ này.

Lớp trẻ này, cùng với dàn con ông cháu cha đã được bố trí cơ cấu xong từ nhiệm kỳ trước, tạo nên một đội ngũ “Thái tử đảng” hùng hậu và ken chặt trong hầu khắp các bộ máy từ Ban chấp hành trung ương đảng đến cấp Bộ ngành và Bí thư, Chủ tịch, giám đốc sở ban ngành địa phương.

– (Bấm đọc lại bài: Con quan- quan con). 
______________
Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bí thư Kiên Giang

VNN - Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang khóa 10 lần thứ nhất diễn ra tối nay đã bầu ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020.

Tại đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015-2020 hôm nay, các đại biểu đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa 10 gồm 56 người.

Kỷ niệm

37 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Đêm hôm ấy em tiễn bạn về đến tận cửa nhà. Cửa này là loại cửa gỗ có hai cánh dày và to mở vào phía trong, vào sảnh đi lên cầu thang bộ của loại nhà cao tầng cũ xây từ ngày xưa.

À quên, cũng phải nói thêm về Xanh Pê-téc-bua, về đường phố và nhà cửa của nó. Ở Mát-xcơ-va thì nói chung không có kiểu đường phố nhỏ, và nói chung không có xe có máy nổ chạy qua chạy lại, với hai bên là những nhà cũ như thế. Một kiểu phố nhỏ để đi bộ, là phố hẳn hoi, nhưng gọi là phố cũng được, gọi là sân nhà khu tập thể mình cũng được, em thích những chỗ như thế, sống ở những chỗ đấy, mình sẽ luôn có cảm giác "ở nhà", thấy cuộc sống nó nhìn được, sờ được, rõ ràng hơn, thật sự hơn, gần gũi hơn, hiện hữu hơn, và đêm ngủ ngon hơn. Thậm chí, em sẽ nói thật, ở đấy, nhiều lúc ngủ với điếm, thấy cảm giác không khác gì ngủ với người yêu.

Chính ra

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đang là mùa thi nên phòng học ở trong ký túc xá đã kín hết chỗ lúc anh khẽ đẩy cửa bước vào. Anh đang ngó nghiêng thì có người giơ giơ lên một ngón tay. Là An-đờ-riu-sa.

Phòng học kê ba dãy bàn, hai dãy phía ngoài có năm chiếc, dãy trong cùng bảy chiếc. Đều là cùng một loại bàn ghép bằng những tấm gỗ công nghiệp mỏng nhưng cứng cáp, có vỏ trơn và cứng kiểu như phíp màu be sáng, giả vân gỗ, cả chân bàn cũng chỉ là hai tấm gỗ như vậy, phẳng, dựng đứng ở hai bên, mặt bàn nằm ngang, dài vừa hai người ngồi, ở mỗi bàn cũng đều có hai chiếc ghế, nhưng nói chung, học thi kiểu này, ít ai thích ngồi chung nhau. Vì có nhiều sách vở phải bày bừa bộn lên mặt bàn là một, hơn nữa, ngồi học thế cảm giác nó không thật thoải mái lắm. Học giả đang nghiên cứu mê say, thì phải một mình một bàn.

Anh bạn cùng lớp An-đờ-riu-sa ngồi trong xó phòng ở bàn cuối cùng của dãy ngoài cùng nên anh không nhìn thấy bạn ngay. Thấy anh đã quay lại, anh chàng nở nụ cười toe toét trên khuôn mặt trắng trẻo phúng phính như mặt trẻ con phóng to, trở đầu ngón tay trỏ trỏ xuống mặt bàn, tay kia bắt đầu thu dọn sách vở.

- Ngon chưa? - Anh len vào, thì thầm.

- Ư ừ... - Bạn anh lắc lắc đầu - học đi, tối sang hỏi.

Ngoài trời đã tối mò lúc anh đang ngồi cặm cụi viết viết những kiến thức vừa mới nhét vào đầu ra giấy, anh hay học thuộc bài bằng cách đó. Ngoài kia tối, còn trong này đèn tuýp sáng trưng. Nhưng đấy là một giây trước, còn bây giờ, trang giấy anh đang viết cũng đang tối om.

Anh ngồi trong xó ở cuối phòng học, nên đến chỗ này chỉ có ánh sáng hắt từ phía ngoài vào. Nếu chắn mất ánh sáng từ hướng đó, thì không còn ánh sáng nào khác nữa. Cô đang nhìn anh chăm chú lúc anh ngẩng lên. Ngẩng lên rồi, thì anh cũng chợt trở nên hết sức chăm chú.

Tại cô xinh... (còn nữa)

Hòn đảo của bác sĩ Moreau

4 ý kiến, và ý kiến từ facebook

"Anh là người làm khoa học, anh muốn chỗ này có chút tri thức."
(Cái này em thích, em xin phép bỏ qua màn chào hỏi, em tham gia luôn)

HÒN ĐẢO CỦA BÁC SĨ MOREAU.
(H. G. Wells)

MỞ ĐẦU.
Vào mồng Một tháng Hai năm 1887, Lady Vain đã là thất lạc bởi sự va chạm cùng với một đối tượng trôi dạt vô chủ khi ở khoảng vĩ độ 1 độ S và kinh độ 107 độ W.

Vào mồng Năm tháng Một năm 1888 , tức là mười một tháng và bốn ngày sau - bác của tôi, Edward Prendick, một quý ngài sống cách biệt, người chắc chắn đã lên tàu Lady Vain tại Callao, và người đã được coi là đã chết đuối, đã được vớt lên ở vĩ độ 5 độ 3 'S và kinh độ 101 độ W trên một chiếc thuyền không boong nhỏ có cái tên khó đọc, nhưng cái đấy được cho là đã thuộc về chiếc thuyền buồm dọc bị mất tích Ipecacuanha. Ông ấy đã có những biểu hiện xa lạ với chính mình đến nỗi ông ấy đã bị coi là loạn trí. Rồi tiếp theo ông ấy đã khẳng định là trí não của ông ấy đã là trống rỗng kể từ thời điểm ông ấy thoát khỏi Lady Vain. Trường hợp của ông ấy đã được thảo luận giữa những nhà tâm lý học vào lúc đấy như một ví dụ hiếu kỳ về sự sa ngã của trí nhớ là hậu quả của áp lực vật lý và tinh thần. Câu chuyện kể sau đây đã tìm được giữa những giấy tờ của ông ấy bởi người cháu trai và là người thừa kế của ông ấy, người đã ký ở dưới, nhưng không kèm theo một yêu cầu rõ ràng bất kỳ nào liên quan đến việc xuất bản.

Vụ Giám đốc nhí: Thứ trưởng Bộ Nội Vụ lừa dối dư luận?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


YÊU CẦU ĐUỔI VIỆC THỨ TRƯỞNG NỘI VỤ VÔ DỤNG

FB Hoang Nguyen Van
6-10-2015

Sau làm việc với tỉnh Quảng Nam sáng 5/10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã đưa ra kết luận: bổ nhiệm GĐ Sở 30 tuổi… “đúng quy định và quy trình”.

Lời của ông Tuấn trên các báo, “ông Hoài Bảo đạt một số tiêu chuẩn của ngạch chuyên viên chính” (“một số” – Thanh Niên); “ông Bảo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đương chuyên viên chính” (“tương đương” – NLĐ); “Bộ Nội vụ không đặt ra quy định Giám đốc Sở phải có bằng chuyên viên chính” (Lao Động, Dân Trí); “Bộ Nội vụ không quy định giám đốc Sở phải có bằng chuyên viên chính mà chỉ đạt tiêu chuẩn của ngạch chuyên viên chính” (VnExpress).


Ông Tuấn nhấn mạnh tiêu chí ông Bảo có thời gian công tác trên 8 năm. Trong quyết định của Bộ trưởng Nội vụ thì đòi hỏi này nằm ở mục cuối cùng – mục 7 Các điều kiện khác. Về tiêu chí này thì đa số nhân viên thường cũng thừa đạt được.

Trong Quyết định số 82/2004/QĐ-BNV ngày 17 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đăng trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư Pháp, trong phần Tiêu chuẩn bổ nhiệm, mục 6 – Trình độ ghi rõ:

6.1. “Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên”: “đạt tiêu chuẩn” chứ không phải là “một số”, cũng không hề có “tương đương” như lời ông Tuấn nói trên NLĐ hay như bố ông Bảo trước đó đã bao che cho con.

6.4. Tốt nghiệp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên”: đòi hỏi cực kỳ quan trọng không thể thiếu này ông Tuấn và đoàn công tác hoàn toàn lờ đi.


Trước đó, trả lời trên báo Người Lao Động, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc không đưa vào xem xét đối với tiêu chuẩn “chuyên viên chính” là dựa vào quyết định của Tỉnh ủy Quảng Nam khóa vừa rồi (thừa nhận Quảng Nam chống lại quyết định của trung ương).

Như vậy có thể khẳng định ông Tuấn và đoàn công tác tiêu tốn tiền thuế của dân không những không chỉ ra cái sai mà còn cố tình bao che bằng cách ngang nhiên, trắng trợn bịa đặt, phủ nhận, bóp méo quyết định của cấp trên mình, của Bộ mình bất chấp quyết định này đã được công khai, minh bạch; coi thường, thách thức dư luận nhân dân. Đây là hành vi không thể tha thứ, bỏ qua vì đã gây ảnh hưởng nhiệm trọng uy tín của ngành, hủy hoại lòng tin của nhân dân vào đảng, chính phủ, tạo phẫn nộ, bức xúc trong dư luận.

Yêu cầu chính phủ đuổi việc ngay ông Thứ trưởng và đoàn công tác vô dụng này.
________

Mời xem Quyết định số 82/2004/QĐ-BNV ngày 17 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

(Bài viết của tác giả Xuân Nguyên)

Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (Kỳ 2)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

clip_image001

Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của “Việt cộng”.

Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình.

Phần lớn những người này đều nói giọng miền Bắc, mới. Họ có một lối diễn đạt thời thượng thật dễ gây ấn tượng. Anh bạn tôi, một người làm real estate – môi giới mua bán bất động sản ở Mỹ – kể lại cuộc trò chuyện với một khách hàng như vậy, và được biết nhà được mua ngay bằng tiền mặt, mà người khách dằn giọng “tiền tươi!”.

Không chỉ ở nơi đó, nhiều năm gần đây, cộng đồng Việt Nam ở Texas cũng hay nói với nhau rằng khu Bellaire đang ngày càng nhiều những người chạy khỏi Việt Nam hợp pháp như vậy. Thậm chí, không chỉ xuỳ tiền nhanh để mua nhà – lớp người này rất nhiều tiền – họ mua luôn các cơ sở thương mại. Từ các tiệm nail với giá vài chục ngàn cho đến các siêu thị giá trên chục triệu USD, một thế hệ khác chính kiến, khác tư duy đang len lỏi vào các cộng đồng Việt Nam chống Cộng để mong an cư và sinh tồn. Nơi quần cư cho tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chế độ cộng sản mà nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từng gọi là “một Việt Nam bên ngoài Việt Nam”.

Có lẽ vì vậy, mà ở các khu người Việt như vậy, biển quảng cáo của các luật sư di trú ngày càng nhiều. Trên đài phát thanh hay truyền hình cũng ra rả các lời mời tư vấn tìm hiểu cách lấy thẻ xanh để được ở lại nước Mỹ.

Sẽ là một điều chua chát, nếu nhìn lại lịch sử. Dù nước Mỹ vẫn bị gọi là thua trận và bị “đuổi” khỏi Việt Nam theo các văn bản tuyên truyền, nhưng đích đến giờ đây của nhiều quan chức Việt Nam vẫn là nước Mỹ chứ không là đồng minh số một Trung Quốc. Thậm chí các quan chức, giới tư bản đỏ hiện tại của Việt Nam còn bỏ ra rất nhiều tiền để được trụ lại quốc gia thù địch đó, cho mình là cho con cái của mình.

Nhiều người Việt Nam sống bằng đồng tiền lương thiện ít ỏi của mình tại Mỹ đã ngạc nhiên hỏi rằng “họ là ai, sao giàu vậy”. Thật không dễ trả lời. Trong những người đến Mỹ hay bất kỳ quốc gia phương Tây thù địch nào khác, có những người làm mọi cách như một cuộc tỵ nạn về an sinh, giáo dục… nhưng cũng có những người chạy đi, để âm thầm đào thoát khỏi lý tưởng của mình.

Anh Mến, một người sống ở Kansas chỉ hơn 10 năm, trong một cuộc gặp ngẫu nhiên đã thảng thốt kể rằng anh chứng kiến những người Việt đến Mỹ mua một lúc 2, 3 căn nhà. Thậm chí họ còn luôn đón mua hàng chục chiếc Iphone đời mới nhất để gửi về, so với anh đến nay vẫn còn mắng con khi thấy chúng xài viết chì được phân nửa đã vứt đi. “Việt Nam bây giờ dễ kiếm tiền lắm hả anh?”, anh Mến ngơ ngác hỏi.

Thật khó mà giải thích với anh Mến, dù cùng là người nói tiếng Việt với nhau. Vì ngay ở quê hương lúc này, hàng triệu người đang nuốt các bữa ăn công nhân hàng ngày tệ bạc đến mức như công khai bào mòn tuổi xuân của họ. Những vùng quê đói nghèo phải xin gạo trợ cấp mỗi năm, nhưng đầy dẫy các quan lớn vẫn lên nhà cao, tậu xe to và viết các dự án xây tượng đài hàng ngàn tỉ.

Trường St Polycarp ở thành phố Staton, Quận Cam, là một trong những trường tư thục Công giáo mà nhiều gia đình người Việt dù tốn tiền nhưng vẫn hay gửi con vào vì mong chúng học kiến thức, và học được cả đức tin. Thỉnh thoảng, cũng có những gia đình đem con đến và cho con cái làm quen với Jesus thay cho học tin vào một lãnh tụ. Năm ngoái, chiếc xe đỗ trước cửa trường đưa đứa trẻ vào học, có cả ông bà theo để xem nơi học thế nào. Đó là những người vẫn còn mang đậm phong thái cán bộ với quần áo, giày dép vả cả giọng nói.

Khi gia đình này bước qua sân trước, vòi nước tự động tưới cây bất ngờ bị hư, nên làm tràn ra một vũng nước. Người phụ nữ lớn tuổi bước qua, càu nhàu “Thế này là không được. Phải nói nhà trường xem lại coi chứ thế này thì đi hư hết cả giày”. Thấy tôi là người Việt, đang đứng gần ở nơi bán hàng gây quỹ cho trường, nên bà nói luôn “Anh có làm ở đây không, anh nên nói với ban giám hiệu”.

Tôi nhớ đến Sài Gòn, Hà Nội… nhớ những ngày nước ngập lụt lội đến tận giường. Nhớ đến những mùa nhập học hàng ngàn phụ huynh vật vã, lê lết khắp nơi chạy trường cho con mình, dù phải gửi lót tay. Có lẽ người Việt đã quen sống vất vả và chịu đựng nên mọi thứ quen dần, đến khi tiếp cận với một đời sống tự do và dân chủ, ai cũng hăng hái tìm và thể hiện quyền của mình. Dĩ nhiên vòi nước được sửa ngay sau ấy không lâu, mà ban giám hiệu không đổ thừa cho biến đổi khí hậu hay thiếu tiền ngân sách. Gia đình đó khi quay lại hôm sau, chắc sẽ hài lòng và nghĩ mình được tôn trọng, khác với những ngày tháng mà bao nhiêu người dân ở quê hương giận dữ với hiện trạng nhưng thấy mình luôn bị biến thành trò hề. Bài học của cuộc sống đơn giản hiện rõ trên gương mặt của gia đình đó, mà tôi thấy, là sự tự tin và quyền của con người, có thể rất khác khi họ ở Việt Nam, bị cảnh sát giao thông ngoắc xe vào vô cớ, đã vội móc túi tìm vài trăm ngàn để lướt qua nan đề thật nhanh.

Một trong những câu nói nổi tiếng của nhà văn, diễn thuyết gia John Mason, cũng là tựa đề một quyển sách nổi tiếng của ông, có tựa đề “Bạn được sinh ra như một nguyên bản, vậy đừng chết như một phiên bản” (You were born an original. Don’t die a copy) có lẽ là một trong những động lực thúc đẩy âm thầm nhưng mãnh liệt trong lòng người Việt từ nhiều đời nay. Đã có rất nhiều người ra đi, để được thấy mình và con cái của mình được sống như là chính mình, như một nguyên bản. Nhiều năm sau 1975, vẫn có những dòng người ra đi rất xa khỏi quê hương để tìm lại phần nguyên bản của mình.

Nghèo khó, họ có thể thành người rơm ở Anh hay bị xua đuổi ở Campuchia. Giàu có, họ trở thành những kẻ lưu vong hoặc nhấp nhổm với cuộc sống mới mà mắt vẫn đau đáu về quê nhà. Lịch sử thế giới chắc sẽ lại phải ghi thêm một chương kỳ lạ. Con người và muông thú lên thuyền ông Noah để gột sạch mình cho một thế giới mới, nhưng người Việt hôm nay lại lặng lẽ lên chiếc thuyền mong cứu chuộc nguyên bản của đời mình, cứu chuộc một cuộc sống đơn giản, thật thà và tự do.

Nhưng tại sao chúng ta không thể là nguyên bản ở quê hương mình? Vì sao chúng ta phải sống không là mình nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Tôi đang hình dung người đàn ông có xe hơi đắt tiền không bỏ xe giữa con đường ngập nước ở Sài Gòn mà ông ta cùng nhiều con người nữa đang ướt sủng sẽ đi thẳng đến cơ quan nhà nước để hỏi rằng vì sao? Tôi hình dung gia đình Việt Nam di cư đến Mỹ đó sẽ không chất vấn một ban giám hiệu ngoại quốc về của công, mà sẽ cất tiếng nói như vậy trên chính đất nước mình? Một cuộc sống thật và đơn giản – nguyên bản vì sao đang phải bị đánh tráo bằng những phiên bản vô hồn và nhạt nhẽo?

Chúng ta được dặn dò hãy chỉ nên lo làm ăn, và đừng quan tâm đến chuyện gì khác. Và nhiều người Việt đã rất mất rất nhiều thời gian để làm được điều đó rồi giật mình nhìn thấy thế giới này không chỉ no đủ là tất cả. Không ít người giàu có, thậm chí quan chức đã dồn tất cả để ra đi và đổi một cuộc sống khác. Thậm chí đó là cuộc sống mà trước đây họ bảo vệ và coi những kẻ từ bỏ, ra đi là thù nghịch.

Cuộc sống đang như vậy. Rất hiện thực. Khi viết một bài trước đây, một bạn trẻ, có khuynh hướng dư luận viên, đã nhắn cho tôi “vậy cứ nghèo đi, nghèo hoài đi”. Dĩ nhiên, đó lại là một khái niệm khác, mà nếu hiểu những gì tôi viết ắt bạn trẻ ấy sẽ không nói như vậy. Vì câu hỏi của tôi rất rõ rằng chúng ta – người Việt, đang cố giàu lên và sau đó là gì?

T. K.

Nguồn: https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2015/09/30/nguoi-viet-co-giau-len-de-lam-gi-ky-2/

Xem kỳ 1: http://www.boxitvn.net/bai/37760


(Bài viết của tác giả bauxitevn)