Vạch trần thủ đoạn “đội lốt kỹ sư” của lao động Trung Quốc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



(ĐSPL)- "Luật của chúng ta có, công cụ chúng ta có, nhưng các cơ quan quản lý không làm đến nơi đến chốn và để lao động Trung Quốc tràn ngập tại các dự án hợp tác thì chúng ta phải "chịu trận" thôi", GS Nguyễn Mại nhận định.
Việc UBND tỉnh Trà Vinh chấp thuận cho một doanh nghiệp Trung Quốc tuyển trên 2.100 người lao động bản địa đến làm việc tại công trình nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 đang gây ra những tranh cãi nảy lửa và bức xúc trong dư luận xã hội.
Rõ ràng, lý do không tuyển được lao động Việt mà công ty này đưa ra là không hề thuyết phục. PV báo Đời sốngPháp luật đã có cuộc trao đổi với GS. Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm rõ hơn vấn đề nêu trên.
 
Vạch trần thủ đoạn “đội lốt kỹ sư” của lao động Trung Quốc - Ảnh 1
GS. Nguyễn Mại
 
Ưu đãi không có nghĩa là đánh mất quyền tự chủ
Thực trạng lao động Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ở những dự án hợp tác Việt - Trung đang gây ra những lo lắng cho dư luận xã hội. Vậy thì, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có bắt buộc phải sử dụng nguồn lao động từ nước chủ đầu tư hay không, thưa ông?
Quy định trong Bộ luật Lao động chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài tuyển lao động bản địa trong trường hợp lao động có những kỹ năng mà Việt Nam chưa đáp ứng được. Tuy nhiên, điều kiện đi kèm là những nhà đầu tư đó sẽ phải đào tạo lao động Việt Nam để thay thế dần.
Đối với những lao động phổ thông thì nhà đầu tư không được phép tuyển lao động bản địa, mà phải sử dụng nguồn lao động tại những nước, những tỉnh mà mình đầu tư vào. Tôi nghe câu chuyện tuyển 2.100 lao động Trung Quốc tại Trà Vinh thì rất lấy làm lạ. Bởi lẽ, lao động Trung Quốc ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề đại sự. Rất nhiều nơi từ Kiên Giang, Ninh Thuận, Trà Vinh... các chủ đầu tư Trung Quốc đã lợi dụng việc trúng thầu để đưa lao động của mình vào Việt Nam, núp dưới danh nghĩa là những kỹ sư tay nghề cao. Tuy nhiên, chúng ta đã phát hiện ra rằng, những lao động đó thực chất chỉ là những lao động phổ thông mà thôi. Lao động Trung Quốc sang Việt Nam để làm những việc mà lao động phổ thông Việt Nam làm tốt, thậm chí còn tốt hơn. ấy thế mà, thông tin báo chí đưa rằng, họ tuyển người Trung Quốc là vì không tuyển được lao động Việt Nam. Lạ ở chỗ đó.

Vinaconex lại được giao làm đường ống nước: Ngạc nhiên chưa? của Đức Thành/VOV1

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Không giao cho Vinaconex thì giao cho ai đây? - Nếu giao cho đơn vị khác thì Vinaconex sẽ khui tùm lum, tùm la, khi ấy Bộ Xây dựng và ông Nguyễn Thế Thảo rất khó trả lời! (Gotphieudu)


Vinaconex  làm đường ống sông Đà vỡ 9 lần. Ảnh VnExpress
 Dân tình mấy ngày này thêm một lần nữa xì xào, doanh nghiệp Vinaconex làm đường ống sông Đà vỡ đến 9 lần, gây khốn khổ cho gần 1 triệu người dân ở Hà Nội lại được giao trọng trách làm đường ống lần thứ 2. Trạng thái cảm xúc của nhiều người từ bức xúc, đến ngạc nhiên, rồi phẫn nộ và thất vọng.

 Chuyện gì đang xảy ra nhỉ? Người ta hỏi nhau không thể hiểu nổi vì sao cả thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng cùng “quên” câu chuyện trách nhiệm vỡ ống của Vinaconex nhanh như thế? Để rồi nhanh chóng lại giao tiếp một công việc tương tự có vốn đầu tư cỡ nghìn tỷ đồng?

Ngay sau sự cố vỡ ống nước sông Đà lần thứ 9, một Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội đã mạnh miệng: “Thành phố đã hết kiên nhẫn và không thể để Vinaconex tiếp tục đùa với cuộc sống của người dân. Hà Nội sẽ tự mình xây dựng đường ống khác trong vòng 2 tháng để đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho 1 triệu dân ở mấy quận của thành phố”. Dân chúng được một phen mát lòng, mát dạ về sự cương quyết, nghiêm túc của thành phố sau khi nhận ra “bản chất” và “chất lượng” đường ống thứ nhất trị giá tới 1.500 tỷ đồng do Vinaconex xây dựng cũng như trách nhiệm quản lý yếu kém của đơn vị này thì ngoắt một cái lại thấy chính doanh nghiệp ấy lại được chính thành phố chỉ định cho làm tiếp đường ống dẫn nước thứ 2, cũng ngót nghét cả 1.000 tỷ đồng. 

 Cụ thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo đã thống nhất với đề nghị của Bộ Xây dựng, chấp thuận cho Tổng Công ty Vinaconex đầu tư xây dựng tuyến đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2, từ quốc lộ 21 về đường vành đai 3 Hà Nội. Vinaconex phải khởi công tuyến đường ống dẫn giai đoạn 2 trước tháng 9/2014 và hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết, bảo đảm cung cấp nước sạch ổn định cho nhân dân trong mùa hè năm 2015.

Hà Nội vừa mất niềm tin, vừa hết kiên nhẫn với Vinaconex được có vài ngày, nay lại tin tưởng “chọn mặt gửi vàng” chính đơn vị này. Thật khó hiểu! Thông thường, chẳng ai dại gì tiếp tục đi thuê lại những kẻ đã làm hỏng công trình nhà mình một lần.

Đến đây, hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Vì sao Bộ Xây dựng vội vàng đề xuất với UBND TP Hà Nội cho Vinaconex tiếp tục xây tuyến ống thứ 2? Trong khi chỉ cách đó ít ngày, Bộ Xây dựng chỉ rõ nguyên nhân nào chất lượng ống, chất lượng thi công kém, và chỉ đích danh Vinaconex là đơn vị phải chịu trách nhiệm chính về  chất lượng công trình. Chính ông Tổng giám đốc Vinaconex cũng đã xin lỗi trước cơ quan báo chí và còn thừa nhận công ty đã thiếu kinh nghiệm trong xây dựng đường ống cơ mà?

Hồi ức của người sống qua “chảo lửa” chiến tranh biên giới

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hồi ức của một người mà tuổi thơ đã đi qua đúng thời điểm chiến tranh biên giới 1979 ở “chảo lửa” Thanh Thủy – Vị Xuyên (Hà Giang). Nó phần nào cho thấy một giai đoạn chiến tranh khốc liệt, nhưng đầy bi hùng.

Khai hỏa nơi “chảo lửa”
Chiến tranh biên giới bắt đầu từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và chính thức lan đến quê tôi – Vị Xuyên (Hà Giang), mạnh nhất là vào những ngày đầu hạ.
Lúc đó tôi còn bé, chỉ biết chiến tranh từ câu nói sau bữa ăn tối rất vội của bố với mẹ: “Anh phải lên cơ quan!”.
Bố đi, nhoáng cái về. Thay cho cà – lê, tuốc – nơ – vít của một kĩ sư cơ khí hàng ngày, sau lưng đã đeo khẩu súng đầy ự đạn.
biên giới; Vị Xuyên; Hà Giang
Đài tưởng niệm các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên.

"Thư ngỏ gửi ông Chủ tịch thành phố Hà Nội" của công dân Nguyễn Như Phong/ Petro times

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đất nước này còn nghèo và khổ bởi dàn lãnh đạo như Nguyễn Thế Thảo!
Không sao! Đường ống cấp nước 2 có vỡ nữa thì Vinaconex sẽ được giao làm đường ống cấp nước 3, rồi 4...
Lương tâm của ông để đâu hở ông Nguyễn Thế Thảo?
(Gotphieudu)


CT UBND TP HN Nguyễn Thế Thảo

Kính thưa ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội!

Tôi mở báo mạng ra đọc thấy có dòng tin thông báo về việc ông chấp thuận đề xuất cho Vinaconex được xây dựng đường ống dẫn nước Sông Đà thứ 2.

 Vốn chẳng mấy khi quan tâm đến chuyện xây dựng, kiến trúc, hạ tầng… nhưng cái gật đầu của ông khiến tôi thực sự ngạc nhiên và trong trí tưởng tượng của tôi, một người viết văn, vốn quá quen với những chuyện hư cấu, cũng không thể nào tưởng tượng ra như vậy.

Một đơn vị xây dựng như Vinaconex, làm ăn cẩu thả, thiếu trách nhiệm, khi xây dựng một đường ống dẫn nước, để nay hỏng, mai hỏng và cho đến giờ, vẫn chỉ có những lời nhận trách nhiệm… suông. Và những lời gọi là “ăn năn, hối hận” sáo rỗng của một vài người đứng đầu Vinaconex, ấy vậy mà lại được ông Chủ tịch chấp thuận, giao cho tiếp tục xây dựng một đường ống dẫn nước thứ hai?

Hình ảnh về sự cố xảy ra vào ngày 12/7/2014.

Thưa ông Chủ tịch!

Nếu tôi nhớ không nhầm thì ông từng là một kiến trúc sư, vì vậy chắc chắn ông rất am hiểu ngành xây dựng, chắc chắn ông biết rất rõ “tội trạng” của những người có trách nhiệm của Vinaconex trong xây dựng đường ống nước sông Đà. Lãnh đạo Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng đã khẳng định việc đường ống liên tục bị vỡ là do con người, chứ không phải do “thiên tai, địch họa” nào cả.

Thiết nghĩ, lẽ ra phải khẩn trương điều tra, đưa những kẻ “ăn tàn phá hại” này ra xử lý, bắt họ phải bỏ tiền bỏ của ra mà đền bù, thì ông lại giao cho họ làm đường ống thứ 2, coi như mọi việc “hòa cả làng”.

Và nếu cứ theo dư luận bấy lâu nay cho rằng, mỗi công trình xây dựng, người ta “xơi” đến 20, thậm chí 30%, thì những người chịu trách nhiệm làm đường ống (lần thứ nhất) kiếm chác được bao nhiêu? Và nay có bắt họ phải bỏ tiền ra đền, cũng là lẽ bình thường, và có lẽ họ cũng đủ tiền đấy!!!

Rõ ràng, giao việc xây dựng đường ống thứ hai cho những kẻ làm ăn dối trá, cẩu thả, gây thiệt hại không biết bao nhiêu tiền của, gây bao nhiêu nỗi khổ cho người dân thì không thể coi là sự việc bình thường được.

Dàn khoan HD 981 của Trung Hoa đã hoàn thành nhiệm vụ!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Nguyễn Khắc Mai)
Ngày 15 tháng 7 công ty mẹ của cái dàn khoan HD 981 cho đăng tin cái dàn khoan HD 981 đã hoàn thành các nhiệm vụ. Và hôm 16-7 các lực lượng chức năng của VN đã thông báo “nó đang di chuyển chậm (tất nhiên, nó không thể đi nhanh được) về phía Hải Nam. Phía Trung Hoa loan tin nó đã hoàn thành những nhiêm vụ được giao.
Tôi cũng cho rằng nó đã làm được những nhiệm vụ quan trọng, rất quan trọng ngoài dự kiến của Trung Nam Hải. Trung Nam hải không ngờ nó lại có những đóng góp có tầm quốc tế như vậy, trong vòng hơn 70 ngày qua.
Thứ nhất là với Việt Nam. Chưa bao giờ như khi cái dàn khoan khổng lồ ấy, vào vùng biển VN, lại gây sóng gió lớn như vậy trong lòng dân Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước. Chưa bao giờ dân Việt Nam lại bất bình, căm giận, lên án và trở nên thù hận với bè lũ bá quyền đại Hán Trung cộng đến như vậy. Khẩu hiệu thoát Trung vang lên, đến mức những người cầm quyền vốn rất thần phục Trung Hoa phải để cho trí thức thảo luận, lại còn phải mời tới để nghe xem. Sự dối trá, xảo quyệt, sự đê hèn luồn cúi được đắp điếm bằng 16 chữ và 4 tốt, chưa bao giờ bị công khai lột trần, rơi vỡ tan tành nhục nhã như vậy. Nhân dân Việt Nam đang thấy rõ hiểm họa và cũng quyết tâm sẵn sàng vượt qua mọi hiểm họa. Ai nấy đều nghĩ rằng trong họa có cái phúc. Phúc lớn của Nước xuất hiện với mệnh lệnh thoát Trung.
Điều thật thú vị là giọng điệu của những người cầm quyền ở Việt Nam đã buộc phải đổi “tông” (có người nghĩ rằng cũng là do quan thầy nới cổ, mớm cho đổi giọng, khôn ngoan hơn! Dù sao cái tông mới cũng có ích). Cứ nghĩ chỉ đầu năm nay 2014 thôi, tôi là người trong cuộc được chứng kiến lệnh của TƯ cấm Đà Nẵng không được thắp 1974 ngọn nến xếp hình Tổ quốc VN để tưởng niệm, cấm không được đưa tin hội thảo 40 năm mất Hoàng Sa, vẫn phải viết tàu lạ khi đưa tin Trung Hoa có hành động cướp biển đối với ngư dân Việt Nam, v.v… Bây giờ chính những người bị cho là thân “Tàu” nhất, “say Mao đài” nhất (nghe nói là chữ của Lê Đức Anh), những người đã có những việc làm lợi cho Hoa, hại cho Việt cũng trước sau đều phải nói dựa theo ý chí và tình cảm của Dân. Nhưng vẫn không dấu được cái phần đuôi con cáo! Cái dàn khoan này nó có ích bởi nó làm rõ cái ranh giới bọn vì lợi ích riêng mà phản bội dân tộc như Ích Tắc, Chiêu Thống xưa. Đến mức người ta biết ngay vị tướng “lác”, “tướng đi ỉa”, như trong chơi bài dân gian thường gọi, khi ông ta giữa nơi đáng phải nói đàng hoàng lại phán bậy rằng quan hệ Việt Trung vẫn tốt đẹp, vụ dàn khoan chỉ như xích mích nhỏ trong nhà! Ở vào một thể chế khác chắc là phải cách chức nếu không cũng phải từ chức. Tôi đã có dự báo trong bài viết Việt Nam - Hậu HD 981 rằng sau dàn khoan phải đổi khác, không thể “vũ như cẩn” được.

TẬP CẬN BÌNH SẼ ĐƯA CHINA VỀ ĐÂU?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hoàng Mai

Khác với các nước phi cộng sản, có nền dân chủ đa đảng, cuộc bầu chọn lãnh đạo đất nước thường minh bạch, là sự cạnh tranh không chỉ trong nội bộ mỗi đảng, mà còn là sự cạnh tranh giữa các chính đảng cũng như các cá nhân độc lập tham gia ứng cử, và được nhân dân bầu cử một cách minh bạch... Thì các đảng cộng sản, khi cần người đứng đầu của đảng, thường là do vài cá nhân có vai vế chỉ định, và người được chỉ định thuộc loại “con ông cháu cha”, và Tập Cận Bình ở China cũng thuộc số này. Dân China gọi là tầng lớp “thái tử đảng”.

Ngày 15 tháng 11 năm 2012, tại Đại hội lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản China, đã bầu Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản China, Chủ tịch Quân ủy Trung ương China.

Ngày 14 tháng 3 năm 2013, Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân China, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở China.

Theo dõi quá trình lãnh đạo của Tập Cận Bình trong gần hai năm qua, ta thấy:

- Đây là con người có tham vọng chính trị rất lớn, khẩu hiệu của ông ta ngay sau khi được bầu là TBT là “phục hưng Trung Hoa”, hay “giấc mơ Trung Hoa”. Có thể đoán, Tập muốn để lại dấu ấn cá nhân trong lịch sử China chỉ sau Mao Trạch Đông, hoặc chí ít cũng ngang với Đặng Tiểu Bình – người khởi xướng đổi mới từ năm 1978 và đưa China thành công về kinh tế như ngày nay.

- Tập đang thực hiện chiến dịch chống tham nhũng với khẩu hiệu “đập ruồi đả hổ” (dư luận China cũng cho rằng đây là sự đấu đá nội bộ trong Đảng cộng sản China, vốn có truyền thống và rất khốc liệt, thậm chí đẫm máu như dưới thời Mao), mà ngay cả các Ủy viên Bộ Chính trị cũng là đối tượng bị tống giam, chưa kể đến hàng loạt tướng tá trong quân đội, cũng như các ủy viên trung ương khác. Chỉ riêng việc này thôi, cũng cho thấy, Tập là người “dám nghĩ, dám làm”, và không phải ai cũng dám làm như ông ta. Rõ ràng đây là con người có tố chất mạnh mẽ, tự tin…

- Tự tin vào sức mạnh kinh tế của mình, China dưới sự lãnh đạo của Tập, còn muốn Mỹ “chia đôi Thái Bình Dương”, muốn rằng Mỹ nhượng lại China phần phía Tây Thái Bình Dương, tính từ Quần đảo Hawaii thuộc Mỹ. Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 6/2013, tại cuộc tiếp kiến với Tổng thống Barak Obama, Tập nói: “Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Mỹ và Trung Quốc”. Như vậy, “đường lưỡi bò” ở Biển Đông Việt Nam, mới chỉ là “cái ao nhà” trong tham vọng của China mà thôi.

Tập Cận Bình sẽ đưa China theo hướng nào, về đâu?

Từ một vài nhận định nổi bật trên đây về Tập Cận Bình, và nhìn tổng thể hiện trạng đất nước China hôm nay, có thể dự đoán:

1. Biết được sự diệt vong tất yếu của hệ thống quyền lực cộng sản, cho nên đã từ lâu,

Chuẩn bị cho một giai đoạn hành động mới, nguy hiểm hơn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bài dưới đây được đăng lên thì vài giờ sau bị VTC rút xuống. Đường link vẫn còn nguyên, nhưng bài thì thay bằng một bài có nội dung phòng chống cơn bão Thần Sấm (xem ảnh). Người ta sợ bão Thần Sấm hơn nguy cơ xâm lược của Trung Quốc bành trướng ư? Hay là vì lệnh trên muốn bằng mọi cách phải giữ gìn ngọn cờ “4 tốt 16 chữ vàng” tuy đã rách tả tơi, không che nổi dã tâm của ông anh “cùng ý thức hệ”?

Bauxite Việt Nam

clip_image001

Chuẩn bị cho một giai đoạn hành động mới, nguy hiểm hơn

VTC News) - Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 là để chuẩn bị cho một giai đoạn hành động mới, nguy hiểm hơn.

Như đã đưa tin, khoảng 4h00 sáng nay, ngày 16/7, giàn khoan Hải Dương 981 do Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam cùng với một số tàu bảo vệ đã di chuyển cách vị trí ban đầu khoảng 20 hải lý theo hướng Đông Đông Bắc.

Liên quan đến sự kiện này, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.

Tướng Cương cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 có thể chịu được bão mạnh cấp 14, cấp 15 và động đất mạnh tới 8 độ richter. Bởi vậy, việc Trung Quốc rút giàn khoan này hoàn toàn không phải là để tránh cơn bão Rammasun. Trung Quốc cũng không rút giàn khoan do tác động bởi Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ.

- Nghĩa là việc đưa giàn khoan ra khỏi khu vực hạ đặt trái phép đã nằm trong lộ trình rồi, thưa ông?

clip_image002

Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, sau khi rút giàn khoan HD 981, Trung Quốc sẽ đưa một số giàn khoan nhỏ hơn và tàu đánh bắt cá vào vùng biển nước ta.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhận định và bình luận về việc trung quốc rút giàn khoan

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Nguyễn Xuân Diện: 06h sáng nay, tôi báo cáo với Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về tình hình Biển Đông: Nửa đêm qua, Trung Cộng đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhận định và bình luận như sau:

Trung Quốc rút giàn khoan tại thời điểm này không phải là họ từ bỏ dã tâm độc chiếm Biển Đông, xâm lược Việt Nam; cũng không phải do cơn bão Rammansun. Họ rút giàn khoan vì biết Hội nghị trung ương 9 sắp triệu tập để bàn riêng về tình hình Biển Đông và quyết định có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không. 

Họ rút giàn khoan để ngăn chặn không cho BCH TW có lý do bàn về vấn đề Biển Đông nữa, đồng thời làm cho dư luận thế giới dịu đi, không phê phán gay gắt họ nữa. 

Im ắng một thời gian thì họ lại tiếp tục lấn chiếm. Lúc đó, dư luận thế giới thấy rằng Việt Nam không đấu tranh, từ bỏ việc kiện Trung Quốc thì thế giới không ủng hộ nữa.

Thế là Trung Quốc càng ngày tiếp tục lấn tới, mạnh mẽ hơn, thành ra VN bị mắc bẫy và bi cô lập hoàn toàn.
 


 

 



(Bài viết của tác giả Tễu)

Nghị quyết 412: có lạc quan quá sớm?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nghị quyết 412: có lạc quan quá sớm?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày một lấn lướt trên Biển Đông Thượng viện Mỹ đã ra nghị quyết với số phiếu tuyệt đối yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD 981, giữ nguyên hiện trạng và không được cản trở lưu thông hàng hải đã khiến một bầu không khí lạc quan bao trùm đối với người quan tâm đến vấn đề này. Mặc Lâm phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy khoa bang giao quốc tế tại đại học George Madison để tìm hiểu thêm vấn đề sau đây:
Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ tại Thủ đô Washington.
Mặc Lâm: Thưa Giáo sư vừa qua Thượng Viện Hoa Kỳ đã ra nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông mà không ít người lạc quan cho là Quốc hội Hoa Kỳ chính thức ủng hộ các nước tranh chấp trong đó có Việt Nam. Ông có lạc quan không trước nội dung của nghị quyết này?


GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không lạc quan bởi vì nếu mình đọc kỹ nghị quyết của Thượng Viện thì mình thấy nó không thay đổi gì cả. Tất cả những điều nói trong nghị quyết thì hành pháp đã làm rồi. Thí dụ như ổng (Thượng viện) chỉ trích Trung Quốc về đường chín đoạn. Chỉ trích Trung Quốc dùng võ lực hay dùng cách cưỡng chế và tìm cách thay đổi nguyên trạng. Ông ấy chỉ trích Trung Quốc đưa giàn khoan đến Biển Đông rồi lại nói trong đó ông ấy có quyền lợi việc tự do lưu thông trên đường biển nhưng ông ấy không có lập trường gì trong việc tranh chấp cả. Ông ấy muốn đứng giữa và nói mình có quyền lợi trong việc đang xảy ra, nhất là cách giải quyết tranh chấp. Ông ấy muốn giải quyết tranh chấp bằng hòa bình chứ không phải võ lực.

Riêng trong trường hợp của Nhật thì ổng không nói là ổng trung lập được mà phải nói rằng đảo Senkaku do Nhật quản lý và hiệp ước chung Mỹ Nhật áp dụng cho những trường hợp này và Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ những nơi mà Nhật quản lý. Trường hợp này đảo Senkaku do Nhật quản lý và nếu Trung Quốc tấn công thì ông ấy can thiệp ngay lập tức.

Bây giờ về cái cách ông ấy muốn gì thì mình thấy ổng muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình, bằng luật quốc tế, bằng trọng tài quốc tế bằng phát triển phương cách đối xử chung. Ông ấy muốn phát triển đối tác với các nước Á châu, tìm cách tăng cường phòng thủ của các đối tác. Ông ấy ủng hộ sự tiếp tục hiện diện của quân sự Mỹ và vùng Thái Bình Dương.

Tất cả các điều này thì hành pháp Mỹ đã làm rồi, ông ấy không thêm gì cả. Nếu có thêm, có giá trị nào đó thì thể hiện rằng Mỹ hiện nay đang có một đồng thuận trong các cấp lãnh đạo về chính sách ở Biển Đông mặc dù hiện nay đang có phân hóa trầm trọng giữa hai đảng. Quốc hội nói ủng hộ thì chỉ có thế thôi, không có gì mới.

Thư tay gửi Bộ chính trị của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

 

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008


(Bài viết của tác giả bauxitevn)

Vượt quyền hạn, trịch thượng và tự hạ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Trọng Vĩnh

clip_image002

Như lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có dự đoán rất chuẩn trong một bài trước, rằng người dám ngang nhiên vượt cấp gởi thông báo đến các bộ ngành trong cả nước, kể cả đến những uỷ viên Bộ Chính trị như Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải yêu cầu thực thi công văn của tỉnh Quảng Đông (thực tế là thực thi chỉ thị của Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông Hồ Xuân Hoa), trong tim đen chỉ cốt để ve vãn con sói già đứng đầu đảng cộng sản Trung Hoa, may chi nó mở cái mõm sói đỏ lòm của nó mà có vài lời với đồ đệ trung thành Việt Nam thì mình sẽ đắc lợi trong kỳ đại hội đảng lần thứ XII sắp tới.

Nhưng Bauxite Việt Nam chính thức cảnh cáo kẻ có cùng họ Hồ Xuân với tên thái thú tỉnh Quảng Đông hãy nên biết thân phận của mình. Hãy nhớ rằng dù nay được giữ một chân thuộc hàng cấp phó trong một cơ quan thuộc lục bộ, thì trong con mắt toàn dân tộc đó vẫn chỉ là khanh tướng của một phe đảng, được phe đảng ấy gật đầu hoặc nhờ cống nạp bẫm mà có chút mũ áo xênh xang đấy thôi.

Há chẳng thấy kẻ “buôn vua” ghê gớm trong lịch sử Trung Quốc là Lã Bất Vi rốt cuộc cũng bị phanh thây xé xác đấy sao? Tấm gương Nguyễn hữu Chỉnh “Bao nả công trình tạch cái thôi” có biết? Hãy nhớ ghim vào lòng đừng có động vào cốt cách độc lập “các đế nhất phương” của cái dân tộc đã từng có hàng ngàn năm bền bỉ chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm này.

Bauxite Việt Nam

Đọc tin biết từ 13 đến 17-4-2014, UVBCH Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông sang thăm Việt Nam. Tìm hiểu thì được biết ông ta làm việc với Bí thư TP Hồ Chí Minh.

Đọc bản “Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa”, trước hết tôi cảm thấy “sốc” về câu “Thúc đẩy UVBCT Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và UVBCT Bí thư thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông”.

Đọc vào nội dung “bản danh mục...” tôi thấy có những điểm vô lý và phi pháp.

Trong quan hệ quốc tế, nước nhỏ, nước lớn đều bình đẳng. Lãnh đạo đi thăm và hội đàm với lãnh đạo nước đối tác và quyết định công việc của hai nước, ngành, bộ với ngành, bộ; tỉnh, thành với tỉnh, thành. Các thỏa thuận đạt được phải là

Đinh Đức Lập gian dối nhận Giải Báo chí Quốc gia

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bài đăng trên báo Người cao tuổi ngày 25/6/2014, (hình như lại) đã bị gỡ:

Tối 21/6/2014, VTV1, VTV6 và Đài Tiếng nói Việt Nam truyền hình và truyền thanh trực tiếp Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Báo Đại Đoàn Kết đã giành một giải B cho loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của nhóm 4 tác giả. Khi người dẫn chương trình giới thiệu nhóm tác giả lên nhận giải, khán giả thấy có ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết đạo mạo bước lên sân khấu nhận Giấy chứng nhận rồi nhận Kỉ niệm chương của Ban Tổ chức. Báo Đại Đoàn Kết ra ngày 23/6/2014 cho biết Đức Anh là bút danh của ông Đinh Đức Lập, một trong những tác giả của loạt bài được giải B. Nhưng đó là một sự gian lận trắng trợn. Bởi ông Đinh Đức Lập (Đức Anh), không có bài tham dự...

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trao Giải B
cho loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988:
Khúc tưởng niệm tháng Ba” của Báo Đại Đoàn kết.

Tôi đã đọc 4 bài báo trong loạt bài được giải B của Báo Đại Đoàn Kết “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của các tác giả: Luật gia Trần Công Trục, Mai Thắng, Khánh Ly và Hoàng Thu Phố (Thanh Bình) đăng trên Báo Đại Đoàn Kết từ ngày 11/3 đến 14/3/2013.

Khi xem truyền hình trực tiếp, tôi thấy xướng danh tên tác giả Đức Anh trong loạt bài đoạt giải B. Không biết tác giả Đức Anh là ai, nhưng tôi thấy ông Đinh Đức Lập lên sân khấu nhận giải và còn đại diện cho cả nhóm nhận Kỉ niệm chương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trao. Ngày 23/6/2014, Báo Đại Đoàn Kết có bài “Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII: Báo chí tiếp tục khẳng định chính nghĩa Việt Nam sáng ngời” cho biết thông tin “nhà báo Đức Anh” chính là ông Đinh Đức Lập.

Không tin vào trí nhớ của mình, tôi xem lại 4 bài báo trong loạt bài của Báo Đại Đoàn Kết đăng tháng 3/2013 vẫn không thấy tên tác giả Đức Anh? Băn khoăn chi bằng đến luôn Hội Nhà báo Việt Nam tìm hiểu. Tiến sĩ Trần Bá Dung, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng sơ khảo, Trưởng ban Thư kí Hội đồng giải Báo chí Quốc gia lần thứ 8 bận nhiều việc nên giao ông Nguyễn Chí Tiến, cán bộ Ban Nghiệp vụ, Thường trực Ban Thư kí Hồi đồng giải Báo chí Quốc gia lần thứ 8 trực tiếp giúp tôi tìm hồ sơ lưu trữ.

Dự án 'mua tàu bám biển': 70% vốn vay?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Phạm Ngọc Lâm là chủ tịch tập đoàn Đức Khải
Tin không lề: Báo chí trong nước mấy ngày qua đã đưa ông Lâm lên tới tận... mây xanh, nào là: Công ty CP Đức Khải mua 100 chiếc tàu cùng ngư dân bám biển (NNVN); 'Đại gia' SG sắm trực thăng, tàu 'khủng' ra Hoàng Sa... đánh cá (ĐV)...

Báo chí còn lừa được cả Thượng tá Trần Văn Hữu, cựu Hải đội trưởng Đoàn 125, khi ông này phát biểu: "Một đại gia Phạm Ngọc Lâm, nếu có 5 đại gia nữa thôi, hoặc nhiều doanh nhân nhỏ cùng có tấm lòng và cách nghĩ như ông Lâm chẳng kẻ nào dám nhòm ngó, xâm phạm lãnh địa của chúng ta".

Một công ty chỉ có 20 thành viên, vốn vài trăm tỷ mà tuyên bố bỏ ra 1.500 tỷ để "cùng ngư dân bám biển"... Bảo vệ chủ quyền đất nước trong lúc này chỉ có thể dựa vào những kẻ lừa đảo, chém gió, từ... cho tới "đại gia" Phạm Ngọc Lâm thôi sao?!

Báo chí Việt Nam bắt đầu đưa ra một số chi tiết về dự án "đầu tư tàu đánh cá bám biển" Hoàng Sa của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch Tập đoàn Đức Khải.

Hồi đầu tháng, ông Lâm gây chấn động dư luận khi công bố công ty của ông "vừa thông qua nghị quyết đầu tư 1.500 tỷ đồng (68 triệu đôla) để mua 100 tàu đánh cá với công suất 500 - 1.500 mã lực, 2 ụ nổi và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển".

Ông nói các tàu được mua là "tàu cũ từ các nước phát triển và có kỹ thuật cao về đóng tàu và đánh bắt", 45 chiếc đầu tiên sẽ về Việt Nam trước 30/8 năm nay.

"Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 11/2014 sẽ hoàn tất việc mua sắm tàu, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng…, tháng 12/2014 sẽ đưa vào vận hành thử và đầu năm 2015 sẽ chính thức hoạt động."

Tuy nhiên, báo Seatimes của Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á vừa Bấm có bài cho hay ông Phạm Ngọc Lâm đang kiến nghị vay 70% vốn với lãi suất ưu đãi ngư dân phát triển kinh tế biển là 3%/năm cho dự án này.

Ông cũng khẳng định với báo này rằng dự án hoàn toàn chỉ có mục đích kinh tế.
“Thật ra chúng tôi triển khai dự án chỉ thuần túy vì mục tiêu kinh tế, muốn kinh doanh kiếm lời, không vì động cơ chính trị như những lời đồn thổi."

Doanh nhân Phạm Ngọc Lâm còn nêu quan ngại rằng theo quy định hiện hành, nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu tàu với vật liệu bằng vỏ sắt đã qua sử dụng không quá tám năm nhằm giới hạn tàu cũ, trong khi tuổi thọ của tàu vỏ sắt là 25-30 năm.

Ông cũng hứa quyền lợi của ngư dân sẽ được đưa lên hàng đầu.

Gói 16000 tỷ

Mới đây trong Kỳ họp Quốc hội Việt Nam lần thứ 7, các đại biểu đã ra nghị quyết về gói hỗ trợ 16.000 tỷ cho các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau đó đã quyết định chi 4.500 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ và 11.500 tỷ đồng đóng mới tổng cộng 32 tàu các loại cho lực lượng cảnh sát biển.
Có ý kiến nói dự án của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm "nhắm vào gói hỗ trợ ngư dân".

Theo bài trên Seatimes, 1.050 tỷ trong số 1.500 tỷ dự tính sẽ vay với lãi suất ưu đãi 3%. Vốn tự có của công ty tương đương 30%, tức 450 tỷ, có thể được huy động một phần từ cổ đông.

Cũng có chỉ trích là tuy tuyên bố dự án chỉ có mục đích kinh tế, thời điểm ông Lâm công bố dự án là thời điểm nhạy cảm về chính trị, khi ngư dân và doanh nghiệp đang được khuyến khích bám biển đánh bắt như một hình thức khẳng định chủ quyền trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Hiện chưa rõ dự án của ông Phạm Ngọc Lâm có được chấp thuận hay không.

Tập đoàn Đức Khải được nói có 20 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề như bất động sản, phân phối và sản xuất, xây dựng.

Ông Phạm Ngọc Lâm là người được báo chí nói tới nhiều, nhất là sau khi ông bị hai án tù chung thân vì buôn lậu và đưa hối lộ nhưng rồi được ân xá ra tù trước thời hạn.

(Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Lập)

Hỏi lại bác Tổng bí thư cho rõ (Theo FB Hiền Lê Quý)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Thưa bác Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng Cộng sản Việt Nam!

Trung Quốc đang gây hấn với nước ta và lúc này, toàn thể dân VN đang đoàn kết xung quanh Đảng, Nhà nước, Chính phủ để bảo vệ chủ quyền đất nước. Vì thế, là người ngoài Đảng, trình độ hiểu biết kém cỏi em liều mạo muội xin được Bác - người đứng đầu cao nhất của đất nước - giải thích một số thắc mắc của em và nhiều người dân nước Việt về ý của Bác tại buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ hôm 1/7 vừa qua.


Bác nói: "Biển Đông là vấn đề lớn, quan trọng, hệ trọng, nhạy cảm, được toàn dân và nhiều nước trên thế giới quan tâm, cũng là vấn đề liên quan đến sự ổn định, phát triển của đất nước sắp tới, cũng như việc giải quyết quan hệ với TQ, “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”. Và “Trong lịch sử đã nhiều lần, ta luôn phải tìm cách chung sống hòa bình, thân thiện, hợp tác, phát triển, đồng thời giữ được độc lập, chủ quyền”.

Em thấy Lịch sử dân tộc ta LUÔN LUÔN chứ không phải ĐÃ NHIỀU LẦN “tìm cách chung sống hòa bình, thân thiện, hợp tác, phát triển, đồng thời giữ được độc lập, chủ quyền”. Thế nhưng ông cha ta chỉ coi Bắc Triều là “người bạn láng giềng lớn”, thậm chí nhún nhường, chịu đựng khi họ không xâm phạm bờ cõi nước ta. Còn khi họ xâm phạm thì em chưa thấy ông cha ta coi là bạn. Cụ thể, Lý Thường Kiệt đánh sang cả châu Khâm, châu Ung của nhà Tống và có bài “Thơ thần” thể hiện khí phách trước quân thù. Thời Trần, trước giặc ngoại xâm Nguyên-Mông, nhà Trần họp hội nghị Diên hồng để bàn nên hòa hay nên đánh rất rõ ràng. Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn ra “Hịch tướng sĩ” kêu gọi toàn dân đồng lòng chống giặc. Hay khi giặc Thanh xâm lược, Quang Trung thần tốc ra Bắc quyết đánh cho chúng biết “Nước Nam ta có chủ”. Dân ta không ai muốn có chiến tranh nhưng đánh giặc bằng phương pháp hòa bình là kiện TQ ra tòa án Quốc tế khi ta có đủ bằng chứng sao chậm vậy, thưa bác!

Là một cử tri Hà Nội biết Bác tiếp xúc cử tri nên em mới dám thắc mắc. Gặp Bác thì không thể, nên đành viết trên FB hy vọng đến được với Bác!
Kính chúc Bác mạnh khỏe!

LÊ QUÝ HIỀN

(Bài viết của tác giả kim thuan Trinh)

Việt Nam phải kiện Trung Quốc như thế nào

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Việt Nam phải kiện Trung Quốc như thế nào
Vấn đề Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế vì đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam hiện đang được nhiều người đốc thúc. Gia Minh hỏi chuyện nhà nghiên cứu Biển Đông Lê Trung Tĩnh về vấn đề đó và được ông cho biết:

Mạn trái tàu KN 951 bị đâm rách nát, vết tích của tàu Trung Quốc đâm tàu kiểm ngư 951 tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ngày 23 tháng 6, 2014. TNO-Thanhnien online

Nhà nghiên cứu Biển Đông Lê Trung Tĩnh: Biện pháp pháp lý theo tôi nghĩ là cách thức tốt nhất hiệu quả, khả thi và đưa đến một giải pháp công bằng cũng như hòa bình nhất cho việc giải quyết trên Biển Đông.

Cách đây khoảng 6 tháng, vào ngày 19 tháng 1 năm 2014, tôi cùng với mọi người soạn thảo một lá thư gửi Liên Hiệp Quốc để nói rằng Trung Quốc 40 năm về trước đã xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực. Trong lá thư đó tôi có nói phải kiện, phải yêu cầu chính thức đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa án Công lý Quốc tế. Đó là một cách mà tôi nhắc lại một lần nữa là khả thi và hiệu quả nhất. Lá thư đó chúng tôi đã vận động được 15.588 chữ ký.

Gần đây hơn khi giàn khoan Hải Dương 981 vào Việt Nam, tôi cùng ông Nguyễn Quang A và một số người khác gửi lá thư thứ nhì yêu cầu Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa. Lá thư đó cũng như vấn đề kiện như thế nào.
Kiện như thế nào thì giàn khoan HD 981 là một hành xử của TQ mà từ đó Việt Nam có thể kiện một cách hiệu quả. Việt Nam kiện Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của VN có sự hỗ trợ của máy bay và tàu chiến trong vùng biển của VN - Ông Lê Trung Tĩnh
Kiện như thế nào thì giàn khoan Hải Dương 981 là một hành xử của Trung Quốc mà từ đó Việt Nam có thể kiện một cách hiệu quả. Việt Nam kiện Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có sự hỗ trợ của máy bay và tàu chiến trong vùng biển của Việt Nam như thế ra cơ chế giải quyết tranh chấp ràng buộc của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Cơ chế này có thể hình thành từ một trong ba tòa án sau: thứ nhất là Tòa Án Công Lý Quốc tế, thứ nhì là Tòa án Quốc tế về Luật BIển ITLOS ở Hamburg, Đức, thứ ba có thể là một tòa sự vụ thành lập bởi Công ước về Luật biển năm 1982 giống như Philippines đang làm.

Kết quả giải quyết tranh chấp của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển này sẽ có thể ( khi ra ròa thì nói kết quả có thể) dẫn đến việc người ta kết luận chuyện Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hiện nay là một hành động phi pháp và buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra, cũng như ngừng hoạt động gây hấn, thậm chí bằng máy bay.

Bản chụp công văn số 1832/BNG-ĐBA ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ Ngoại giao

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngày 29/6/2014, trang mạng Diễn Đàn công bố công văn số 1832/BNG-ĐBA của Bộ Ngoại giao (xem ở đây). Để bảo vệ nguồn tin, Diễn Đàn buộc phải cắt một phần nội dung công văn. Điều đó khiến một số người, do cẩn thận, hoài nghi tính xác thực của văn bản. Nay Bauxite Việt Nam xin công bố toàn vẹn văn bản công văn nói trên, do một bạn đọc cung cấp. Văn bản này cho thấy quả thực phần mà Diễn Đàn đã cắt thực ra không quan trọng, không làm tổn hại đến nội dung của công văn.

clip_image002

Trong tình hình giàn khoan Hải Dương 981 còn ngang nhiên hạ đặt trên vùng biển Việt Nam, công văn của Bộ Ngoại giao Việt Nam có thể khiến cho quốc dân đồng bào nghĩ ánh mắt rực lửa của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khi tiếp Dương Khiết Trì chẳng qua là trò diễn. Mà nếu ai đó vẫn còn tin tưởng Việt Nam sẽ “xoay trục” sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, mà ngờ rằng công văn này là ngụy tạo, thì sẽ nghĩ sao đây khi tờ Xây dựng Đảng thản nhiên đăng tin Ban Tổ chức Trung ương Đảng cử đoàn cán bộ “đi nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc” (xem ở đây), y như giữa hai nước chưa hề có gì nghiêm trọng đang xảy ra. Hay đó là một cử chỉ cho nước “bạn” biết câu thề thốt của Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ rằng thì là “Việt Nam không hai lòng trong quan hệ với Trung Quốc” (xem ở đây) là quyết tâm của cả bộ máy chính trị, và Việt Nam thực sự đã đáp ứng lời kêu gọi tha thiết “lãng tử hồi đầu” của một Trung Quốc cùng ý thức hệ?!

Bauxite Việt Nam

clip_image004

clip_image006

clip_image008


(Bài viết của tác giả bauxitevn)