Dấu lặng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Quang Vinh
Chiều tối nay vùng biển có giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép trước đó chợt tĩnh lặng. Là bởi vì giàn khoan đã di chuyển hơn 20 hải lý, di chuyển nhưng vẫn nằm trong khu vực chủ quyền Việt Nam, và nếu nó cứ đi với 4 hải lý/giờ, cứ đi, thì phải chờ, nhưng nếu nó lại neo, lại tiếp tục khoan thăm dò thì có nghĩa là sự yên tĩnh ấy vẫn nằm trong thủ đoạn xâm chiếm, vẫn là những bước chân kẻ cướp.


Có người lạc quan thì cho rằng trước thái độ cứng rắn của Việt Nam, sự tuyên bố mạnh mẽ của những nước lớn như Mỹ, Nhật, Pháp ủng hộ Việt Nam, và cả nguy cơ đứng trước một vụ kiện ra Tòa quốc tế mà Thủ tướng Việt Nam đã tuyên bố... Trung Quốc đang rút dần giàn khoan ra khỏi khu vực biển nhạy cảm, như một sự lùi, như một sự thua, cũng có thể là một bước nghi binh, nhưng về cơ bản, cuộc đấu tranh ngoại giao và truyền thông vừa qua của Việt Nam đã giành thắng lợi bước đầu.

Người tỉnh táo hơn thì ít nhìn vào giàn khoan mà nhìn vào đảo Gạc Ma - hòn đảo bị Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1988. Cho rằng, Trung Quốc đã thành công khi biết hướng dư luận vào giàn khoan để rảnh rang dồn sức đắp lên Gạc Ma thêm hình hài đảo, và vội vã xây ở đó một đường băng và các công trình quân sự. Và khi xong, thì mọi sự đã rồi. Là vì ngay cả ngoại giao và truyền thông Việt Nam bỏ ngõ sự tố cáo hành vi xâm phạm trắng trợn này của Trung Quốc khi đang biến đảo Gạc Ma của Việt Nam thành một căn cứ quân sự của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là tại sao suốt thời gian qua ta ít quan tâm đến sự xâm phạm nghiêm trọng này của Trung Quốc tại Gạc Ma?

Người đa nghi và bi quan lại thấy việc Trung Quốc im lặng di dời giàn khoan như đang rút đi đã đặt câu hỏi hay đang có sự thỏa hiệp hai bên về chủ quyền và hai bên đang diễn chung một màn kịch?

Mình không lạc quan cũng không bi quan, chỉ thấy rằng, chúng ta phải tận dụng cơ hội vàng, chứng cứ vàng và các điều luật quốc tế nhanh chóng hoàn thành hồ sơ pháp lý kiện Trung Quốc ra Tòa Quốc tế, kiện một mình hoặc phối hợp cùng Phi-líp-pin. Dứt khoát phải làm việc này. Không chần chừ. Đây cũng là cơ hội để chúng ta thoát Trung. Đây cũng là cơ hội để chúng ta thay đổi toàn diện về chủ trương và chính sách đối với Quốc gia Trung Quốc vốn luôn tiềm ẩn sự phản trắc và thủ đoạn. Đây cũng là cơ hội để "vệ sinh môi trường" não bộ của nhiều người vốn vẫn hy vọng vào Trung Quốc, vốn vẫn u mê trong nhận thức, vốn vẫn đang nói và hành xử như một "Hán gian".

Xung đột quân sự trên Biển Đông: Hãy định giá đúng!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Lê Ngọc Thống
 Nếu như có xung đột quân sự trên Biển Đông thì kẻ bị thảm họa không lường trước được chắc chắn không phải là Việt Nam. 

Vài chục chiếc máy bay, tàu chiến Trung Quốc diễu võ dương oai xung quanh giàn khoan hạ đặt phi pháp trong thềm lục địa và EEZ của Việt Nam có vẻ như để sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự với Việt Nam, có vẻ như Biển Đông là “ao nhà” của Trung Quốc mà dựa vào Hạm đội Nam Hải đằng sau, họ có thể đưa giàn khoan HD 981 hay “hàng trăm giàn khoan vào Biển Đông” như tướng diều hâu La Viện hô hào, vào nơi nào họ muốn mà không phải trả giá.


Đừng đánh giá quá cao về con số như, 30 vạn quân, 60 vạn quân; trăm tàu tên lửa, khu trục, tàu ngầm vân vân. Những con số này không có ý nghĩa gì với Việt Nam, một dân tộc đã từng, đã quen “lấy ít địch nhiều” trên trận mạc.

Biển Đông không phải của riêng ai!

Trung Quốc và Nhật Bản đều có tuyến hàng hải trùng nhau, đồng thời tuyến hàng hải cũng là con đường quyết định sự sống còn của 2 nền kinh tế này, do đó cũng là sự sống còn của an ninh 2 quốc gia Trung, Nhật. 

Chiếm hết Biển Đông để khống chế được tuyến hàng hải có nghĩa tham vọng này của Trung Quốc đã đụng chạm đến Nhật Bản, uy hiếp nhiều nhất đến an ninh Nhật Bản.

Senkaku với Nhật Bản không quan trọng bằng Biển Đông về lợi ích chiến lược. Nếu mất Biển Đông về tay Trung Quốc, Nhật Bản sẽ bị Trung Quốc ép mạnh ở Hoa Đông và đòn phong tỏa tuyến hàng hải trên Biển Đông của Trung Quốc sẽ khiến cho Nhật Bản rơi vào tình cảnh lựa chọn khắc nghiệt một mất một còn. Nhật Bản sẽ chọn Sekaku hay an toàn hàng hải trên Biển Đông?

Vì vậy trên Biển Đông, Trung Quốc muốn chiếm trọn là điều không thể chấp nhận được đối với Nhật Bản. Biển Đông, trước tiên là nơi đụng độ, đối đầu chiến lược của 2 cường quốc khu vực là Nhật Bản và Trung Quốc mà đã, đang bắt đầu bằng một cuộc chiến địa chính trị quyết liệt trên khu vực ĐNA. 

Nhìn vào các tuyến hàng hải sống còn của các quốc gia liên quan từ Trung Đông, Ấn Độ Dương qua Biển Đông đến Đông Bắc Á-TBD, chúng ta đều nhận thấy, nếu như có xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông thì tuyến hàng hải thương mại, năng lượng sẽ bị gián đoạn, cắt đứt là điều không tránh khỏi. Hai cường quốc khu vực châu Á-TBD là Trung Quốc và Nhật Bản có hai nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến hàng hải này sẽ bị điêu đứng đầu tiên.

LÝ SƠN, TÔI GẶP NHỮNG NGƯỜI HÙNG.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



+Nhờ Công, Phó chánh văn phòng huyện ủy Lý Sơn lấy xe máy chở tôi vào xóm nhà dân ở phía tây đảo. Khu nhà dân mọc chen nhau, con đường nhỏ, ngoặt qua ngoặt về, chạy sâu hút về cuối xóm thì tới nhà của thuyền trưởng Nguyễn Lộc. Lộc nói đi biển 10 năm thì cả 10 năm đều ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt hải sản. 10 năm ấy, anh đi hàng trăm chuyến, cũng cả trăm lần bị vây ráp, bị đuổi, bị cướp, bị đánh, thậm chí có lần bị tàu Trung Quốc bắt, nhưng các anh cứ đi, không chùn bước. Thuyền của Lộc có 12 anh em, ra tới sát sạt đảo Hoàng Sa, nhìn thấy cả ô tô, người đi trên đảo. "Răng sợ? Đây là biển của Việt Nam, đảo của Việt Nam, chẳng qua Trung Quốc nó cướp thì nó nó giữ, nó đuổi mình, đuổi sao được mà đuổi, cứ đi." Nhiều chuyến vì bị tàu Trung Quốc cướp, phá, anh em trắng tay, lỗ nặng, lỗ hàng trăm triệu. Trong những lúc như thế, người Lý Sơn có câu nói cửa miệng, ui chao, chuyến đi này lỗ tốn chú ạ.

+Lại đi tìm nhà của Nguyễn Chí. Chí hiền quá, ngồi cười cười khi tôi hỏi chuyện. Em nói, nhiều năm nay, bà con Lý Sơn ra vùng biển đảo Hoàng Sa đánh bắt hải sản, đều bị tàu Trung Quốc ức hiếp, xua đuổi, cướp bóc, đập phá. Chuyến rồi em cũng bị, lính Trung Quốc dùng dùi cui đánh vào đầu, vào tay, vào lưng. Lính Trung Quốc lên thuyền, ngang ngược chửi bới, đập phá, được mấy hải sản làm được chúng nó lấy hết. Phải ra biển, đó không chỉ là vì cuộc sống, Chí nói "mình không ra, mình sợ, mình lảng thì hóa ra đảo đó, biển đó là của Trung Quốc như nó lu loa à, không. Không anh ạ, phải đi. Bọn em đợi lành vết thương, sửa xong tàu thuyền, đi nữa, không sợ chi".

+Và những người mẹ, người vợ của các ngư dân Lý Sơn, họ cũng là những người hùng. Vì sau lưng những con thuyền là đảo, là gia đình, là tổ ấm, là sự sẻ chia của đồng bào, là niềm tin cậy gửi gắm yêu thương vào nhau. Không ai có thể ra biển trong cô đơn. Không ai có thể ngồi yên trong đất liền nếu thiếu niềm tin.

+Và toàn thể nhân dân Lý Sơn, hàng vạn người dân trên đảo sống và lao động nơi hòn đảo tiền tiêu này, họ hiểu lắm những giây phút hiểm nghèo nếu biển Đông có biến. Họ mới chính là lũy thép. Công dân đảo Lý Sơn thực sự là những người hùng. Từ mấy trăm năm nay như thế chứ không phải hôm nay, không có giặc thì can trường trước bão tố phong ba, có giặc giã thì đổi mạng sống của mình vì chủ quyền Tổ Quốc.

+Tôi đi trong đêm Lý Sơn, bốn bề là sóng vỗ, ngoảnh mặt phía tây là đất liền, ngoảnh mặt về phía bắc, phía nam, phía đông là biển, biển, biển, đảo mang nhịp thở của của hàng vạn con người biết sống và chết vì đất đai cương giới của quốc gia.

Những nhược điểm chí tử của quân đội trung quốc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


So sánh về tiềm lực quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, dù Việt Nam bây giờ đã có hệ thống phòng thủ rất mạnh ở bờ biển nhưng cũng chưa so được với Trung Quốc. Trung Quốc có đội tàu biển các loại đông nhung nhúc như giòi. Các phương tiện vũ khí chiến tranh vừa ăn cắp mẫu vừa sản xuất cũng khả dĩ dùng được: các loại tên lửa, các loại máy bay...
Bên cạnh đó, vì dân số sinh đẻ nhung nhúc như giòi, nuôi không xuể, đến nỗi chính phủ trung quốc thậm chí còn mong muốn tìm cách làm cho chết bớt đi [1], nên trong các cuộc chiến, trung quốc luôn cậy số đông, — trước đây Mỹ cũng như vậy!
Nhưng nếu nói về ý chí, tính năng động sáng tạo và đường lối chiến tranh nhân dân của Việt Nam, thì khó có đất nước nào lại nhanh nhạy và có khả năng quyền biến tốt đến như vậy. Trong những cuộc chiến tranh trước với các nước hùng mạnh, Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí. Tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng của Việt Nam là thứ vũ khí đáng sợ nhất đối với mọi kẻ thù.
Còn nếu phân tích thêm, thì cho dù đông nhung nhúc và nhiều đồ đến đâu thì quân đội trung quốc cũng có đầy "những gót chân Asin".

Thứ nhất,
Dễ dàng thấy rằng điểm yếu lớn nhất của trung quốc về mặt quân sự ở biển Đông chính là vị trí và khoảng cách địa lý. Trong tác chiến trên biển hiện đại thường phải kết hợp cả hải quân với không quân, nhưng một khi nổ ra xung đột tại biển Đông, chiến đấu cơ trung quốc bay từ đất liền của họ ở đảo Hải Nam ra được tới vùng biển rồi bay về là hết dầu, không còn thời gian tác chiến.
Chính vì vậy, theo dõi trên báo chí trung quốc chúng ta thấy bắc kinh đang loay hoay tìm cách khắc phục "tử huyệt" này bằng cách đóng tàu sân bay và huấn luyện tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ. Cả 2 việc này trung quốc đã và đang làm, việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động còn phải cần thời gian, không phải cứ muốn là được. Còn hoạt động huấn luyện cơ động tác chiến đường dài cũng như tiếp dầu cho chiến đấu cơ thì hiện chưa có thông tin nào cho thấy là trung quốc đã làm xong cả.

Thứ hai,
Điểm yếu nổi bật của trung quốc ở biển Đông chính là tính phi nghĩa trong các hoạt động quân sự của họ, bắc kinh luôn lèm bèm tuyên bố và khẳng định cái gọi là "chủ quyền" với hầu hết diện tích biển Đông, nên việc trung quốc chủ động gây căng thẳng hoặc tìm cách khiêu khích xung đột quân sự sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, từ các nước trong khu vực...
Chúng ta đều biết quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cách đảo Hải Nam, trung quốc rất xa, nhưng vì tham vọng bành trướng lãnh hải cũng như sức mạnh quân sự trên biển xuống hướng Nam, bắc kinh cố sống cố chết để tuyên bố cái gọi là chủ quyền đối với 80% diện tích biển Đông thông qua đường lưỡi bò phi pháp do họ tự nhào nặn. Điều này dù họ có cố tình lấp liếm bằng lý do gì cũng không thể che dấu được.
Mặt khác, biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay, nơi các cường quốc lớn trong khu vực tuyên bố có lợi ích, lợi ích cốt lõi hoặc mối quan tâm đặc biệt. Mỹ và Nhật Bản chẳng hạn, hoàn toàn có thể sẽ nhảy vào cuộc bằng cách này hay cách khác chứ đời nào lại để trung quốc muốn làm gì thì làm?

Thứ ba,
Tàu của trung quốc to thì cũng có to, nhưng hoàn toàn có thể trở thành miếng mồi ngon cho tên lửa và không quân của các nước có liên quan. Nhiều nguời còn nhớ, trong cuộc chiến tại quần đảo Falkland năm 1982 giữa Arhentina và Anh, chỉ cần một quả tên lửa đất đối hạm, Arhentina đã bắn chìm một thiết giáp hạm 10,000 tấn tối tân của Anh.

Thứ tư,
Điểm yếu của quân đội trung quốc nói chung và hải quân nói riêng chính là tinh thần èo ợt của một lũ sĩ tốt "em chã".

Tại sao lại gọi chúng là "em chã" như vậy?

Lính trung quốc hiện nay thường được gọi là "lính con một". Hơn 30 năm nay, trung quốc ép dân mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ 01 con.
Cho nên, lứa tuổi 18-20, tuổi đi lính nghĩa vụ của trung quốc hiện nay toàn một lũ "con độc nhất". Chẳng cần phải nói cũng rõ, lũ con một này, mỗi đứa đại khái đều đã được 06 đứa khác cho ăn cho bú, chăm sóc, nâng niu từ lúc mới lọt lòng (bố mẹ + ông bà nội + ông bà ngoại = 06 đứa), đứa nào, dù ở thành phố hay nông thôn, dù là con nhà giàu, nghèo, hay bần cố nông cũng đều được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chiều chuộng đủ đường.
Thành thử đến tuổi nhập ngũ, tinh thần phấn đấu, chịu đựng gian khổ của đám "em chã" đó hoàn toàn không khó để hình dung là yếu kém đến mức nào.
Quan trọng nữa là cuộc xung đột ở Biển Đông nếu có xảy ra thì là hoạt động quân sự phi nghĩa của trung quốc, nhất định sẽ bị dư luận tiến bộ trong nước và trên thế giới lên án, và bọn thanh niên trung quốc kia dù có chã ngô chã ngọng thì vẫn có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trong và ngoài nước hơn các thế hệ trước, mà bản tính bọn này lại hay dỗi, nên chúng hoàn toàn không dễ bị lừa bịp, o ép.

[1] Đây là cách giải thích duy nhất hợp lý cho chiến thuật cùng cực ngu xuẩn (về phương diện quân sự) của trung quốc trong cuộc chiến biên giới Việt-trung 1979.

HÓNG HỚT BÌNH LUẬN.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



+ Rất ít hoặc là chưa thấy rõ ràng một bình luận nào trên báo chí quốc tế, từ các học giả, các nhà báo, các bình luận quốc tế khẳng định Trung Quốc sẽ gây chiến Việt Nam dù cấp độ khác nhau. Hầu hết đều chung một điểm nhìn gần như nhau là Trung Quốc cố sức khiêu khích, gây rối, kích động để chờ đợi Việt Nam một hành động mất bình tĩnh, thiếu kiềm chế, nổ súng trước rồi lấy cớ "ra đòn" và vu vạ và ngụy biện. Không chủ quan và luôn nêu cao cảnh giác với mọi thủ đoạn của Trung Quốc nhưng xét về toàn cục, về mọi khía cạnh, thấy các ý kiến bình luận trên là có lý.

+ Một số nhà bình luận quốc tế, trong đó có các nhà báo, học giả Việt Nam và thế giới đều bắt đầu nhận chân ra phía sau hành động hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc chính là một âm mưu lớn hơn, hướng về sự chiếm đoạt biển đông theo bản đồ bành trướng 9 đoạn, hoặc là chây ì giàn khoan như một cái mốc, bày trò đàm phán, dùng cả kinh tế, quân sự và gì gì đó nữa ép Việt Nam đạt được một số thỏa thuận, để từ đó lại lấn tiếp, tạo ra một vùng cấm bay trên khu vực này, hoặc tiếp tục dấn thêm nữa. Một số học giả lại thiên vè âm mưu Trung Quốc dùng giàn khoan đánh lạc hướng dư luận và sự chú ý của Việt Nam (chấp nhận bị rủa mắng) để hướng mục tiêu về các đảo ở quần đảo Trường Sa mà bằng chứng cụ thể chính Trung Quốc phải thừa nhận là đang cho thi công một số công trình quân sự trên đảo Gạc Ma - cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1988, còn Philipin thì chỉ thẳng nghi vấn là Trung Quốc đang xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma và coi đây là hành động xâm phạm vô cùng nguy hiểm.

+ Các nhà bình luận đều chung nhận định, rất khó để Trung Quốc rút giàn khoan, muốn rút cần một sự nhượng bộ nào đó sẽ xảy ra ở thì tương lai gần, không chỉ là mở đường cho Trung Quốc đỡ sĩ diện, đôi khi còn nguy hiểm hơn nếu xảy ra sự thỏa hiệp, thì Trung Quốc sẽ lấn tới, chiếm láy, trò dụ dỗ, ton hót ngon ngọt qua những ngôn từ xảo thuật của Trung Quốc đã thường xuyên áp dụng. Lại phải cương quyết, mạnh mẽ, phải trung thành với chủ trương cứng rắn: Trung Quốc không rút giàn khoan và tàu quân sự, các loại tàu khác khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam thì cương quyết không bàn tới bất cứ giải pháp nào, và cũng không thể dễ dàng dùng hai chữ "đàm phán" trong trường hợp này, nó xâm phạm, nó phải rút, không có đàm phán đàm phiếc, không có tranh chấp tranh chiếc, gì hết. Vì thế chỉ có một cách ép Trung Quốc rút giàn khoan mà vẫn bảo đảm được chủ quyền là tăng cường hơn nữa đấu tranh ngoại giao, truyền thông, và dùng sức ép của các tổ chức quốc tế.

Căng thẳng biển Đông: Vì sao nước Nga im lặng?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Căng thẳng biển Đông: Vì sao Nga im lặng?

Chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến cho Trung Quốc và Nga gạt bất đồng để xích lại gần nhau. 


           Học giả, nhà bình luận chính trị quốc tế hàng đầu của Italy Lucio Caracciolo.

Xung quanh những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, phóng viên TTXVN tại Italy đã có cuộc trao đổi với ông Lucio Caracciolo, học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu về thời sự-chính trị quốc tế, hiện là Tổng Biên tập của Limes, tạp chí về địa-chính trị uy tín của Italy do chính ông sáng lập vào năm 1993.

Caracciolo là một gương mặt bình luận nổi tiếng trong các chương trình thời sự quốc tế trên truyền hình Italy, tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu về Chiến tranh Lạnh, về sự hình thành và khủng hoảng của Liên minh châu Âu cũng như nhiều bài xã luận quốc tế trên nhật báo cánh tả La Repubblica. Ông cũng từng là giáo viên thỉnh giảng về quan hệ quốc tế ở nhiều trường đại học lớn của Italy.

- Trong những tháng qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã tăng lên. Trước hết, đó là những xung đột với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, và trong hai tuần qua là những hành động khiêu khích và va chạm với Việt Nam trên Biển Đông. Theo ông, đâu là nguyên nhân của những hành động này?

- Ông Lucio Caracciolo: Trung Quốc đang hành động mạnh mẽ nhằm khẳng định quyền sở hữu của họ đối với những quần đảo và vùng biển gần lãnh thổ của họ. Trên thực tế, theo tôi, đấy không chỉ là những đòi hỏi mang tính kinh tế, mà còn là cách để phô trương thanh thế của họ đối với tất cả các nước châu Á và Mỹ. Ngoài những lý do đơn thuần về kinh tế, thì những yêu sách ngày càng tăng của Trung Quốc giống như việc gia tăng sự thể hiện về hình ảnh, về quyền lợi và thể diện của một quốc gia cho là mình đã lên đến tầm siêu cường.

Do đó, họ tìm kiếm những đụng độ, và chỉ cần một hòn đảo nhỏ trên biển cũng có thể là lý do để làm bùng lên những đối đầu. Hy vọng đó không phải là những đối đầu về quân sự, bởi vì Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cũng như các nước khác đang có tranh chấp với Trung Quốc đều không muốn mắc bẫy về quân sự trong cuộc chơi thể diện này của Bắc Kinh.

Lũ chó trung quốc ngu xuẩn!

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook



- Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa vùng biển Việt Nam định vị, thăm dò cùng với hơn 80 tàu bảo vệ các loại kể cả tàu chiến và máy bay, phun vòi rồng, tàu húc, ngăn cản lực lượng chấp pháp Việt Nam thực thi công vụ trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam… không phải là sự “đi qua vô hại” mà phải bị coi là hành vi xâm lược, gây hấn nguy hiểm.

- Hiện nay, để duy trì cho một giàn khoan như thế này trên biển (chưa nói đến chuyện khoan xuống lòng biển) là khoảng 1,2 triệu USD mỗi ngày. Khi khoan, chi phí cực kỳ tốn kém. Nếu khoan ở mực nước sâu 40-70m, chi phí cho một giếng khoan sâu 3.000m là 20-25 triệu USD, còn chi phí cho một giếng khoan ở mực nước 90-120m là 200-250 triệu USD. Còn chi phí cho một giếng khoan ở mực nước sâu 1.200m thì không có giá dưới 500 triệu USD. Đó là chưa kể chi phí về dịch vụ và bảo vệ.

- Bởi thế, việc Trung Quốc dùng tàu tên lửa khu trục, tàu tác chiến nhanh, lượn lờ vòng ngoài chỉ là hù dọa những kẻ yếu bóng vía và chỉ chứng tỏ hành động đe dọa vũ lưc, cậy mạnh của Trung quốc trước khu vực mà thôi. Xung đột quân sự nếu xảy ra, không những giàn khoan tỷ USD là mồi ngon cho tên lửa bờ, không quân Việt Nam là chuyện nhỏ mà tuyến hàng hải huyết mạch kinh tế, năng lượng của Trung Quốc bị cắt đứt mới là chuyện lớn gấp bội…

- Tàu ngầm KILO, máy bay SU-30, tên lửa bờ…không phải dùng để tấn công vào giàn khoan HD 981 và các tàu chấp pháp Trung Quốc hay tàu cá của ngư dân Trung Quốc. Nếu chúng ta làm vậy là mắc bẫy Trung Quốc đang giăng sẵn. Trung Quốc cần một cái cớ hợp lý để phát động cỗ máy chiến tranh nuốt gọn biển Đông mà dư luận quốc tế khó lên tiếng kết tội Trung Quốc là xâm lược hay phát xít. Cái cớ ấy sẽ biến kẻ xâm lược, ăn cướp thành kẻ tự vệ.

- Vẫn biết chúng duy trì gần 80 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan, một lực lượng đông và mạnh hơn lực lượng chấp pháp của ta nhưng chúng ta có nhiều biện pháp để buộc chúng không thể hoạt động được theo ý muốn. (Chẳng hạn, một biện pháp nhỏ như chúng ta có thể chặt đứt các xích neo của giàn khoan vào những thời điểm thích hợp. Còn chặt đứt nó như thế nào là việc của người Việt Nam mà Hải quân Mỹ có nhiều kinh nghiệm trả lời)
Đọc thêm: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/hd-981-vao-vung-bien-viet-namtrung-quoc-dang-tra-gia-dat-3037820/
Ảnh của Nhàvăn Nguyễn Quang Vinh.
Ảnh của Nhàvăn Nguyễn Quang Vinh.

Nghĩ về khát vọng Hòa Bình: Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nghĩ về khát vọng Hòa Bình: Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa
Nhân loại đã phải chịu biết bao đau khổ và thấm thía nhiều điều từ chiến tranh.
1. Tôi biết có những quán cà phê biên giới ở Châu Âu mà bạn có thể ngồi trên một chiếc ghế, chân bên này là nước Bỉ, bạn khua chân sang bên kia đã là...Hà Lan. Hay đường biên giới giữa Pháp và Bỉ, cũng vậy, nó lẫn trong khu dân cư yên lành, xen kẽ giữa những ngôi nhà mà những gia đình ở đó là hàng xóm láng giềng thân thiết. Một trong những điều khác biệt có chăng chỉ là… giá xăng. Tôi từng kể điều này trong một bài blog sau chuyến đi Bỉ và Pháp năm ngoái.
Đường biên giới hoà bình giữa Bỉ và Hà Lan. (ảnh Internet).
Vào những ngày này khi biển Đông đang dậy sóng, sao mà tôi thấy nhớ và khao khát những đường biên an bình ấy đến thế.

Khác với những hình ảnh hàng rào dây thép gai và bốt canh gác, đường biên giới giữa Bỉ và Hà Lan được coi là biểu tượng hòa bình của hai quốc gia khi chỉ là những hình chữ thập rời rạc màu trắng mang tính tượng trưng.

Đường biên giới không chạy thẳng mà chạy vòng vèo, có khi xuyên thẳng vào cửa một ngôi nhà, ngang qua một siêu thị hay quán cà phê…


Để tìm hiểu nguồn cơn của sự thú vị lạ kỳ này phải tham khảo lịch sử Châu Âu từ Thế chiến thứ 1 đến Thế chiến thứ 2 nơi châu lục này trong đó có nước Bỉ từng nhiều lần là chiến trường chính với biết bao hi sinh, mất mát, tang thương.

2. Lịch sử cho thấy, các thế lực xâm lược, gây chiến bao giờ cũng cố gắng biện minh cho hành động của họ bằng những mục đích cao cả. Đầu thế kỷ XIX, Napoleon giải thích việc đánh chiếm châu Âu bằng nỗ lực thống nhất châu lục dưới quyền cai trị của mình để vĩnh viễn chấm dứt chia rẽ và chiến tranh. Thế kỷ XX, Hitler biện minh chính sách hiếu chiến bằng sự cần thiết mở rộng không gian sinh tồn của dân tộc Đức thượng đẳng. Còn phát xít Nhật nêu phương châm xây dựng một khu vực cộng đồng đại thịnh vượng và giải thoát các dân tộc châu Á khỏi ách thống trị của thực dân Âu-Mỹ.


Phòng hơi ngạt và lò thiêu người số 1 ở trại Auschwitz. Trong các năm 1943 và 1944, các phòng hơi ngạt và lò thiêu người ở Auschwitz hoạt động với công suất kinh khủng: tính đến mùa xuân 1944, trung bình mỗi ngày, có 8.000 người bị giết theo cách này. (ảnh Internet).

Gần trăm triệu mạng người đã phải trả giá trong hai cuộc đại chiến thế giới cùng các cuộc chiến khác trong thế kỷ 20 để nhân loại nhận thức được rằng "cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi” mới là con đường bền vững. Bởi vậy, thế giới và từng khu vực đều đã chuẩn bị cho mình tâm lý để tránh các cuộc xung đột bằng việc cùng nhau xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp, không để leo thang chiến tranh.

Cơ chế hoạt động của một số đồ quanh ta

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cơ chế hoạt động của một số đồ quanh ta
Khóa
Cách phân loại tiền xu


Cách truyền chuyển động

Quạt máy quay

Lựu đạn

Súng


Máy giặt
Máy may

Kèn

Phéc ma tuy

(Bài viết của tác giả Lai Tran Mai)

Tướng Rinh: Việt Nam đủ sức để bảo vệ lãnh thổ

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hoàn toàn ủng hộ quan điểm của tướng Rinh. Việt Nam với 92 triệu dân là một nước lớn, lại có kinh nghiệm chiến tranh bảo vệ tổ quốc từ nghìn năm, do đó, dù không có siêu cường quốc tế đứng đằng sau ủng hộ, nhưng bằng cách sử dụng chiến tranh nhân dân kết hợp với sức mạnh tổng hợp đang có, nhất định đủ sức để bảo vệ lãnh thổ. Chắc chắn lãnh đạo Trung Quốc cũng không dại gì gây chiến lớn với Việt Nam. Họ biết Việt Nam đã không tận dụng 40 năm hòa bình (1975-2014), một cơ hội hiếm có từ nhiều thế kỷ qua, để phát triển đất nước, nâng cao sức mạnh kinh tế, quốc phòng và đoàn kết dân tộc nên Việt Nam đang suy yếu, suy yếu cả trong tư tưởng: mang tâm lý sợ Trung Quốc. Do đó họ ra sức ép, ép được càng nhiều càng tốt; Việt Nam càng nhân nhượng, họ càng lấn tới. Nhiều người kêu gọi phải nhờ Mỹ, Nga ra mặt ủng hộ; nhưng hãy xem lãnh đạo chúng ta cư xử với Mỹ, Nga như thế nào? Mặt khác cũng phải biết thời thế đã khác xưa rất nhiều; Mỹ và Nga không còn là những siêu cường duy nhất và bản thân họ cũng đang chịu vô vàn sức ép trong nước và quốc tế. Nhắc lại: Ủng hộ quốc tế là quan trọng, nhưng thực lực vẫn là nhân tố quyết định.
Tướng Rinh: Dù yếu nhiều mặt, nhưng VN đủ sức để bảo vệ lãnh thổ
(Soha.vn) - Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nói: “Dù còn yếu về nhiều mặt nhưng khi cần thiết, Việt Nam sẽ sử dụng sức mạnh tổng hợp để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”. 
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh việc Trung Quốc cho kéo giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh nhắc lại: “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam và có đủ cơ sở pháp lý để chứng minh điều đó”.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông có mấy điểm sai như sau: Thứ nhất là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; Thứ hai là vi phạm thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Trung Quốc (hai bên khẳng định sẽ giải quyết bằng đàm phán trong hòa bình); Thứ ba là vi phạm DOC.

Tướng Rinh cho rằng việc kéo giàn khoan vào Biển Đông phải được sự đồng ý của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc chứ không phải việc làm tự ý của địa phương như họ vẫn nói trước đây. Và thực hiện hành động này, Trung Quốc đã tự lột bỏ "lớp mặt nạ" “trỗi dậy hòa bình” để lộ ra ý đồ độc chiếm Biển Đông. Với khát khao nguồn tài nguyên dầu mỏ tại khu vực Biển Đông, nếu đặt được giàn khoan xuống thì họ sẽ không bao giờ chịu rút đi và sẽ có những hành động mở rộng. Nhưng

Phải thế nào thì mới có thể hy vọng có một nền giáo dục tử tế?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Trần Sâm 
Trong mấy chục năm qua, không biết bao nhiêu tiền của thấm đẫm mồ hôi nước mắt của các tầng lớp lao động đã đổ ra để tiến hành những cuộc cải cách rầm rộ trong giáo dục. Không biết bao nhiêu giấy mực đã tốn để bàn về việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hàng chục quan chức cao cấp, hàng trăm nhà quản lý giáo dục và các giáo sư, tiến sỹ, nhà báo, nhà văn,… đã viết những bài rất hay ho về lĩnh vực cốt tử này.


Có những người còn đề cập đến những vấn đề cao siêu như “triết lý giáo dục”, cao siêu đến mức hình như đa số những người nói đến cụm từ đó cũng chưa rõ nó là cái gì, nó có vai trò gì trong sự nghiệp giáo dục của chúng ta, và cần bao nhiêu thập niên với bao nhiêu ngàn tỉ để tìm ra nó.

Với hiểu biết của một người lao động bình thường, kẻ viết bài này xin mạo bàn về một “nền giáo dục tử tế”, một khái niệm không có trong khoa học nào. Và tôi xin nói rõ cái tôi gọi là “nền giáo dục tử tế” đó là gì.

Xin thưa, đó là nền giáo dục đáp ứng được những yêu cầu hết sức bình thường. Nói ngắn gọn là nó đào tạo được những con người tử tế, tức là có những phẩm chất cơ bản sau: có lòng tự trọng và biết tôn trọng người khác (riêng với cha mẹ, thầy cô và những người cao tuổi còn phải biết lễ phép, nhưng không tuân theo những đòi hỏi phi lý và phi pháp), có năng lực lao động để đem lại lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chính mình và xã hội (có kiến thức và kỹ năng tốt hoặc đạt yêu cầu về nghề nghiệp), có ý thức tôn trọng pháp luật (nhưng không tuân theo vô điều kiện những luật lệ phản động, lạc hậu). Trong lịch sử các dân tộc phương Đông như Việt Nam, Trung Hoa,… người ta đã diễn đạt những yêu cầu đó bằng những khái niệm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Chỉ thế là đủ. Chỉ có điều ở thời đại ngày nay, đừng lồng vào những khái niệm đó những nội dung như trung thành tuyệt đối với một cá nhân hay nhóm người nào.

Người tử tế không thể xoen xoét nói những điều nhân nghĩa nhưng trong hành động thì chỉ làm và sẵn sàng làm mọi việc vì quyền lợi bản thân, kể cả chà đạp lên quyền lợi người khác, kể cả lợi dụng quyền lực để đàn áp dân lành. Người tử tế không thể là kẻ bợ đỡ, liếm gót những kẻ có quyền lực, đem tiền đi mua bằng cấp, chức tước, dùng chức tước bòn rút tiền bạc và thành quả lao động của người khác. Người tử tế không thể bắt hàng triệu người phải theo mình, phục vụ mình, tôn thờ mình như thánh. Người tử tế không tự nhận mình là người thông thái nhất, là đỉnh cao trí tuệ.