Kết luận điều tra của Bộ Công An về vụ án Nguyễn Hữu Vinh

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bản Kết luận Điều tra 
“Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn…”

BaSam
30-10-2014 
Chúng tôi vừa nhận được bản “Kết luận điều tra” về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân“, do Cơ quan An ninh Điều tra lập ra. Kính mời độc giả:

IMG_2367


IMG_2368
IMG_2369
IMG_2370
H71
IMG_2372
IMG_2373
IMG_2374
IMG_2375

 


(Bài viết của tác giả Tễu)

Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường đại học Hoa Kỳ mạo danh ở Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo
21 trường đại học Hoa Kỳ mạo danh ở Việt Nam

Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học và trường học độc lập từ Mỹ, tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường đại học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.


Tiến sĩ Mark A.Ashwill hiện là giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một công ty có trụ sở Hà Nội và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục Việt Nam.
Lâu nay, tình trạng lo ngại chất lượng đào tạo của các trường đại học trong nước, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng.
Chính vì vậy mà các trường đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu... được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường Việt Nam đang nhồi nhét.

Học phí của những trường đại học quốc tế như vậy không rẻ, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng sinh viên trong nước tham gia học rất đông.
Hiện danh sách 21 trường đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được tiến sĩ Mark A.Ashwill phát đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ phản hồi nào từ Bộ Giáo Dục CSVN.
Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University - nơi cấp bằng tiến sĩ giả cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Trung Quốc: Bắt bớ người ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Các vụ bắt giữ liên tục xảy ra đối với những người bày tỏ sự ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông 

Brice Pedroletti, Le Monde 
Blog Thụy My

Vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc họp cấp lãnh đạo từ thứ Hai 20 đến thứ Năm 23/10/2014 xung quanh chủ đề « pháp quyền », một nhóm luật sư và nhà tranh đấu cố gắng hỗ trợ cho những người bị bắt ngày càng nhiều trong các tuần lễ vừa qua - trong đó có nhiều nghệ sĩ – chỉ vì họ bày tỏ sự ủng hộ, thường là trên mạng, đối với những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.

Hôm thứ Hai, ngày khai mạc đại hội, luật sư Chu Thế Phong (Zhou Shifeng) đã đến ba trại giam ở Bắc Kinh và vùng ngoại vi để tìm cách gặp gỡ bốn thân chủ, cũng như xác định một người thứ năm, «mất tích » từ ngày 10/10 xem đang ở đâu. Nhưng ông không đạt được mục đích. Ngay tối hôm đó, luật sư giải thích cho Le Monde : « Tôi đã lưu ý với công an là luật pháp quy định các thân chủ tôi có thể gặp luật sư trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi bị bắt. Nhưng họ né tránh trả lời ». 

Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng 

Các thân chủ của ông, trong đó có Trương Miểu (Zhang Miao), làm việc cho tuần báo Đức Die Zeit, các nghệ sĩ Trương Hải Anh (Zhang Haiying) – nổi tiếng với các bức chân dung những cô gái mại dâm bị công an bắt – và Lữ Thượng (Lu Shang), đã bị giam giữ từ ngày 2 đến 11/10. Luật sư Chu Thế Phong giận dữ : « Việc này hoàn toàn bất hợp pháp, họ không tôn trọng các quy định ». Ông đã quá chán ngán với cái Nhà nước công an vốn không màng đến các thủ tục sơ đẳng. Trương Miểu đi dự một buổi ngâm thơ tại làng nghệ thuật Tống Trang, ở ngoại ô Bắc Kinh, để ủng hộ những người biểu tình Hồng Kông. 
.
 
Bộ sậu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc trước đài liệt sĩ ở Thiên An Môn, 30/09/2014.

Đại hội Đảng lần IV, kết thúc hôm thứ Năm 23/10 với lời kêu gọi một « Nhà nước pháp quyền theo kiểu Trung Hoa », trong thông cáo bế mạc đã nhấn mạnh đến việc « tôn trọng Hiến pháp ». Bên cạnh đó là việc thành lập một cơ chế vốn trước nay chưa hề hiện hữu tại Quốc hội, để giám sát các vi phạm, trong khi vẫn nhắc nhở rằng « yêu cầu hàng đầu của pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng

ĐẦY TỚ ĐUỔI CHỦ !? * của Nghệ sĩ NGUYỄN THỊ KIM CHI

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 Hôm 15-10-2014, anh em chúng tôi gồm có: Bác Nguyễn Khắc Mai, Phan Văn Phong, Mai Xuân Dũng, Nguyễn Bá Dần, Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lịch, Lê Hồng Phong, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền, Vũ Quốc Ngữ, Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê Hùng, Hà Thanh, Nguyễn Thị Kim Chi cùng một số bà con dân oan đến ban Dân nguyện thuộc Thường vụ Quốc hội, số 22 - Hùng Vương, đưa “Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô”.
Chúng tôi có mặt tại ngã tư Trần Phú - Hùng Vương vào 9 giờ sáng đã thấy tứ phía công an và rất nhiều thanh niên nam nữ mặc áo in ba chữ DLV - đó là các Dư Luận Viên - đông như Hồng vệ binh trực sẵn.
 Bác Khắc Mai cùng với các anh Phan Văn Phong, Nguyễn Bá Dần, Mai Xuân Dũng đi vào trước. Chờ tiến sĩ Xuân Diện (Chú Tễu) và một số anh em chưa thấy tới nên 9 giờ 30 chúng tôi xếp hàng trật tự qua đường đến Ban Dân nguyện, số 22 Hùng Vương. Đến nơi, không thấy nhóm đi vào trước mà một lượng lớn công an và DLV ào tới quây lấy chúng tôi. Công an và DLV chĩa máy về phía chúng tôi chụp hình lia lịa, nhưng cấm chúng tôi không được chụp hình. Lê Hồng Phong chụp ảnh lại thì liền bị công an bắt đi. Chúng tôi bị ngăn không cho vào ban Dân nguyện để đưa yêu cầu.
Nghệ sĩ Điện ảnh Kim Chi
Không có một cán bộ nào của ban Dân nguyện tiếp chúng tôi, một người không tự giới thiệu chức danh ra bảo: “Ở đây không tiếp dân. Ai muốn đưa đơn từ thì vào số 1- Ngô Thời Nhiệm trong Hà Đông mà đưa”. Trong khi người kia nói thì số DLV nhào tới khiêu khích. Họ bảo: “Các người lấy quyền gì mà tiếm quyền yêu nước của chúng tôi!”.  Người ta đã dạy cho lớp trẻ của chúng ta yêu nước như thế, và chỉ có họ mới được quyền yêu nước dưới cái ô che đầu của công an. Tôi chợt rùng mình thấy sự trùng hợp với cảnh Hồng vệ binh Trung Quốc ngày xưa. Chúng tôi bảo nhau không nói gì để tránh việc các DLV đáng tuổỉ con, cháu nội, ngoại mình có cớ để “trẻ không tha, già không thương”, sẵn sàng gây sự.
Dư luận viên khiêu khích, công an thì phát loa xua đuổi ầm đường phố. Ban Dân nguyện thì không tiếp dân... Chúng tôi buộc phải quay ra. Mọi người rất lo Lê Hồng Phong bị đánh nên chờ Phong mà không đi Hà Đông.
Mấy hôm trước truyền hình VTV1 đưa tin đại biểu Quốc hội tiếp dân, Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến của dân. Hôm nay dân đến với ban Dân nguyện với hàng ngũ chỉnh tề, mang đến bản yêu cầu, nguyện vọng của dân thì công an xua đuổi, dư luận viên bao vây gây sự. Hình như ở nước ta bài học Hồng vệ binh của Trung quốc đã được học tập, áp dụng bằng cách thay tên đổi họ cho lực lượng âm binh này để đưa vào hoạt động trấn áp những người chống Tàu cộng và đòi NHÂN QUYỀN.

Tóm tắt diễn biến đàm phán Hồng Kông ngày 21/10/2014

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

TÓM TẮT DIỄN TIẾN BUỔI ĐÀM PHÁN 

GIỮA ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN HỒNG KÔNG VÀ ĐẠI DIỆN SINH VIÊN HỌC SINH HỒNG KÔNG


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

- Yvonne Leung: các đại diện của chính phủ đang muốn bày trò với chúng ta, chúng ta không thể bỏ cuộc. Họ nói quyết định của NPCSC không thể thay đổi.

Buổi đàm phán giữa chính phủ và sinh viên Hong Kong đang diễn ra và được tường thuật trực tiếp.

Mỗi bên có 5 phút mở màn, 90 phút tranh luận (mỗi người nói từ 3-5 phút), và 10 phút dành cho phần kết luận của mỗi bên. 

Post này mình sẽ edit khi lấy được hết tin, tạm thời ko hiểu sao đường truyền Internet quá chậm từ VNPT cho tới FPT.

clip_image001 
clip_image002 
clip_image003 
clip_image005

Trong buổi đàm phán hôm nay, trước các yêu cầu phổ thông đầu phiếu của sinh viên, bà Carrie Lam không ngừng nhắc nhở rằng Hong Kong không phải là một quốc gia độc lập. Các quy tắc của pháp luật là giá trị cốt lõi của HK, chính phủ tôn trọng quyền đòi hỏi của sinh viên nhưng họ (sinh viên) phải tuân thủ pháp luật.

Đại diện sinh viên, Shum đặt câu hỏi liệu chính phủ có xem xét chính thức lý do tại sao có rất nhiều người sẵn sàng ngủ trên đường phố trong 20 ngày qua, phải đối mặt với hơi cay và nước mắt. Đó là những gì mà họ muốn ư?

Khi đại diện chính phủ kêu gọi các sinh viên hãy trở về nhà, Alex Chow trả lời: Nếu các bạn đi đến các địa điểm thiền toạ, bạn sẽ thấy tất cả các thế hệ ở đây. Điều duy nhất mà chính phủ có thể đạt được mục tiêu kêu gọi mọi người trở về nhà là hãy chỉ ra cho họ một lộ trình, một thời gian biểu cụ thể để thực hiện mục tiêu dân chủ.

Bà Thatcher ĐÃ MẤT HONGKONG NHƯ THẾ NÀO?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Bà Thatcher đã mất Hong Kong như thế nào? 

Mạnh Kim
FB  Mạnh Kim

Chuyến công du Bắc Kinh tháng 9-1982 của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher là một trong những cột mốc quan trọng đưa đến việc Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc. Trong chuyến đi này, khi hai bên còn thương thảo, Đặng Tiểu Bình đã dọa rằng nếu Anh không chấp nhận điều kiện Bắc Kinh, Trung Quốc có thể chiếm Hong Kong bằng vũ lực…

Tại sao phải trả Hong Kong cho Trung Quốc?

Vương quốc Anh sở hữu Hong Kong bằng ba hiệp ước, liên quan ba vùng đất trên lãnh thổ Hong Kong: Hiệp ước Nam Kinh 1842; Hiệp ước Bắc Kinh 1860 và Hiệp định mở rộng lãnh thổ Hong Kong 1898. “Nam Kinh Điều Ước” nói đến việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn (“thường viễn”) đảo Hong Kong (hòn đảo phía Nam Đặc khu Hong Kong hiện tại) – như một “chiến lợi phẩm” đối với Anh sau Cuộc Chiến Nha phiến lần thứ nhất; “Bắc Kinh Điều Ước” liên quan việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn bán đảo Cửu Long (sau Cuộc Chiến Nha phiến lần hai); và Hiệp định 1898 liên quan việc cho thuê khu Tân Giới trong 99 năm (hết hạn ngày 30-6-1997). 

Hiệp định 1898 trở thành nguồn gốc của mọi rắc rối. Đầu thập niên 1980, khi lãnh thổ Hong Kong phát triển thành khu kinh tế nổi trội, giới doanh nghiệp Hong Kong bắt đầu lo lắng về tương lai Hong Kong sau cột mốc 1997. Chiếu theo nội dung ba hiệp ước, chỉ khu Tân Giới là được trả cho Trung Quốc sau thời hạn 99 năm; trong khi đảo Hong Kong lẫn Cửu Long vẫn thuộc về Anh. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, cả ba khu đã hợp nhất thành một, xét về mặt kinh tế. Vấn đề gây lo ngại là, ba khu - đảo Hong Kong, Cửu Long và Tân Giới - sẽ thuộc về Anh hay Trung Quốc? Nếu thuộc về Trung Quốc, các hợp đồng thuê đất của giới doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào? Và còn các dự án đầu tư đan xen giữa ba khu vực vốn không hề được tách biệt bằng ranh giới địa lý cụ thể…? Tháng 9-1982, Thủ tướng Thatcher sang Bắc Kinh trong bối cảnh như vậy. Viết trên The Independent, tác giả Robert Cottrell đã thuật nhiều chi tiết hậu trường về chuyến đi trên…

Chuyến công du của bà Thatcher, lần đầu tiên với một Thủ tướng Anh đương nhiệm, đã được báo chí Trung Quốc cố tình dìm thấp, như một sự kiện chính trị không đáng quan tâm. Trên Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc, sự kiện Thatcher đến Bắc Kinh được “xếp” ở bản tin thứ tư, sau bản tin về chương trình làm việc Quốc hội, sau bản tin về công nhân mỏ Hà Nam; sau bản tin Kim Nhật Thành đến Tây An. Tháp tùng Thatcher là thư ký riêng Robin Butler; tùy viên báo chí Bernard Ingham; tân Toàn quyền Hong Kong Sir Edward Youde; và trợ lý thứ trưởng ngoại giao đặc trách châu Á-Thái Bình Dương Alan Donald (do bất đồng với Ngoại trưởng Francis Pym trong vấn đề Falklands nên bà Thatcher để ông ở nhà). Thatcher được tư vấn trước đó là nên đề cập tách bạch giữa vấn đề “chủ quyền” với “quản lý hành chính”, cụ thể: Vương quốc Anh có thể giao lại chủ quyền toàn bộ Hong Kong nếu Bắc Kinh đồng ý để Anh quản lý hành chính sau thời điểm 1997. 

Gặp Đặng Tiểu Bình

Từ phi trường, Thatcher được đưa đến Nhà khách Điếu Ngư Đài rồi dự lễ đón tiếp tại Đại lễ đường Nhân Dân, nơi bà có cuộc hội đàm ngắn với đồng cấp Triệu Tử Dương. Trong tiệc tối, Triệu bắt đầu làm nóng vấn đề Hong Kong, dù cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ chưa chính thức diễn ra: “Trong quan hệ song phương của chúng ta, có những vấn đề để lại từ lịch sử cần phải được giải quyết thông qua con đường thương nghị”. Thatcher trả lời: “Chúng ta chưa bắt đầu bàn đến vấn đề Hong Kong. Tôi sẽ theo đuổi vấn đề quan trọng này với ông vào ngày mai”. Tuy nhiên, “vào ngày mai”, Bắc Kinh đã gây sức ép tâm lý trước. Sáng hôm đó, tại hành lang Đại lễ đường Nhân Dân, ngay trước căn phòng mà Thatcher chờ bên trong, họ Triệu đứng với một nhóm phóng viên Hong Kong và bất ngờ tuyên bố: “Trung Quốc chắc chắn sẽ lấy lại chủ quyền Hong Kong”! Bắc Kinh muốn đánh tiếng rằng chuyến đi của bà Thatcher sẽ chẳng có ý nghĩa gì. 

Thatcher đến Bắc Kinh trong tình trạng không được khỏe. Bà đã tỏ ra mệt trong chuyến công du bốn ngày tại Nhật trước đó. Vào thứ năm 23-9, sau cuộc gặp với họ Triệu, bà gần như không thể tỉnh trong suốt chương trình hòa nhạc Beethoven do sinh viên Học viện âm nhạc Bắc Kinh biểu diễn. Bà còn phải đến Học viện nghệ thuật trung ương; dự chương trình ra mắt sách của Hội đồng Anh; và có mặt trong tiệc tối với giới doanh nghiệp Anh tại khách sạn Kiến Quốc (“Bắc Kinh Kiến Quốc phạn điếm”) trước khi trở về phòng nghỉ lúc tối mịt. 

Sáng hôm sau, thứ sáu 24-9, Thatcher bắt đầu gặp Đặng Tiểu Bình. Tại Đại lễ đường Nhân Dân, Đặng ngồi cùng Ngoại trưởng Hoàng Hoa, Phó Thủ tướng Chương Văn Tấn và đại sứ Trung Quốc tại Anh, Kha Hoa. Gặp Thatcher, Đặng đốp: Trung Quốc không thể làm gì khác hơn là lấy lại chủ quyền toàn bộ Hong Kong vào năm 1997; và Bắc Kinh sẽ làm điều đó, bất luận Anh muốn hay không. Hong Kong - bà Thatcher trả lời – phải hiểu là thuộc về Anh, với sự ràng buộc của ba hiệp ước có giá trị pháp lý quốc tế, trong đó có hai hiệp ước liên quan vấn đề nhượng vĩnh viễn. Trung Quốc không thể bác bỏ thực tế này. Nếu muốn lấy lại toàn bộ Hong Kong, cách duy nhất là phải làm theo luật, thông qua việc thay đổi các điều khoản của ba hiệp ước, với sự đồng ý của Anh… Thatcher nói thêm, bà hiểu “sự quan trọng” của “vấn đề chủ quyền” đối với Trung Quốc, nhưng điều mà Chính phủ Anh quan tâm chủ yếu là phải có một bộ máy quản trị hành chính Anh duy trì tại Hong Kong sau năm 1997, để bảo đảm “sự ổn định và thịnh vượng” của lãnh thổ. Thatcher hàm ý, một Hong Kong mà Anh đã giúp xây dựng thành trung tâm thương mại mậu dịch quốc tế không thể phút chốc bị tuột mất về tay Trung Quốc.

Đây là điều mà Đặng không muốn nghe. Chưa lần nào kể từ khi quan hệ hai nước được bình thường hóa năm 1972 mà một thủ tướng Anh dám trực tiếp lên tiếng phản đối việc trao trả Hong Kong. Thế mà bây giờ, một thủ tướng Anh muốn quay ngược đồng hồ và nói với Trung Quốc bằng thứ ngôn ngữ của thực dân thế kỷ 19, biện bạch những sự sai trái trong hai Cuộc chiến Nha phiến, buộc Trung Quốc phải một lần nữa mất mặt thừa nhận sự yếu đuối và nỗi nhục năm nào. Nếu đồng ý để Anh ở lại Hong Kong sau năm 1997, Đặng nói, ông chẳng khác bọn bán nước nhà Thanh đã trao đất Trung Quốc cho Anh bằng các hiệp ước phi pháp và vô giá trị. Bắc Kinh không thể chấp nhận điều đó. Cờ Anh phải biến mất. Toàn quyền Anh phải biến mất. Và chỉ Trung Quốc mới có thể quyết định chính sách nào thích hợp cho tương lai Hong Kong. Vương quốc Anh chỉ có thể “hợp tác” trong tiến trình chuyển giao. Mà nếu không cùng Trung Quốc thỏa thuận chuyển giao trong vòng hai năm, Bắc Kinh sẽ đơn phương tuyên bố chính sách riêng về số phận Hong Kong… Cuối cùng, để thêm phần nặng cân, Đặng dọa sẽ dùng vũ lực nếu cần: “Tôi có thể bước vào (Hong Kong) và lấy lại tất, ngay trong chiều nay”! 

Cuộc gặp kết thúc. Không có kết quả cụ thể. Bản tuyên bố chung sau đó ghi: “Lãnh đạo hai nước đã tiến hành các buổi nói chuyện sâu rộng trong một bầu không khí hữu nghị về tương lai Hong Kong. Cả hai nguyên thủ đã thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề. Hai nguyên thủ đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán thông qua các kênh ngoại giao sau chuyến công du này nhằm đạt được mục đích chung là duy trì sự ổn định và thịnh vượng cho Hong Kong”. 3g chiều cùng ngày, Tân Hoa Xã đã xỏ lá khi thuật: bản tuyên bố chung nêu rõ “quan điểm Chính phủ Trung Quốc về việc lấy lại toàn bộ Hong Kong là trước sau như một”! Bản tin này xuất hiện ngay thời điểm Thatcher tổ chức cuộc họp báo riêng. Khi được phóng viên hỏi về nội dung bản tin Tân Hoa Xã, bà Thatcher vẫn duy trì quan điểm riêng: “Có ba hiệp ước đang tồn tại. Chúng tôi sẽ bám chặt vào các hiệp ước trừ khi chúng tôi quyết định khác đi. Ở thời điểm này, chúng tôi bám chặt vào các hiệp ước”. Trước thái độ của Thatcher, Bắc Kinh tức giận. Chỉ một mình Triệu Tử Dương đến dự tiệc chia tay bà Thủ tướng tổ chức tại Đại lễ đường Nhân Dân. 

Tháng 10-1983, khi các cuộc đàm phán bế tắc và thậm chí có thể đổ vỡ, thị trường Hong Kong bắt đầu hỗn loạn. Đồng đôla HK tụt dốc không phanh. Cuối cùng, London nhân nhượng và Bắc Kinh cũng lùi một bước. Công thức “nhất quốc, lưỡng chế” kéo dài 50 năm đã giúp cả hai cùng đỡ mất mặt. Ngày 19-12-1984, hai bên ký tuyên bố chung về việc Anh trao trả Hong Kong… Một số ý kiến nói rằng Anh đã trong tình thế rất yếu khi đàm phán. Cách trở địa lý khiến Anh không thể bảo vệ Hong Kong bằng quân sự là một vấn đề. Còn có nhiều yếu tố khách quan, chẳng hạn Hong Kong lệ thuộc gần như hoàn toàn nguồn nước từ Quảng Đông. Bất luận thế nào, người ta vẫn chỉ trích và cho rằng bà Thatcher thất bại khiến Hong Kong bị tuột mất khỏi Anh. 10 năm sau sự kiện chuyển giao 1997, trả lời báo chí, cá nhân Thatcher cũng thừa nhận bà cảm thấy tiếc về “tình huống bất khả kháng” mà bà đối mặt khi đàm phán; bà thấy “thất vọng” và “buồn” khi không thể thuyết phục Bắc Kinh để Anh tiếp tục hiện diện ở Hong Kong, dù với tư cách người thuê đất.



(Bài viết của tác giả nguyen xuan)

Đến Quốc Hội đòi bạch hóa hội nghị Thành Đô

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tễu Blog

clip_image001

09h00 tại Hà Nội:

Sáng nay, theo lời hẹn trên mạng từ nhiều ngày trước, mặc dù bị ngăn chặn tại nhà, bị đeo bám nhưng một số công dân thủ đô đã tới Ban Dân Nguyện - 22 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội để trao cho Quốc hội một văn bản "Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô". Đặc biệt, có sự tham gia của cụ Nguyễn Khắc Mai - 82 tuổi, một nhân sĩ trí thức đã từng giữ chức Vụ trưởng của Ban Dân Vận TW, TBT Tạp chí Dân Vận và hiện là Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt Nam; Nghệ sỹ Điện ảnh, Đạo diễn Kim Chi.

Tin cho biết lực lượng chức năng cũng đã bám sát đoàn người, và đã có  bắt đi một công dân, đưa đi đâu hiện chưa rõ. (cập nhật lúc 11h00: Người thanh niên bị bắt giữ đã được thả ngay sau đó).

Tại trụ sở Quốc hội ở Sài Gòn, các lực lượng chức năng đã có mặt khá đông từ sớm. Một số công dân gửi Yêu sách bạch hóa Hội nghị Thành Đô đã có mặt nhưng phải ra về, chọn một thời điểm khác để đến đưa văn thư.

Rất nhiều công dân Hà Nội và Sài Gòn đã bị chặn tại nhà hoặc đeo bám sát sao, kể từ sáng sớm nay: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn  Hồ Nhật Thành, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Văn Đài, Hoàng Dũng, Nguyễn Vũ Bình, Lê Hồng Phong, Lê Hoàng, Lê Dũng....

Đội phó nháy phó tay quay của công an Hà nội đón "khách" ngay đầu đường Hùng Vương trước toà nhà Ban Dân nguyện của  Quốc hội:

clip_image002

Các công dân đem văn thư yêu cầu tới Quốc hội nhưng đã bị ngăn chặn không cho vào bên trong giữa vòng vây của đông đảo lực lượng an ninh Hà Nội. Họ đã tự giải tán lúc 11h00.

Quyền Được Biết là một quyền phổ quát của mọi công dân và Hội nghị Thành Đô có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của dân tộc.

Sau đây là nội dung của bản yêu cầu:

YÊU CẦU QUỐC HỘI BẠCH HÓA HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Vào ngày 4 tháng 9 năm 1990, tại thành phố Thành Đô (Trung Quốc) những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc đã ký kết nhiều điều khoản liên quan đến quan hệ giữa hai nước, đặc biệt đến vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam. Đến nay, sau gần một phần tư thế kỷ, nhân dân Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết nội dung của hội nghị này. 

Tuy nhiên, kể từ sau Hội nghị Thành Đô, nhân dân Việt Nam đã chứng kiến:

TS Nguyễn Thành Sơn: Sạt lở đê hồ thải quặng bô xít Tân Rai cho thấy TKV rất chủ quan

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lê Quỳnh (thực hiện)

Dù bộ Công thương lẫn chủ đầu tư dự án bô xít Tân Rai khẳng định bùn thải tràn ra môi trường vào sáng ngày 8.10.2014 vừa qua không nguy hại, tuy nhiên, trao đổi với Một Thế Giới, TS Nguyễn Thành Sơn, giám đốc quản lý dự án Than đồng bằng sông Hồng, phân tích và khẳng định: Độc hại!

TS Nguyễn Thành Sơn được xem là người nghiên cứu kỹ vấn đề bauxite nhất hiện nay.

Báo Một Thế Giới: Thưa, sau vụ tràn sạt lở đê hồ thải quặng bauxite Tân Rai đuôi số 5 (Lâm Đồng), dù bộ Công thương lẫn chủ đầu tư tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản (TKV) đã khẳng định bùn tràn ra ngoài không độc hại, nhưng người dân vẫn đặt câu hỏi nghi vấn loại bùn thải đã tràn ra này liệu có đúng là không độc hại không? Ông có ý kiến gì về điều này?

TS Nguyễn Thành Sơn: Ở dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều có hai loại chất thải: chất thải của nhà máy alumina là bùn đỏ độc hại và nguy hiểm, chất thải của nhà máy tuyển quặng bauxite là “quặng đuôi” cũng độc hại, nhưng ÍT NGUY HIỂM HƠN.

Nếu ai đó khẳng định hồ thải quặng đuôi không nguy hại là không đúng. Bất cứ hồ (bãi) thải quặng đuôi nào cũng nguy hại, do có chứa rất nhiều khoáng vật của KIM LOẠI NẶNG và hợp chất hóa học khác nhau chưa được xử lý.

Vì vậy, trong các sách giáo khoa, người ta phải có hẳn 1 chương hướng dẫn thiết kế bãi thải quặng đuôi. Chắc chủ đầu tư lẫn Bộ Công Thương chưa được học! Ở Tân Rai, về mặt lý thuyết, hồ thải quặng đuôi chỉ ít nguy hại hơn hồ thải bùn đỏ.

Nhưng thực tế có thể không hẳn như vậy. Trước đây, TKV đã rất “lúng túng” và phải nhờ cậy tư vấn của các chuyên gia Ấn Độ trong việc tuyển quặng bauxite nguyên khai và xử lý hồ thải quặng đuôi này vì:

(i) Đòi hỏi tiêu hao nhiều nước, bởi trong bauxite nguyên khai có chứa nhiều sét cần phải được rửa sạch bằng nước;

(ii) Nước khi sử dụng đòi hỏi phải được pha thêm hóa chất (hoạt chất bề mặt). Hoạt chất bề mặt này là chất độc hại. Không rõ TKV sử dụng chúng với tỷ lệ nào? Cần được làm rõ thì mới có thể khẳng định được.

- Nói như vậy, việc thiết kế bãi thải “quặng đuôi” ở dự án Bauxit Tân Rai đang có vấn đề, thưa ông?

Bãi thải quặng đuôi từ nhà máy tuyển rửa quặng của dự án Tân Rai được lựa chọn địa điểm và các giải pháp thiết kế ấu trĩ. Công nghệ tuyển quặng được “copy” của Trung Quốc, nhưng lại không có thử nghiệm tuyển công nghệ, tiêu hao nhiều nước, phải nhờ các bạn Ấn Độ hiệu chỉnh bằng sử dụng chất trợ lắng.

Trong ngành khai khoáng, bãi thải quặng đuôi là một hạng mục rất quan trọng cần được thiết kế đúng. Ở Việt Nam cách đây hơn 40 năm, chúng ta đã có các bãi thải quặng đuôi được các chuyên gia Trung Quốc giúp thiết kế ở mỏ Cromite Cổ Định (Thanh Hóa) và mỏ sắt Trại Cau (Thái Nguyên), các chuyên gia Liên Xô giúp thiết kế bãi thải quặng đuôi ở apatite Lào Cai… Nói chung, đây là những công trình thực sự (phải có đầy đủ các bước, từ luận chứng chọn địa điểm đến các giải pháp thiết kế cơ bản, đặc biệt là vấn đề chống thấm và chống các chất kim loại nặng lọt ra ngoài môi trường nước.

Bô xít Tây Nguyên - Bỏ thì thương vương thì tội

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tô Văn Trường

Thưa Anh

Dự án bôxit Tây Nguyên là sai lầm cơ bản về  chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm. Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la  đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần. Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của nhà máy bô xít Tân Rai ở Tây Nguyên vừa qua chỉ là một phần minh chứng đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo từ lâu về nguy cơ hồ bùn đỏ.

Thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại "nhậy cảm", bí mật chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết.

Kèm theo đây là bài viết "Bôxit Tây Nguyên bỏ thì thương vương thì tội".

Kính

Tô Văn Trường



Ảnh: Thiết bị đang thi công ngăn việc tràn bùn thải quặng
ở khu vực Tân Rai

Dự án bôxit Tây Nguyên là sai lầm cơ bản về chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm. Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần. Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của nhà máy bô xít Tân Rai ở Tây Nguyên vừa qua chỉ là một phần minh chứng đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo từ lâu về nguy cơ hồ bùn đỏ.

Thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại "nhậy cảm", bí mật chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết.

Tài nguyên thiên nhiên có 3 loại là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và tài nguyên cảnh quan. Trong đó, tài nguyên khoáng sản không tái tạo là tài sản quý giá của thiên nhiên trao tặng cho con người. (Thời gian hình thành than ở Quảng Ninh cũng phải mất hơn 300 triệu năm).

Giấc mơ ỐC VÍT

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

          Mấy ngày nay báo chí đang đưa tin một ông giám đốc trung tâm kỹ thuật địa chính tỉnh Gia Lai dùng bằng giả đi làm, chính xác là chưa có bằng cấp 3, dùng một tờ chứng nhận giả rồi đi học đại học tại chức, rồi làm chánh văn phòng sở, rồi sang làm giám đốc trung tâm địa chính, một trung tâm đòi hỏi chuyên môn sâu.

          Thực ra nghĩ cho cùng, ông này cũng không… có lỗi. Có thể năng lực của ông ấy làm được như thế, nhưng vì người ta cứ bắt phải có bằng, coi bằng như một cái phao để bơi vào đời, mà đã trót không có nên phải… liều, và giờ thì bị phát hiện.
 
          Tôi về quê, thấy rất nhiều cử nhân thất nghiệp vạ vật ở làng. Tội nghiệp, bố mẹ nghèo, lấy con đường cho con học chữ để thoát nghèo. Bóp bụng bóp lưng vay nợ các loại để nuôi con học đại học, dù nhiều ông bố bà mẹ không biết con học cái gì. Học xong về nhà... ngồi, nằm các kiểu. Nhiều nhà nghe xui bậy, lại tiếp tục gom góp vay mượn để chạy việc cho con, đa phần là bị lừa. Thấy tôi về nhiều người đến nhờ tư vấn hoặc nhờ xin việc.

Nhưng cũng phải cảnh cáo các trường đại học mở lấy được, không chịu tư vấn cụ thể, vơ bèo vạt tép, dăm bảy điểm cũng tìm cách tuyển con người ta vào học để thu đủ sở hụi, rồi cấp cho cái bằng, rồi... kệ chúng mày. Ở thành phố còn đỡ, nông thôn học hết bao nhiêu lúa gạo của bố mẹ xong mang cái bằng về dí vào mặt bố mẹ đòi mấy trăm triệu nữa để xin việc. Và bố mẹ cứ ngỡ là vài trăm triệu là xin được việc thật...

Tổng biên tập một tờ báo sáng nay điện cho tôi kể: định tuyển mấy đứa sinh viên văn khoa về báo, hỏi biết Mạc Ngôn ở đâu không, nó bảo không biết? Hỏi thế biết ai, bảo biết Nguyễn Minh Châu với “Mảnh trăng cuối rừng”. Hỏi tiếp: Nguyễn Minh Châu giờ đâu rồi, lại ngơ ngác: không biết. Hỏi đọc “Mảnh trăng cuối rừng” ở đâu, bảo đọc ở sách giáo khoa! Rồi cô này kết luận, chỉ mong cho bọn sinh viên giờ ra trường biết sử dụng Ét xeo (Excel) anh ạ. Lại nhớ loạt bài điều tra trên một tờ báo: bác sĩ ra trường về bệnh viện công tác rồi mà không biết ruột thừa nằm ở chỗ nào?












Sô-cô-la mà làm được như thế này thì chắc còn khó làm hơn ốc vít nhiều


Bộ trưởng bộ Công thương nước ta vừa hân hoan thông báo: Việt Nam đã sản xuất được ốc vít. Nhưng có đưa được nó vào dây chuyền của Sam Sung không lại là việc khác. Bộ trưởng nói thế là bởi trước đó có ông tổng giám đốc người Hàn Quốc nói: Việt Nam chưa sản xuất được ốc vít cho điện thoại Sam Sung. Nghe bộ trưởng nói thì cũng mừng, nhưng sản xuất mà chưa biết có dùng được không thì sự mừng chỉ còn một nửa.

Tràn bùn đỏ ở Hồ Đuôi Quặng số 5 Lâm Đồng?

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Theo báo Tuổi trẻ, chỉ mới tràn hồ Đuôi Quặng số 5 Lâm Đồng vì các trận mưa lớn mà bùn đỏ đã tràn. Tuy bùn đỏ này chưa hẳn là thứ bùn đỏ cực kỳ độc hại như bùn đỏ tại hồ Bùn Đỏ sau khi đã lọc quặng alumina, nhưng hãy đặt một dấu hỏi: Vậy khi hồ Bùn Đỏ cũng bị tràn thì tính sao? Mà mùa mưa này ở Tây Nguyên, nguy cơ tràn hồ Bùn Đỏ là một đe dọa thực tế chứ không xa xôi gì đâu.

Từ câu hỏi khẩn thiết nêu trên, xin các vị được giao thay mặt Nhà nước chịu trách nhiệm trước dân về các phương án bảo vệ an toàn môi trường sinh thái khi khai thác quặng bauxite Tây Nguyên - và từng nhiều lần lên tiếng rất hùng hổ về các phương án chu đáo này trên các phương tiện truyền thông trước đây - nay hãy nhắc lại một lần nữa lời hứa chắc như đinh đóng cột của các vị, cũng như trình bày cụ thể hiện trạng chuẩn bị các phương án đó đã được đến đâu rồi.

Chớ để mọi sự đáng tiếc xảy ra đến mức người dân phải tìm đến từng vị một để đòi quyền sống.

Bauxite Việt Nam

Bô xít Tân Rai: Bùn đỏ tràn ra đường

TTO - Sáng nay, tại khu vực hồ thải quặng đuôi số 5 (Lâm Đồng), nhiều xe đào và xe ben chở đất đắp thêm phần đập ngăn chặn bùn đỏ tràn xuống phía dưới.

Mặt đập hồ thải quặng đuôi số 5 được gia cố thêm đất để ngăn bùn đỏ tràn ra ngoài

Một nông dân đang hái chè tận thu ngay phần trên của hồ thải quặng đuôi số 5

Nhiều xe cơ giới được huy động để khác phục tình trạng tràn bùn đỏ

Sáng 8-10, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã bố trí nhân công và xe cơ giới để khắc phục tình trạng tràn bùn đỏ tại hồ thải quặng đuôi số 5, xảy ra vào tối hôm trước.

Theo thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập.

Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.

Sáng nay, tại khu vực hồ thải quặng đuôi số 5, nhiều xe đào và xe ben đã được huy động để chở đất đắp thêm phần đập ngăn chặn bùn đỏ tiếp tục tràn xuống phía dưới, đồng thời cào kéo lớp bùn đất trên phần thân đập để gia cố thêm.

Hồ thải quặng đuôi số 5 là nơi chứa bùn và nước sau khi lắng rửa quặng bô xít tại Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai.

Toàn bộ lượng nước và bùn đỏ tại hồ này sẽ được khai thác tận thu và tuần hoàn về Xí nghiệp mỏ tuyển.

Hồ thải quặng đuôi số 5 thuộc Khu khai thác mỏ quặng bô xít Tân Rai, cách nhà máy alumin khoảng 4 km. Sau khi tuyển rửa, quặng tinh sẽ được chuyển lên băng chuyền dài 4 km để chuyển từ Xí nghiệp mỏ tuyển về nhà máy alumin.

Hiện chưa xác định được những thiệt hại cụ thể do tình trạng tràn bùn này gây nên.

GIA BẢO

Nguồn: tuoitre.vn


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Đại Tướng: Bô xít ở Tây Nguyên là vấn đề hệ trọng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


ĐIỆN KÍNH GỬI CUỘC HỘI THẢO
VỀ VẤN ĐỀ BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN

Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.

Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.

Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.

Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.

Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.

Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2009

Đại tướng Võ Nguyên Giáp





*
*     *

Hà Nội, ngày 5 tháng 1 năm 2009

Kính gửi: Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ

Thời gian vừa qua báo chí đăng nhiều bài và ý kiến của các nhà khoa học và hoạt động xã hội cảnh báo nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội của các dự án khai thác bô-xít trên Tây Nguyên.

Đầu tháng 11-2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề nghị cho dừng các dự án này để nghiên cứu, xem xét lại, cân nhắc lợi hại một cách toàn diện.

Tuy nhiên, các dự án này vẫn đang được triển khai, trong tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án).

Vô cảm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Kinh tế thị trường
Hàng loạt vụ án động trời được lật lại, hàng loạt những con người khốn khổ sẽ được minh oan, Những người được minh oan không chỉ là những người thấp cổ bé họng, mà có cả trí thức, như bà Hằng ở Bắc Giang, nguyên là giáo viên, bị buộc tội buôn người, đã chấp hành xong hình phạt, khi ra tù, tự đi tìm chứng cứ minh oan cho mình, khi tìm được thì "báo cáo" lên trên, và sau một thời gian thì "trên" quyết hủy án điều tra lại...

Mới đây nhất, ông Chiêm, nguyên là thẩm phán của tòa tối cao, người xử phúc thẩm ông Chấn, người hùng hồn tuyên ông Chấn "ngoan cố không nhận tội, nại ra các tình tiết để chối tội..." bị khởi tố. Nó là đương nhiên, là không có gì phải bàn nếu như ông này không thản nhiên nói: tôi không ân hận, không làm gì trái lương tâm.

Làm tan nát cả một gia đình mà không ân hận, mà bảo mình không làm trái lương tâm. Loại người như thế quả là không có lương tâm để mà trái.

Thảo nào mà vụ việc (ông Chấn) xảy ra đã lâu thế mà không có ai trong cái "tập đoàn" kết án ông có ý định đến xin lỗi ông, bởi họ không ân hận và không trái lương tâm mà.

Ông Chấn chỉ là một vụ điển hình, tiếp tục "hội chứng ông Chấn" đang còn một loạt vụ án được lật lại, toàn loại án quái gở, như 7 thanh niên ở Sóc Trăng- mà có báo gọi là vụ 7 ông Chấn ở Sóc Trăng, vụ Huỳnh Văn Nén, vụ cô giáo Đỗ Thị Hằng cũng ở Bắc Giang đã chấp hành xong hình phạt tù tội bán người sang Trung Quốc, mới có điều kiện đi kêu oan, và giờ người bị bán xác nhận chị Hằng không phải là người bán mình. Rồi chị Nguyệt trộm dê cũng ở Bình Thuận chỗ Huỳnh Văn Nén, vừa chấp hành xong hình phạt thì việc làm đầu tiên là đi... kêu oan vì chị không trộm dê, hay chính xác là bắt dê nhà mình mà bị quy ăn trộm,...

Vấn đề là, theo thông tin thì xử án oan thì phải đền, nhưng hiện nay tiền đền bù chủ yếu là tiền... ngân sách. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự, thì ai làm sai phải bỏ tiền túi ra đền, may ra mới chặn đứng được phần nào án oan sai như hiện nạy... Chứ như vụ ông Chấn, đòi 10 tỉ (rất xứng đáng với những gì nhà ông đã phải trải qua) thì lại là do tòa án tối cao xử lý, mà tòa tối cao lại là nơi xử ông đi tù, chỗ có ông thẩm phán vừa bị khởi tố ấy, thì làm sao mà họ lại tự nguyện thanh thản đền bù được, làm sao mà họ không bằng mọi cách để "hạ giá" đền bù xuống. Và 10 tỉ ấy, nếu là phải đền bù như thế, ai sẽ bỏ ra??? Ông thẩm phán vừa bị khởi tố à?..