Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam
Những "thành tích kỳ dị" ở nước ta so với thế giới có lẽ sẽ khiến nhiều người phải giật mình và xấu hổ.
Ăn 5 triệu con chó/năm
Việt Nam tìm kiếm từ khóa "sex" nhiều nhất thế giới
Trước đó, Ấn Độ và Ai Cập được coi là 2 quốc gia có tỷ lệ người tìm kiếm "sex" nhiều nhất trên Google. Tuy nhiên, vị trí này đã thuộc về Việt Nam. Thống kê riêng trong lãnh thổ Việt Nam, thủ đô Hà Nội là địa phương có lượng người truy cập "sex" trên Google đứng đầu cả nước.

Ăn 5 triệu con chó/năm
Liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) vừa công bố, chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của con người.
Con số trên là quá lớn so với sức tiêu thụ thực phẩm ở nước ta. Chưa nói đến vấn đề nhân đạo như những nước khác, chỉ cần nói đến những hệ lụy thực tế của nó thôi cũng đủ để chúng ta phải ghê rợn.
    
Để có được số chó trên tiêu thụ (chủ yếu để phục vụ nhu cầu tại các quán nhậu) thì nó ắt sẽ phát sinh chuyện nhập lậu từ nước ngoài.

Vì ham lợi nhuận, nhiều người kinh doanh sẽ chẳng cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chó chết cứng từ lúc trên xe, rồi ghẻ lở, điên dại vẫn sẽ được làm thịt và được các vị khách chiến ngon lành như thường.

Hơn nữa, đây cũng là nguyên nhân khiến vấn nạn trộm chó xảy ra. Đã không biết bao nhiêu vụ những tên cẩu tặc bị người dân bao vây, đốt xe máy, thậm chí đánh cho đến chết.

Uống 3 tỷ lít bia/năm

Dù kinh tế suy thoái, GDP giảm sút, ngành bia vẫn tăng trưởng đều đặn với mức 10%/năm và người Việt càng ngày uống bia càng nhiều, luôn nằm trong top 25 nước uống bia khủng khiếp nhất thế giới, thứ 3 của châu Á, và nhiều năm liên tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.


Nhiều người Việt vẫn xem rượu như một cách thức thể hiện bản thân, giới tính, giải sầu và thậm chí là khẳng định sự hiện diện tất yếu của rượu bia trong cuộc sống tương lai thật sự đáng phải quan tâm. Không những ảnh hưởng về vấn đề kinh tế, sức tiêu thụ rượu bia cũng gây ra nhiều vấn đề như ảnh hưởng sức khỏe, hạnh phúc gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tỉ lệ tai nạn giao thông gia tăng mỗi năm do bia rượu.

Hỡi các tín đồ của thịt chó, cứ ăn thoải mái đi!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đọc cho vui:
Hỡi các tín đồ của thịt chó, cứ ăn thoải mái đi!
(TNO) Việc Liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) đưa ra con số: 5 triệu con chó bị ăn thịt hằng năm ở Việt Nam, đồng thời kêu gọi bảo vệ loài động vật này tại Việt Nam khiến các bên có liên quan, liên đới rất quan tâm. "Vậy những người nuôi sẽ an táng chúng cách nào? Chôn, hỏa táng hay thủy táng như các bạn Ấn Độ làm với bò? Hay vứt vào đống rác? Sao lại từ chối cách ít tốn kém nhất là “khẩu táng” kèm với riềng và lá mơ?".
Thịt chó được bày bán tại lề đường - Ảnh: Hoài Nam
Người phản đối việc ăn thịt chó liền có dịp để tuôn trào phản ứng và cảm xúc. Họ nói rằng tại sao lại ăn thịt chó trong khi không thiếu các nguồn thực phẩm khác; rằng ăn thịt chó là man rợ, vô nhân đạo… vì con chó là bạn trung thành, thông minh, tin cậy và gần gũi nhất của con người.

Đầu tiên, tôi nói chuyện trên trời dưới đất

Mọi sự vật tồn tại bởi vì nó hợp lý.

Trong tự nhiên, cây cỏ làm thức ăn cho sâu bọ, sâu bọ lại làm mồi cho chim chóc, rồi cá nhỏ làm thức ăn cho cá lớn, thú nhỏ làm mồi cho thú to... và cuối chuỗi thức ăn đó là con người. Đến lượt con người lúc nào đó lại làm thực phẩm cho các loại côn trùng hoặc các sinh vật nhỏ bé hơn là các loài vi khuẩn, nhưng hiện tại - tạm thời Tạo hóa đã cho chúng ta vị trí cao nhất trong cái chuỗi thức ăn kia. Đó là sự thật không thể chối cãi. Đó là qui luật cân bằng của tự nhiên. Và nó hợp lý nên nó tồn tại.

Nhu cầu ăn uống hay ẩm thực là nhu cầu cơ bản và gắn liền với đời người. Và ẩm thực là một yếu tố của văn hóa, chứ không phải của đạo đức hay khoa học. Mà văn hóa thì chỉ có khác biệt với tương đồng, chứ không có khái niệm thấp cao hay sai đúng.

Tôi từng nghe nói rằng xưa rất xưa có một chủng tộc nọ, khi một người thân trong gia đình qua đời, thân nhân cắt thịt người đó cho từng thành viên trong gia tộc nhấm nháp để bày tỏ tình yêu, lòng kính trọng và sự thương tiếc (1).

Như vậy, việc người ta ăn thịt một sinh vật, có khi là đồng loại, từng được xem là một nghi lễ, một biểu hiện của tình cảm (có thể là yêu hoặc ghét như “ăn gan uống máu kẻ thù”), chứ không hẳn chỉ vì thiếu thức ăn.

Chuyện gì xảy ra nếu tất cả chúng ta không ăn thịt?


Ngày nay, những người ăn chay kêu gọi mọi người ăn chay để giảm thiểu việc giết thịt động vật. Giả dụ bỗng một ngày đẹp trời, toàn bộ loài người không ăn thịt động vật nữa thì sao?

Khi không bị giết thịt, động vật sẽ sinh sôi nảy nở nhanh gấp nhiều lần hiện tại, các loài thú ăn thịt không còn sự cạnh tranh vô đối của con người sẽ tăng số lượng một cách chóng mặt.

‘Người em’ biếu ông Trần Văn Truyền tiền xây biệt thự khủng

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ông Truyền và gia đình bắt đầu chạy... giải trình dư luận. Hy vọng bác chạy thoát để sau đó ung dung, thoải mái nghỉ hưu trong ngôi biệt thự được xây dựng bằng các khoản tiền "sạch". Đọc tin con gái bác Truyền loan báo dưới đây mình đâm lo bác Truyền bỏ của (cho các con để) chạy theo bác Ngọ về âm phủ thì hết cả thanh tra, xác minh và chứng minh sự trong sạch cho bác: "Giờ ông về hưu rồi, từ hôm báo chí đưa thông tin lên làm ông rất phiền lòng. Huyết áp tăng cao nên gia đình không cho ông gặp người lạ”. Chắc rút kinh nghiệm bác Ngọ nên tướng Thước mới phải kiến nghị: "Phải xác minh gấp "khối tài sản" của ông Truyền".
‘Người em’ biếu ông Trần Văn Truyền tiền xây biệt thự khủng
Ba tôi có người em kết nghĩa ở quận 9, người này có xây cho ba một ngôi nhà nhưng ba không ở sau đó cô biếu ba một số tiền để xây nhà đó”, chị Huệ nói. Ngoài căn biệt thự “khủng” tại xã Sơn Đông, ông Truyền còn có ngôi nhà ở số 6, đường Lê Quý Đôn phường 1 (TP. Bến Tre, tỉnh Bến tre). 


Căn biệt thự đang gây xôn xao dư luận của ông Truyền được xây dựng trên diện tích hàng ngàn m2 tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre

Theo lời ông Cao Văn Trọng phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre thì căn nhà ông Truyền mua theo Nghị định 61 (Nghị định số 61/CP ngày 5-7-1994 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở, trong đó có việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê).

Theo quan sát thì đây là ngôi nhà được xây theo kiểu nhà ống, phía trước có bảng hiểu đề tên DNTN Trần Anh Dũng nhà phân phối bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn và có số điện thoại liên hệ nằm ở góc bên phải.

Liên hệ theo số điện thoại này thì có một người phụ nữ xưng là con gái ông Truyền tên là Trần Thị Ngọc Huệ nghe máy. Chị Huệ cho biết: “Ngôi nhà này của ba tôi, còn biển mang tên công ty đó là em dâu tôi đang làm đại lý phân phối cấp 1 cho công ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn mấy năm rồi. Tên Trần Anh Dũng đó là cháu tôi. Trước đó ba tôi ở đây nhưng khi về hưu rồi ông bảo nơi này ồn ào không yên tĩnh vả lại tính ba thích vận động nên chuyển lên Sơn Đông ở và làm vườn”.

Phiếu tín nhiệm và “vòng kim cô”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú: Nhiều người thích nói về nhà nước pháp quyền, rằng nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Thực tế cũng nhiều người coi pháp luật không là cái đinh gì cả.
Lấy ví dụ chuyện ngày hôm nay. Có lẽ các bạn đều đọc tin “Quốc hội dừng lấy phiếu tín nhiệm” trong đó có nói Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5/2014 sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm”.
Có lẽ đại biểu Quốc hội nào cũng phải hiểu một nguyên lý cơ bản: việc lấy phiếu tín nhiệm là từ một Nghị quyết của Quốc hội thì chỉ có Quốc hội (tức là toàn thể các đại biểu) quyết định tạm dừng chứ không ai khác có cái quyền đó cả. Chủ tịch Quốc hội không có quyền tạm dừng mà Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng không có quyền tạm dừng.
Nguyên tắc làm việc của Quốc hội là làm việc theo chế độ hội nghị cho nên cũng không thể có chuyện gởi phiếu lấy ý kiến của các đại biểu từ xa được.
Lẽ ra nếu việc lấy phiếu tín nhiệm có vấn đề gì đó để Bộ Chính trị “đề nghị” Quốc hội tạm dừng thì cũng phải chờ đến cuộc họp toàn thể vào tháng 5 sắp tới, họp một cái, bỏ phiếu một cái cho nó đúng nguyên tắc. Làm như mấy ông, mấy bà bàn nhau hôm nay thì thật là coi thường khái niệm “nhà nước pháp quyền” quá thể.

DỪNG PHIẾU TÍN NHIỆM
Sự kiện Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận: tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vào tháng 5-2014 tới sẽ tạm dừng thủ tục lấy phiếu tín nhiệm đối với các quan chức trong bộ máy dân cử và hành pháp năm 2014 (mà nếu không tạm dừng, sẽ diễn ra trong kỳ họp Quốc hội thứ 7) đang gây bão dư luận, được báo chí (cả lề Đảng lẫn lề Dân) phản ánh sôi sục.

Xin lỗi, tôi đang khóc,/ Suýt mửa, lòng nôn nao.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Chùm thơ của Thái Bá Tân

NQL: Bác Thái Bá Tân vừa gửi cho Quê Choa chùm thơ mới ra lò còn nóng hổi hổi của bác. Cảm ơn bác rất nhiều!

CHÁNH THANH TRA CHÍNH PHỦ
CÓ BAO NHIÊU BIỆT THỰ?


Ừ nhỉ, sao thế nhỉ?
Đảng lãnh đạo độc quyền.
Cán bộ do đảng chọn,
Mà toàn là đảng viên,



Tức là người tuyên thệ
Luôn tận tụy vì dân,
Luôn sáng ngời đạo đức,
Liêm chính và kiệm cần…

Thế mà lạ, lãnh đạo,
Vì sao ai cũng giàu,
Dù lương chỉ mấy triệu?
Sự giàu ấy từ đâu?

Mà giàu khinh khủng lắm.
Dân không thể nào tin
Những điều tai nghe nói
Và những cái mắt nhìn.

Lạ nữa, ai cũng biết,
Lãnh đạo chức càng to,
Thì cái sự giàu ấy
Càng trở nên khổng lồ.

Nhưng lạ nhất là chuyện,
Trên mạng đang ầm lên:
Chánh thanh tra chính phủ,
Là ông Trần Văn Truyền, 



Ủy viên trung ương đảng,
Còn giàu hơn đại gia -
Có chừng ấy biệt thự,
Chừng ấy đất và nhà.

Đấy mới là của nổi.
Vậy của chìm bao nhiêu?
Nổi mà dám khoe thế,
Chắc chìm nhiều, rất nhiều.

Ừ nhỉ, sao thế nhỉ,
Sao ông có thể giàu,
Dù lương chỉ mấy triệu?
Cái giàu ấy do đâu?

Thanh tra là soi xét
Để tìm ra cái sai,
Để đánh bọn tham nhũng.
Vậy ông này là ai?

Chánh thanh tra chính phủ,
Chừng ấy đất và nhà.
Tự hỏi: Liệu ông ấy
Có bị đảng thanh tra?

Tự nhiên một câu hỏi
Cứ vẩn vơ trong đầu:
Hay đảng, như dân nói,
Đang bao che cho nhau?

Người dân đã tin tưởng
Đi theo đảng xưa nay.
Vậy thì chí ít đảng
Phải làm rõ điều này.


 TÔI KHÔNG TIN 
Đài báo cứ ra rả,
Rằng xã hội ngày nay
Tốt đẹp và ưu việt.
Tôi chưa thấy điều này.

Rằng chính phủ sáng suốt,
Lãnh đạo rất tài tình.
Tôi thì thấy lo ngại
Cho kinh tế nước mình.

Bên nào "thoát" thì nhân dân cũng thiệt!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Minh Phước
Vậy là “cơn bệnh hiểm nghèo” đã vừa cướp đi của đất nước, của nhân dân, của “đỉnh cao”… một yếu nhân. Người đời thường nói rằng, mộ phần sẽ có bia, bia đá và bia miệng.

Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ


Được sống ở cái thiên đàng này mấy chục năm qua, những người hiểu chuyện và biết chuyện sẽ chẳng có gì bất ngờ với những thông tin như vậy, bình thường, bình thản đón nhận. Lên đồng hoặc sốt sắng thái quá dành cho những đối tượng khác, đó là những đối tượng có “nghề” và có “nghiệp vụ” chuyên đi khai thác, thu thập… những kịch bản cũ rích, cũ mềm mà thiên hạ xưa nay đã đúc kết đến nhàm lỗ tai.

Yếu nhân từ trần. Cái được gọi là “đại án” kia đang được những người mộng mơ tưởng tượng thêu dệt thành một “siêu án” đã bất thành, vậy là án đã thối, nếu có thể thì sẽ có thêm vài con tốt be bé ra thí mạng cho công cuộc an dân – gọi nôm na là “tiểu án”.

Yếu nhân từ trần. Bài toán khó của những kiêu binh quyền lực, kiêu binh công lý, kiêu binh “công cụ danh dự” của một nhóm người thích dùng phép tu từ thậm xưng để nói quá lên những mỹ từ chân thiện mỹ gấp nhiều nhiều lần đã có lời giải. Họ sẽ tiếp tục có cơ hội được kéo dài những giấc ngủ ngon và có cơ hội tiếp tục thậm xưng. 

Yếu nhân từ trần. Một lần nữa thực tế lại chứng minh, mọi lý thuyết giáo điều sơ cứng rối rắm lú lẫn đều bị tư duy thực dụng quyền bính năng động đánh bại, đồng tiền sẽ rải hoa khắp bước chân của tột đỉnh công danh. Không nên trông chờ vào những kẻ ba hoa “chưa đổ ông nghè đã đe hàng tổng”, người dân với nghị lực tồn tại phi thường sẽ chịu khó nhắm mắt lại gặm nhắm những “trái táo có sâu” (vì làm gì có trái táo nào không bị sâu trên cùng một cây) để tiếp tục sống, tiếp tục nuôi dưỡng dài dài cái ước ao tự do, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Yếu nhân từ trần. Có người đặt lại câu hỏi với “lời khai chấn động của tử tù kia”, …ồ, tất nhiên vẫn sẽ là “con dê tế thần” đúng nghĩa, không hơn không kém. Nhưng câu chuyện xưa “trạng chết, chúa cũng băng hà” đã có thêm dị bản mới, tức là “trạng chưa chết nhưng chúa đã băng hà”. Trào phúng, người Việt Nam thích văn học trào phúng.

Đầu năm, lề dân và lề “chính thống” có chuyện lớn để mà bình loạn, nhưng cuối cùng ngẫm lại, luật nhân quả của đạo Phật đúng tuyệt đối. Còn cái mỹ từ “tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” thì người viết lại thích câu chuyện ngụ ngôn “Animal Farm” của George Orwell hơn, thích nhất câu “mọi con vật sinh ra đều có quyền bình đẳng, nhưng có một số con bình đẳng hơn những con khác”. Đó là lần sửa đổi cuối cùng đấy nhé!

Đọc trên facebook, ai đó vừa mới >>> than thở (được cải biên từ thơ Nguyễn Duy) “Nói cho cùng sau mỗi trận tố nhau/ Bên nào ‘thoát’ thì nhân dân cũng thiệt”. Người viết thấy lời than thở này chí lý quá!

Sanh, lão, bệnh, tử là quy luật của đời người, bệnh người đến giai đoạn Ca, tức là vô phương cứu chữa. Loài người lại đẻ ra thể chế, nên thể chế cũng có thể bị bệnh và các giai đoạn bệnh như loài người. Trong trường hợp này, có chủ quan hay khách quan gì thì các bác sĩ thiên tài cũng đành phải bó tay.

Vĩnh biệt… một yếu nhân!
MP

(Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Lập)

Ý nghĩa của lợi ích cao nhất là gì?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Mặc Lâm
TT Nguyễn Tấn Dũng họp với Trung ương MTTQ Việt Nam hôm 19/2
Có lợi cho đất nước?
Sáng hôm qua (19/2) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong cuộc họp với Trung ương MTTQ Việt Nam rằng Đảng, Nhà nước, chính phủ Việt Nam không quên xương máu chiến sĩ đồng bào hy sinh tại cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc nhưng các cuộc kỷ niệm phải tính sao cho có lợi cho đất nước nhất.


Ba ngày sau khi cuộc tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do nhân sĩ và đông đảo người dân tại Hà Nội tổ chức bị phá bỉnh bởi dư luận viên và vũ viên tại tượng đài Lý Thái Tổ, ngày 19 tháng Hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trước cuộc họp của Trung ương MTTQ Việt Nam rằng Đảng, Nhà nước và Chính phủ sẽ không quên xương máu đồng bào chiến sĩ trong cuộc chiến này.

Trong cuộc họp, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu đã thẳng thắn cho biết muốn nghe quan điểm chính thống của cấp cao nhất có chủ trương gì trong việc tổ chức lễ tưởng niệm trong dịp 35 năm. Thủ tướng Dũng trả lời rằng vừa qua Bộ Chính trị đã họp và có những chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần tính đến lợi ích cao nhất của đất nước. Do đó ông khẳng định các hoạt động kỷ niệm cũng phải tính có lợi cho đất nước nhất.

Thủ tướng đã tiết lộ quyết định của Bộ chính trị để trả lời cho câu hỏi của GS Phạm Thị Trân Châu cũng như cho toàn dân về quan điểm không thay đổi của Bộ chính trị, đó là không tổ chức hoạt động gì nếu thấy không có lợi, và ngược lại chỉ tổ chức khi nó mang lại lợi ích cho dân tộc đất nước.

 Tuy nhiên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không chia sẻ với người đưa ra câu hỏi rằng lợi ích cao nhất của đất nước là những gì và khi nào thì có lợi cũng như ngược lại.

Bên cạnh đó Thủ tướng cũng nhấn mạnh "Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới của TQ"

Tuy Thủ tướng nói không quên ơn nhưng khi người dân tổ chức kỷ niệm cái ngày mà đất nước đau thương ấy như một cách nhớ ơn cụ thể nhất thì nhà nước lại cho người tới tượng đài Lý Thái Tổ để phá rối bằng mọi cách. Mâu thuẫn này được bà Lê Hiền Đức, người có mặt tại chỗ và chứng kiến từ đầu các việc nhố nhăng của vũ viên và dư luận viên cho biết cảm nghĩ của mình:

“Sáng hôm nay tôi vừa mới đọc được cái câu của Thủ tướng Tấn Dũng phát biểu trên công luận rằng chúng ta cần phải nhớ ơn những người đã hy sinh. Thế thì tôi rất thích. Nào! Bây giờ tôi sẽ tìm mọi cách chưa biết là có nên gọi điện hay như thế nào đấy tìm hiểu xem ông ta tuyên bố là phải biết ơn những người đã ngã xuống rồi tổ chức tưởng niệm ….thế tại sao hôm ấy không để cho chúng tôi làm lễ tưởng niệm? Tại sao ông không chỉ đạo trước cái ngày tưởng niệm đó mà bây giờ ông mới tuyên bố? chẳng qua đó chỉ là đãi bôi, mồm thì ai cũng nói được tha hồ muốn nói gì thì nói nhưng tôi cho rằng phải thể hiện bằng hành động, bằng tấm lòng việc làm cụ thể.”

Đình chỉ Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ? Coi chừng “đại án” thành “bại án”!

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trong cuộc họp mới đây của Thủ tướng với nhóm “tham mưu”, nghe nói đã có người gợi ý nên ra quyết định tạm đình chỉ công tác với thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, khi mà vụ án làm lộ bí mật nhà nước liên quan tới lời khai của Dương Chí Dũng với ông đã được khởi tố. Nhưng Thủ tướng đã im lặng.


Giờ lại có thông tin từ Ban Nội chính cũng về vấn đề này, tuy nhiên còn có cân nhắc tính “nhạy cảm” khi tướng Ngọ đang điều trị bệnh hiểm nghèo, sợ gây “sốc”.

Tin ngoài lề thì cho biết sức khỏe tướng Ngọ liên quan tới bệnh gan, được cấy ghép trước đây, nay đã diễn biến xấu vì bị thải loại, ông thường phải đi Singapore để kiểm tra, điều trị.

Dễ thấy là nếu xử lý rốt ráo vụ “tiết lộ bí mật” này, rất có thể sẽ mở ra một “siêu án” khác, “động trởi” nữa. Thế nhưng, nếu không khéo, đột nhiên tướng Ngọ có … “bị làm sao” (dù cho nguyên nhân từ đâu) trước khi phải khai với cơ quan điều tra, hoặc trước tòa, thì rõ ràng “đại án” sẽ dễ thành “bại án”. 

Cho nên, việc bảo vệ sức khỏe cho ông ta là vô cùng quan trọng. Đã có ít nhất một kinh nghiệm của một đồng nghiệp - đàn anh của tướng Ngọ từ nhiều năm trước, nghe nói cũng nhờ … bệnh viện mà thoát án. 

Thủ tướng “im” khi nghe tham mưu, thậm chí sẽ không chủ động quyết định đình chỉ tướng Ngọ là … “khôn”. Quả bóng đang ở trong chân Ban Nội chính. Ban này mà chủ động đưa ra yêu cầu đình chỉ công tác tướng Ngọ, rồi không may xảy ra “mệnh hệ” nào cho ông ta, án bị … “thối”, thì vửa thành “bại án”, mà còn thêm bị tai tiếng “đạo lý”.

Thế nhưng nếu không tiến hành những biện pháp tố tụng quyết liệt thì khó có được thông tin quan trọng để đi tới kết luận về lời khai của Dương Chí Dũng. Ví như, có thông tin cho biết tướng Ngọ không chỉ báo cho Dương Chí Dũng trốn, mà còn “chỉ đạo” Dũng thay đổi hướng vượt biên khi đang ở Quảng Ninh, thay vì sang Trung Quốc như kế hoạch ban đầu thì đã lộn vào Nam để sang Campuchia, rồi đi Mỹ.

Khó thật!

Vậy có lẽ song song với “ban chuyên án”, hay một ban bệ gì đó để chỉ đạo án, cũng cần có một …. hội đồng giám định y khoa cùng ê kíp bác sĩ giỏi để điều trị “bắt buộc” cho tướng Ngọ, tức là phục vụ “đại án”, tránh cho ông khỏi cả những mối đe dọa sức khỏe từ … bên ngoài hoặc từ … chính ông. Kế đó thì mới nên tiến hành tiếp các thủ tục tố tụng khác. 

Kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng Hai

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đúng 09 giờ sáng Chủ Nhật ngày 16/2/2014, tại Hà Nội diễn ra buổi Kỷ Niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Đây là hoạt động nhằm tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2014), tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược.

Buổi lễ diễn ra tại khu vực công viên tượng đài Lý Thái Tổ và Hồ Gươm. Đây là sự kiện đã được thông báo công khai từ trước, vì vậy chính quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng ngờ nhằm ngăn cản và phá hoại buổi lễ.

Bắt đầu từ hôm thứ bảy, 15/2/2014, trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên xuất hiện một sân khấu được dựng lên, đồ đạc xây dựng và máy móc thì bày ra bừa bộn, gây choáng chỗ. Đằng sau tượng đài Lý Thái Tổ được dựng sẵn một tấm bảng hoành tráng, lòe loẹt mang giòng chữ "Mừng đảng mừng xuân".

Các "quái chiêu" quấy rối đang được chính quyền Hà Nội ráo riết mang ra áp dụng với sự tham gia đông đảo của các lực lượng ô hợp gồm có: công an sắc phục lẫn thường phục, cảnh sát giao thông, dân phòng, quần chúng tự phát...


Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên được dựng sân khấu từ đêm hôm trước. Sáng nay xuất hiện một nhóm quần chúng tự phát kéo đến nhảy nhót.


Xe bus, xe chuyên dụng của cảnh sát cơ động cùng hàng rào được huy động chờ sẵn.

Sáng nay, Hà Nội có mưa nhỏ, trời trở rét. Dù vậy, vào lúc 08h30, đối diện tượng đài Lý Thái Tổ đã xuất hiện vài chục người dân đứng sẵn tại khu vực Bờ Hồ để đến giờ tham dự buổi lễ tưởng niệm. Trên tay mỗi người cầm theo những đóa hoa hồng trắng kèm dải băng đen mang giòng chữ: "17/2 - Nhân dân không quên".


Ảnh trái: Blogger Lê Anh Hùng. Ảnh phải: Cựu chiến binh Phan Trọng Khang. Những người đến tham dự buổi Kỷ Niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2 đều đeo một huy hiệu hoa sim trên ngực, kèm theo một dải băng trên đầu với giòng chữ "Nhân dân không quên 1979 - 2014".

Lúc 08:50, lực lượng "phá rối" cũng đã xuất hiện. Khi đoàn người đang đứng tại khu vực Bờ Hồ, một nhóm người lạ kéo đến rất đông. Trong số này, xuất hiện một số kẻ lạ liên tục gào thét, chửi bới với những luận điệu nhố nhăng, đúng theo phong cách mà các "dư luận viên" vẫn hay dùng.


"Dư luận viên" la hét bày tỏ sự tức giận đối với những người tham dự buổi lễ tưởng niệm những người lính Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược.

Đúng 09:00, đông đảo người dân đã tập trung phía khu vực Bờ Hồ, đối diện tượng đài Lý Thái Tổ để chuẩn bị bắt đầu buổi Kỷ Niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Ngay lập tức, lực lượng công an với quân số đông đảo đã được huy động bao vây, xé lẻ từng người.

Đội quân quần chúng tự phát mang theo loa phóng thanh cũng đã xuất hiện nhằm quấy phá buổi lễ.


Lực lượng "chuyên gia" phá rối bằng loa phóng thanh với những khuôn mặt quen thuộc.

Toàn bộ khu vực công viên quanh tượng đài Lý Thái Tổ đã bị rào lại để cho đám quần chúng tuổi trung niên thi nhau nhảy nhót, múa may kệch cỡm.


Có những người chiếm khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, thay nhau quay cuồng nhảy múa một cách kệch cỡm. Trong khi phía đối diện, những người khác đang tổ chức tưởng niệm 35 năm chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược.

Những người tham dự buổi lễ tưởng niệm sau đó tiếp tục tuần hành quanh khu vực Bờ Hồ, và tập trung hô khẩu hiệu.



Lúc 10:00, Đoàn người đang tập trung hô khẩu hiệu tại khu vực đền Ngọc Sơn. Toàn bộ khu vực xung quang Bờ Hồ trở nên huyên náo bởi tiếng hô phản đối Trung Quốc xâm lược vang lên cùng với tiếng loa phóng thanh phá rối của công an.


Những tiếng hô "Đả đảo Trung Quốc xâm lược", "Đả đảo tay sai bán nước" vang dội trong buổi Kỷ Niệm 35 năm chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược.

Sau khi tập trung hô khẩu hiệu, nhiều người đã vào đền Ngọc Sơn làm lễ và đặt hoa tưởng niệm các chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược.

Trong khi đó, tại phía đối diện, khu vực tượng đài Cảm Tử cũng bị chiếm trọn bởi lực lượng đoàn viên thanh niên đang quay cuồng nhảy múa một cách vô cảm.



Đặt hoa tại Đền Ngọc Sơn


Phía đối diện Đền Ngọc Sơn, đoàn thanh niên đã huy động lực lượng đoàn viên chiếm khuôn viên khu vực tượng đài Cảm Tử. Họ đang quay cuồng trong những điệu nhảy nhố nhăng nhằm phá rối buổi lễ tưởng niệm 35 chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược.




Buổi lễ tưởng niệm chấm dứt vào lúc 11h00.

35 năm kể từ ngày hơn 60.000 chiến sĩ và người dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ tổ quốc, một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức thành công ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội.

LỊCH SỬ KHÔNG THỂ BỊ ĐỤC XÓA
XƯƠNG MÁU KHÔNG THỂ BỊ LÃNG QUÊN
TỔ QUỐC KHÔNG THỂ BỊ BÁN ĐỨNG
DANH DỰ KHÔNG THỂ BỊ CHÔN VÙI

Lịch sử, Xương máu, Tổ quốc, và Danh dự đã tụ hợp lại ở Thăng Long ngàn năm văn hiến vào ngày 17 tháng 2, nối kết những anh hùng vị quốc vong thân từ 35 năm trước và những người còn sống ngày hôm nay bằng một sợi dây thiêng liêng: LÒNG YÊU NƯỚC.

Bằng lòng yêu nước này, chúng ta tin tưởng rằng một ngày không xa, Ngày Lễ 17 tháng 2 sẽ được tổ chức một cách trọng thể khắp nơi trên đất nước Việt Nam tự do. Và ngày đó sẽ không còn những điệu nhảy múa nhố nhăng quanh tượng đài Lý Thái Tổ, ngay giữa Thủ Đô Hà Nội yêu dấu của chúng ta.

Những sai sót đáng kể của Giáo sư Nguyễn Lân (1)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trong loạt bài: "Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân, mục chữ cái nào cũng có sai sót""Dĩ hư truyền hư - Những sai lầm mang tính hệ thống trong "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân" (5 Kỳ) của Hoàng Tuấn Công; bài "Hai cuốn từ điển rất có hại cho tiếng Việt" của Lê Mạnh Chiến, bạn đọc đã cùng Quê Choa nhìn nhận, đánh giá những sai lầm "chết người" và "có một không hai" của các sách từ điển do GS Nguyễn Lân biên soạn. Loạt bài "Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển - GS Nguyễn Lân" tiếp theo của Hoàng Tuấn Công mục đích để độc giả, chúng tôi, chúng ta rút bài học kinh nghiệm trong sử dụng và biên soạn từ điển; góp thêm tiếng nói "vì sự trong sáng của tiếng Việt" - một tham vọng lúc sinh thời của Nhà biên soạn từ điển - GS, NGND Nguyễn Lân.

I. Phương pháp luận

Phương pháp luận là gì? "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" đồ sộ, dày hơn hai ngàn trang của GS Nguyễn Lân không ghi nhận khái niệm này. Chúng ta không thể biết chính xác GS Nguyễn Lân "đãng trí", hay đối với Nhà biên soạn từ điển nổi tiếng Việt Nam, thực tế không có cái gọi là phương pháp luận. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những sai sót để đời của GS Nguyễn Lân trong các cuốn từ điển lại chính là phương pháp luận. GS Nguyễn Lân thiếu phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Phương pháp luận hiểu đơn giản, ngắn gọn là tổng thể những phương pháp nghiên cứu, vận dụng trong khoa học nói chung. Khi GS Nguyễn Lân biên soạn từ điển nghĩa là đang bước vào địa hạt ngôn ngữ học, từ điển học, thành ngữ, tục ngữ học... Công việc này thành công hay không, phụ thuộc vào phương pháp luận mà GS vận dụng. Và kết quả cuối cùng chính là thước đo cho phương pháp luận của soạn giả.
Nhìn lại phần lớn những sai lầm mang tính hệ thống của GS Nguyễn Lân, có vẻ như phương pháp tiếp cận thành ngữ, tục ngữ của GS Nguyễn Lân là không áp dụng phương pháp nào cả. Nói đúng hơn là Nhà biên soạn từ điển dùng "phương pháp luận phỏng đoán", gọi theo ngôn ngữ thường ngày là "đoán mò"! Nhận xét này có vẻ như một sự mạo phạm tới bậc thầy ngôn ngữ học. Tuy nhiên, nếu đánh giá, nhìn nhận cụ thể những sai lầm của GS Nguyễn Lân, bạn đọc sẽ thấy, chúng tôi đã gọi đúng tên bản chất vấn đề. Và "phương pháp đặc biệt" này được GS Nguyễn Lân áp dụng khá triệt để trong cả 3 cuốn từ điển "Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam", “Từ điển từ và ngữ Hán Việt”“Từ điển từ và ngữ Việt Nam”.
Thành ngữ, tục ngữ có quy luật cấu trúc, nguyên tắc ngữ pháp trong cách đặt câungữ nghĩa của dân gian. Bởi vậy, dù ngắn hay dài, dù đầy đủ hay đã bị tỉnh lược, thành ngữ, tục ngữ vẫn giữ được cốt lõi vấn đề, giúp người ta nhận ra những thông điệp dân gian gửi gắm. Mặt khác, thành ngữ, tục ngữ có nhiều kiểu cấu trúc ngữ pháp, dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật để biểu đạt nhiều góc cạnh ngữ nghĩa. Bởi vậy, trong tay người nghiên cứu phải có cả "chùm chìa khóa" phương pháp luận. Thông qua việc phân loại, xác định cấu trúc, ngữ nghĩa của từng câu mà dùng chìa nào để mở. Tuy nhiên, với GS Nguyễn Lân, dường như thành ngữ, tục ngữ chỉ là những câu nói nôm na, những tập hợp từ lộn xộn. Bởi thế soạn giả đã tùy tiện thay đổi, gán ghép và cuối cùng là phỏng đoán, suy diễn nội dung, cách hiểu theo ý chủ quan của mình, bất chấp “quy luật muôn đời” dân gian đã tổng kết:
- Câu "Áo cứ tràng, làng cứ xã". "Tràng" từ cổ nghĩa là cái cổ áo. Câu này được diễn giải: cổ áo là bộ phận quan trọng nhất của chiếc áo, cũng giống như xã (trưởng) là người đứng đầu, cấp cao nhất của làng. Muốn nắm cái áo, cứ cổ áo mà cầm; muốn quản lý được làng, cứ ông xã (trưởng) mà nắm. Do không hiểu "tràng" là cái gì nên GS đổi thành "Áo cứ chàng, làng cứ xã" và cho rằng "chàng" ở đây là chàng trai, người chồng. Ý là: việc giặt giũ, vá may quần áo cứ để cho chồng làm nên gọi "áo cứ chàng"; việc của làng cứ ý vào ông xã (trưởng) nên gọi “làng cứ xã”, rồi giải thích: "Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình". Như thế, GS đã bất chấp quy luật cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa dân gian trong câu tục ngữ, biến chàng (trai) thành một bộ phận của cái áo. Rốt cuộc, câu tục ngữ đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu lại bị GS đoán là tính ỷ lại của người đàn bà và người dân trong thôn xóm. (Xin xem bài "Tràng hay chàng, vạt áo hay cổ áo" trên Blog tuancongthuphong).
- Câu tục ngữ "Mài mực ru con, mài son đánh giặc" đúc kết kinh nghiệm mài mực (Tàu)mài son: Mài mực phải nhẹ nhàng như ru con; mài son phải mạnh mẽ như đánh giặc. Do không hiểu thủ pháp so sánh, ẩn dụ đặc biệt của dân gian, GS đành đoán liều, bất chấp sự vô lý trong cách giảng giải: "Nói các ông đồ ngày xưa ngày thường ngồi dạy học đồng thời giúp vợ làm việc vặt trong nhà, nhưng khi có giặc thì tham gia phục vụ quân sự" (!)
- Tương tự, câu "Hay ăn nhà bếp, chóng chết quản voi". (Dị bản: No ăn nhà bếp, chóng chết quản voi). Câu tục ngữ này có hai vế đối xứng, cấu trúc từ theo kiểu tiểu đối: "Hay ăn" (tính từ) đi với "chóng chết" (tính từ); "nhà bếp" (danh từ chỉ nghề nghiệp) đi với "quản voi" (danh từ chỉ nghề nghiệp) bị GS Nguyễn Lân đổi thành "Hay ăn vào bếp, chóng chết quản voi". Thế là "vào bếp" (động từ) bị đem đối với "quản voi" (danh từ). Rốt cuộc chính GS Nguyễn Lân trở nên lúng túng khi nhận thấy sự vô lý của nó và thắc mắc: “Hai việc này không ăn khớp với nhau”. Nhưng có lẽ GS liên tưởng tới câu “Muốn ăn thì lăn vào bếp” nên phỏng đoán, giải thích bừa: "Hay ăn vào bếp, chóng chết quản voi" (Quản một con voi dữ thì nguy hiểm) Hai việc này không ăn khớp với nhau, nhưng chỉ có nghĩa là tự mình làm lấy mà ăn là một chuyện tất nhiên". Thế nhưng câu tục ngữ đang xét được hiểu tương tự như câu “Giàu thủ kho, no nhà bếp”. Nhà bếp thì hay được ăn (vì trực tiếp nấu ra đồ ăn thức uống); Quản voi thì dễ gặp nguy hiểm (vì có thể bị voi quật chết bất cứ lúc nào). Nghĩa bóng: Ai gắn bó với nghề nào thì được hưởng lợi trước tiên hoặc cũng bị nguy hiểm trước tiên từ nghề đó. (Có câu “Sinh nghề, tử nghiệp” là vậy).
- Câu "Vịt già, gà " thuộc loại tục ngữ có cấu trúc đối sánh: Vịt với ; già với (non). Nhưng vì không xét đến quy luật cấu trúc câu, từ của dân gian là gì nên GS sẵn sàng để già (chỉ mức độ già, non) đối với to (chỉ khối lượng to, nhỏ). Rồi giải thích: "Vịt già, gà to Ý nói vịt già thì ăn được, còn gà thì phải to béo, chứ gà già thì thịt dai". Cách giải thích này trở nên vô lý bởi gà "to béo" đâu có nghĩa là gà tơ, thịt không dai? Ngược lại, con gà "to béo" hoàn toàn có thể là con gà già, đã đẻ nhiều lứa, thịt dai.
- Hoặc câu Màn hoa lại trải chiếu hoa, bát ngà lại phải chiếu ngà mâm son Tả cái cảnh xa hoa của gia đình giàu sang ngày trước”.
Nếu như GS Nguyễn Lân có phương pháp tiếp cận, tôn trọng nguyên tắc đặt câu, biểu đạt ngữ nghĩa của dân gian, GS đã chẳng đưa ra một dị bản sai, lủng củng, trùng lặp đến vậy. Ví như vế đầu đã có “chiếu hoa”, vế sau không nhắc lại “chiếu ngà” nữa mà phải đũa ngà. (Mà thực tế cũng không có chiếu nào gọi là “chiếu ngà”). Không phải “bát ngà” mà là bát ngọc. Bát ngọc đi với đũa ngà đặt trên mâm son mới đúng. (Màn đi với chiếu, bát đi với đũa). Bỗng dưng cho bát đi với chiếu: “bát ngà lại phải chiếu ngà mâm son” là tùy tiện. Câu Màn hoa lại phải chiếu hoa, Bát ngọc lại phải đũa ngà mâm son, ý nói: cái đẹp phải tương xứng, hài hòa, đồng bộ. Nói như Giáo sư: “Tả cảnh xa hoa của gia đình giàu sang ngày trước” là thiếu căn cứ và lạc đề.
Sai lầm ở dạng chép sai hình thức thành ngữ, tục ngữ rồi đoán mò, suy diễn thành ngữ, tục ngữ theo ý chủ quan chiếm một phần lớn và rất nghiêm trọng trong "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân (xin xem lại các kỳ Dĩ hư truyền hư)
Đối với cuốn "Từ điển từ và ngữ Hán Việt", “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” GS Nguyễn Lân vẫn “tâm đắc” với phương pháp “xem voi” để giải nghĩa từ nguyên. Kết quả là "trật" nhiều hơn "trúng". Xin lấy vài ba ví dụ trong hàng trăm trường hợp "đoán trật" khi giải nghĩa từ nguyên của GS Nguyễn Lân (phần gạch đầu dòng là của GS Nguyễn Lân):
- Đèn huỳnh quang (Huỳnh: đom đóm; quang: ánh sáng).
Chữ “huỳnh” (煌) ở đây chính là cách đọc chệch của chữ hoàng do kiêng húy (chúa Nguyễn Hoàng). Chữ "huỳnh" (hoàng 煌) do bộ hỏa (火) ghi nghĩa và chữ "huỳnh" (hoàng - 皇 ghi âm) nghĩa là sáng sủa, sáng rực (ví dụ như huy hoàng 輝 煌). Còn chữ "huỳnh" (hoàng) với nghĩa đom đóm lại có tự dạng là 螢 (có bộ trùng 虫 ghi nghĩa). Có lẽ do đèn huỳnh quang có ánh sáng trắng giống ánh sáng trắng xanh của con đom đóm, nên GS đoán rằng chữ “huỳnh” này có nghĩa là “đom đóm” chăng?
- Bắc thần (bắc: phương bắc; thần: tinh thần) Ngôi sao sáng nhất trong chùm sao tiểu hùng tinh, giúp người ta xác định hướng chính bắc.
Chữ thần (辰) ở đây chỉ chung mặt trời, trăng, sao. Chữ thần (辰) này khi đọc là thìn lại có nghĩa là rồng - chi thứ năm trong thập nhị chi. Còn chữ thần trong tinh thần có tự dạng là (神), không liên quan gì đến bắc thần (北辰).
- Thủy tạ (tạ: ngôi nhà xinh) Ngôi nhà xây trên mặt nước để làm nơi giải trí: Nhà thủy tạ ở Hồ Tây.
Chữ “tạ” (榭) trong thủy tạ có nghĩa là “cái đài có nhà ở”. Nhưng phải chăng do soạn giả ngắm nhà thủy tạ ở Hồ Tây thấy nó xinh xắn quá nên đoán rằng chữ tạ ở đây (có lẽ) nghĩa là ngôi nhà xinh (!?)
Nếu không phải là GS Nguyễn Lân “đoán mò”, tại sao chữ với nghĩa vốn rành rành ra đó lại "trật lất hết trơn", "Râu ông nọ cắm cằm bà kia” như vậy? (Xin xem lại bài "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" mục chữ cái nào cũng có sai sót" của Hoàng Tuấn Công trên tuancongthuphong)
Cũng vì sai lầm trong phương pháp luận mà GS Nguyễn Lân chủ trương giải thích từ nguyên một cách triệt để. Đến mức, GS tìm nghĩa từ nguyên cho cả những từ vay mượn ghi âm Hán Việt. Ví dụ: “Câu lạc bộ (Câu: đều; lạc: vui; bộ: bộ phận - Do từ Anh club phiên âm ra tiếng Trung Quốc(“Từ điển từ và ngữ Việt Nam”). Đã là từ phiên âm tiếng Anh thì từng từ đơn lẻ chỉ làm nhiệm vụ ghi âm chứ không ghi nghĩa. Việc giải nghĩa từng từ như trên là hoàn toàn sai về phương pháp luận. Bởi thế cái sai kiểu này của GS Nguyễn Lân mang tính hệ thống. Ta còn gặp một số từ phiên âm khác được GS Nguyễn Lân đem ra “giải nghĩa từ nguyên” như: bồ đề, nha phiến, bạch phiến...
Kiến thức, hiểu biết thấu đáo sẽ giúp soạn giả tìm ra phương pháp luận. Và phương pháp luận đúng đắn sẽ giúp soạn giả sử dụng hiệu quả kiến thức, hiểu biết. Nhưng có phương pháp luận trong tay mà thiếu kiến thức vẫn thất bại như thường. Bằng chứng là trong "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam", GS Nguyễn Lân cũng đưa ra tiêu chí xác định, nhận diện thành ngữ: "Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm". Thế nhưng, do quan niệm đơn giản, máy móc rằng "thành ngữ là những cụm từ dùng để diễn đạt một khái niệm" nên GS Nguyễn Lân thu thập cơ man những cụm từ, thuật ngữ kinh tế, chính trị, ngoại giao, thể thao,.. những danh từ, tổ hợp danh từ, quán ngữ... để đưa vào từ điển làm "thành ngữ tục ngữ". Như: Cách mạng xanh; Chạy đua vũ trang, Chiến tranh cân não; Chiến tranh chớp nhoáng; Chiến tranh lạnh; Chiến tranh tâm lý, Lãnh sự tài phán; Đấu vòng tròn; Khủng bố trắng; Khăn chữ nhất; Khăn đầu rìu; Khăn mỏ quạ; Khăn quàng đỏ; Khăn vành dây; Không chán mắt; Không chê được; Không tài gì; Không thể nào; Rất chi là; Rinh tùng rinh; Lễ lại mặt; Tuổi dậy thì,.. (xin xem lại bài Dĩ hư truyền hư kỳ cuối).
Về hình thức, thành ngữ là một cụm từ, chưa phải là một câu như tục ngữ. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nói đến. Tuy nhiên, cần hiểu thêm: thành ngữ không phải là cụm từ bình thường mà là một cụm từ đặc biệt, có kết cấu chặt chẽ, tính khái quát, so sánh, gợi tả cao và đầy ẩn ý. Bởi thế, khái niệm mà thành ngữ diễn đạt cũng không phải là khái niệm bình thường mà là khái niệm đặc biệt. Nói cách khác, khái niệm mà thành ngữ nói đến không phải “khái niệm chết" chỉ để gọi tên sự vật hiện tượng nào đó mà có nghĩa hàm ẩn, nghĩa suy ra từ nghĩa đen của cụm từ được gọi là thành ngữ. Ví dụ câu "Ếch ngồi đáy giếng". Nội dung, khái niệm thành ngữ nói đến không dừng ở nghĩa đen con ếch ngồi ở dưới đáy giếng mà nhằm so sánh, ám chỉ một người hiểu biết nông cạn, hạn chế, nên nhận thức sai về sự vật xung quanh. Trong khi cũng là cụm từ, cũng nhằm diễn đạt một khái niệm với lối ấn dụ, so sánh, nhưng "Chiến tranh lạnh" hay "Cách mạng xanh" mà GS Nguyễn Lân đưa ra không được xem là thành ngữ. Bởi nội dung cụm từ này chỉ dừng ở việc gọi tên một dạng chiến tranh, một kiểu cách mạng trong nông nghiệp. Hoặc Khăn chữ nhất, Khăn đầu rìu, Khăn mỏ quạ ngoài ý nghĩa gọi tên các loại khăn theo hình dáng của nó thì các cụm từ này không mang nghĩa hàm ẩn nào khác. Hay Không chán mắt, Không chê được; Không tài gì; Không thể nào... các nhà nghiên cứu xếp vào loại “quán ngữ” (từ quen dùng) chứ không phải thành ngữ.
Trong “Đôi lời tâm sự thay lời tựa” của sách “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” GS Nguyễn Lân viết: “Nhận thấy rằng sinh viên và học sinh các trường không có một từ điển tiếng Việt nào để tra cứu, một số chúng tôi đã quyết định cùng họp lại để giải quyết sự thiếu thốn ấy. Vì thế năm 1969, quyển Từ điển tiếng Việt đầu tiên của chế độ ta đã được ra mắt bạn đọc”. Từ điển là khoa học. Bởi thế, dù được biên soạn bởi ai, dưới chế độ nào đều phải đảm bảo tính khoa học, khách quan. Không rõ GS Nguyễn Lân quan niệm từ điển “của chế độ ta” khác những gì với từ điển của những chế độ trước đó? Ví như “Việt Nam tự điển” của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 đến bây giờ vẫn là công cụ hữu ích của các nhà nghiên cứu. Trong đó, chúng ta tìm thấy dấu ấn lịch sử của ngôn ngữ mà không thấy dấu ấn, bàn tay của chế độ thực dân phong kiến. Ở một khía cạnh nào đó, dường như GS Nguyễn Lân bị quan điểm giai cấp chi phối công việc của người làm khoa học. Ví như dân gian có tư duy, nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo kiểu của dân gian. Tư duy đó tiến bộ, khoa học hay hạn chế đều mang dấu ấn lịch sử của quá trình nhận thức thế giới tự nhiên và mối quan hệ xã hội. Nhiệm vụ của người làm từ điển là tập hợp và giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, cách hiểu, cách dùng thành ngữ, tục ngữ dân gian một cách khách quan, đúng như nó vốn được đúc kết, được hiểu, được dùng trong thực tế. Thế nhưng, GS Nguyễn Lân lại vi phạm nguyên tắc khách quan, khoa học đó khi đứng trên quan điểm giai cấp, cá nhân cực đoan, đả phá, phản đối nội dung nhiều câu thành ngữ, tục ngữ:
Đắng cay cũng thể ruột rà, ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng Quan niệm cũ kỹ cho rằng người có họ với mình, dù ăn ở không tốt, cũng hơn là người dưng tử tế với mình.
Máu loãng còn hơn nước lã Quan niệm cũ cho rằng dù là họ hàng xa cũng còn hơn người dưng.
Máu mủ chẳng thương, thương thiên hạ hàng xứ Lời trách móc theo quan niệm cũ cho rằng có họ hàng với nhau thì phải đùm bọc, thương yêu hơn là đối với người dưng.
Ba câu trên khuyên người ta phải biết yêu thương người thân, máu mủ, ruột thịt; đề cao tình cảm huyết thống, dòng tộc. Điều đó không có gì là xấu, là “quan niệm cũ kỹ”. Bởi “Gia đình là tế bào của xã hội”, con người trước tiên phải ý thức được tình cảm máu mủ, ruột thịt, phải biết yêu thương ông bà, cha mẹ mới có thể yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. Rộng hơn nữa là ý thức đồng bào, dân tộc rất đáng được trân trọng. Và thương yêu người thân không có nghĩa ghét bỏ người dưng. Người trong một nước thương yêu nhau không có nghĩa là ghét bỏ nhân loại. Như câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.” Vậy GS nghĩ sao?
Với GS, tất cả những gì dính dáng tới xã hội cũ, phong kiến, quan lại, đàn ông đều là xấu xa, đều là cũ kỹ, lạc hậu. Ngược lại, những cái thuộc về ngày nay đều muôn phần tốt đẹp:
- Bạc thì dân, bất nhân thì lính Lời phàn nàn của bọn quan lại trong chế độ phong kiến, khi người ta đối xử không hậu hĩ với chúng.
- Mẹ chồng không ai nói tốt nàng dâu Đó là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội cũ, nhưng ngày nay trái lại, nhiều khi mẹ chồng yêu con dâu như con đẻ của mình.
- Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng Luận điệu ích kỷ của bọn đàn ông trong chế độ phong kiến.
- Trai làm nên, năm thê bảy thiếp; gái làm nên thủ tiết thờ chồng Nói lên cái tính ích kỷ của bọn đàn ông trong chế độ đa thê thời phong kiến.
- Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng ý nói Bản chất xấu thì không thể trở nên người tốt. Tuy nhiên trong xã hội ta, nhiều người xấu được cải tạo cũng trở nên tốt.
Đọc những lời trên, chúng ta có cảm giác GS Nguyễn Lân đang lên lớp trong một tiết học có nội dung chống đế quốc phong kiến chứ không phải đang làm từ điển. Mặt khác, cách phê phán của GS cũng không đúng. Ví dụ câu "Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng" tục ngữ không nói đến việc "bản chất xấu không thể cải tạo thành người tốt", mà ý nói vật cũ nát, tầm thường thì không thể sử dụng vào việc lớn. Điều này có thực tế nghĩa đen và rất biện chứng. Thế nên sách Luận ngữ ra đời cách nay hàng ngàn năm đã viết: “Hủ mộc bất khả điêu dã, phấn thổ chi tường bất khả ô dã” Nghĩa là: Gỗ mục không thể chạm khắc, vách đất không thể tô vẽ (Luận ngữ - Công Dã Tràng).
Thậm chí GS Nguyễn Lân còn đứng trên quan điểm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lê nin để áp đặt cho tư duy dân gian và phê phán nội dung nhiều câu thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ câu: “Dương làm sao, âm làm vậy” phần nào thể hiện tín ngưỡng, tôn giáo, thế giới quan của người xưa, đã không được GS giải thích, ngược lại bị “sổ toẹt” bằng một câu: “Lời tin nhảm của kẻ mê tín!”
Thực tế, dù làm nghề đào đất cũng phải nắm được thân đất mình đào là đất sét hay đất cát, đất sỏi đá hay đất tơi xốp, rồi mới tính chuyện nên sử dụng mai, thuổng, hay xẻng, xà beng để đào cho hiệu quả. Thật khó cho GS Nguyễn Lân bởi một khi chưa có hiểu biết cần thiết về cơ sở ngôn ngữ học nói chung và thành ngữ tục ngữ nói riêng làm sao có thể nói đến việc lựa chọn phương pháp tiếp cận nào cho đúng? Những sai lầm mang tính hệ thống trong các sách từ điển do GS Nguyễn Lân biên soạn có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phương pháp luận chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của GS Nguyễn Lân ở lĩnh vực biên soạn từ điển.

Những sai sót đáng kể của Giáo sư Nguyễn Lân (2)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

II. Thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học

GS Nguyễn Lân — Nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng Việt Nam, tác giả và đồng tác giả của 10 cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển song ngữ. Sao có thể nói “thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học”? Nhận xét này quả là hồ đồ!
Kiến thức cơ sở ngôn ngữ học được hiểu là nền tảng kiến thức, những hiểu biết cơ bản nhất về bộ môn khoa học này.
Nền tảng có vững thì những công trình xây dựng trên đó mới vững. Vậy, chúng ta hãy xem GS Nguyễn Lân đã nắm vững hoặc hiểu biết thấu đáo những thuật ngữ, khái niệm, thuộc tính của ngôn ngữ, thành ngữ, tục ngữ hay GS lẫn lộn giữa cái nọ với cái kia, sai lầm này đẻ sai lầm khác?
— Không phân biệt được cụm từ (đơn thuần), ngữ danh từ, thuật ngữ, quán ngữ với thành ngữ:
Trong một số bài trước đây, chúng tôi đã nói đến vấn đề nhận diện thành ngữ, tục ngữ của GS Nguyễn Lân. GS không phân biệt được cụm từ, ngữ danh từ, quán ngữ với thành ngữ, chưa phân biệt được tục ngữ với ca dao. Có bạn đọc gửi ý kiến phản hồi, đề nghị chúng tôi xem lại, bởi cho rằng có sự nhầm lẫn nào đó chăng? Thú thực, ban đầu chúng tôi cũng không tin GS Nguyễn Lân-người làm từ điển thành ngữ, tục ngữ lại đến mức chưa đủ kiến thức nhập môn về thành ngữ. Có lẽ nguyên nhân nào đó khiến “đội quân” ngữ danh từ, quán ngữ, thuật ngữ đã "trà trộn" vào từ điển thành ngữ, tục ngữ của GS. Nhưng muốn biện hộ cho GS mà chẳng xong! Bởi những "ngụy” thành ngữ này được chính GS Nguyễn Lân tuyển chọn, "biên chế" vào hàng ngũ hẳn hoi. Khi rải rác, lúc dày đặc, từ A đến Y, vần nào cũng thấy có mặt "chúng", lại được GS giải thích "như ai”. Thậm chí GS còn cho chúng có cả nghĩa đen, nghĩa bóng (!) Sau khi xuất bản (1989), “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” còn có hàng chục lần tái bản (kể cả khi GS Nguyễn Lân còn sống). Nếu là sai sót về mặt cơ học (như khâu chế bản) những “ngụy thành ngữ” này phải được loại bỏ. Vậy cái sai này hoàn toàn không phải do sơ suất. Dường như nguyên nhân của nó đã nằm ngay trong cách giải nghĩa từ “ngữ” của GS Nguyễn Lân: Ngữ — Thành ngữ nói tắt: Từ điển từ và ngữ Việt Nam. Như vậy, đối với GS Nguyễn Lân, “ngữ” chỉ có một nghĩa duy nhất“thành ngữ”. Trong khi “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê) giải nghĩa: Ngữ — đơn vị ngữ pháp trung gian giữa từ và câu; ngữ danh từ; ngữ cố định; đồng nghĩa: cụm từ.

Văn hóa lễ hội Việt Nam 2013

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Diện váy ngắn hở hang, khoe thân; nhét tiền lẻ tràn lan lên tượng phật; xả rác bừa bãi hay chen lấn, tranh cướp... là những hình ảnh "đến hẹn lại tái diễn" tại các cửa chùa, lễ hội đầu năm.

Tiền lẻ được cài, giắt khắp nơi quanh tượng - hình ảnh khá phổ biến tại chùa Bái Đính, Ninh Bình (Ảnh: VietNamNet)


Tiền lẻ phủ kín mặt giếng Ngọc tại lễ hội đền Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội vào sáng mùng 6 tháng giêng âm lịch (Ảnh: Lao động)


Hình ảnh những cô nàng váy ngắn, trang phục hở hang đi lễ chùa ngày đầu xuân khiến nhiều người bức xúc. Ảnh được chụp vào chiều mùng 4 Tết tại chùa Tảo Sách và chùa Vạn Niên, Hà Nội (Ảnh: Tri thức trẻ)


Mốt "quên quần" cũng được trưng diện khi lên chùa Hương (Ảnh: Tri thức trẻ)


Váy ngắn... lên chùa (Ảnh: Khám phá)


Các sạp hàng dọc lối đi lên động Hương Tích bán tràn lan loại súng bắn đạn nhựa nguy hiểm có xuất xứ Trung Quốc. Theo lời giới thiệu của các chủ sạp hàng, loại súng này có thể bắn xuyên thủng bìa các tông với khoảng cách 3m.(Ảnh: Zing.vn)


Một "đặc sản" đáng sợ khác là thịt thú rừng treo trong mùa Lễ hội chùa Hương (Ảnh chụp năm 2013, Ảnh: Dân Việt)


Cả trăm người lăn lộn, chèn ép nhau trên sân Đền Trình, Đền Gióng, Hà Nội cướp hoa tre mặc cho đội bảo vệ cầm gậy đánh tới tấp. Chỉ sau chưa đầy 10 phút chiếc kiệu hoa đi ra khỏi đền đã te tua vì tâm lý đám đông phải có được chút "lộc thánh" (Ảnh: Zing.vn)


Đám trai làng chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau trong hội phết ở đình Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm (Ảnh: Thanh niên)


Đệ tử "cái bang" nằm la liệt trên đường đi vào đền ông Hoàng Mười, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An (Ảnh: NLĐ)


Người ăn xin "xếp hàng" ở đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh (Ảnh: PetroTimes)


Xe biển xanh cũng “nô nức” đi lễ hội". Trong ảnh là 1 xe biển xanh xuất hiện ở lễ hội Phủ Na, Thanh Hóa, ngày mùng 5 Tết Âm lịch (Ảnh: báo Thanh tra)


Hoa lễ, vàng mã thậm chí hương cũng bị vứt vương vãi ngay xuống nền đất. (Ảnh: báo Hải quan)


Những hình ảnh không hiếm tại các ngôi chùa ngày đầu năm (Ảnh: Giaoduc.net)


(Bài viết của tác giả Mõ Làng)

Tham nhũng: Lỗi con người hay lỗi cơ chế?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Duy Vinh (Douala, Châu Phi)

Mỗi lần nói đến hai chữ tham nhũng là tôi lại nhớ đến lời tuyên bố “bất hủ” của ông cựu chủ tịch nhà nước VN Nguyễn Minh Triết (NMT) nói trước 800 đại biểu Việt kiều họp tại Hà Nội năm 2010:

“…Chúng ta từ một nước trong chiến tranh, chưa có những cái kinh nghiệm trong quản lý, và ở nước người ta đó thì muốn tiêu cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì hệ thống luật pháp nó chặt chẽ.
Còn ở Việt Nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham, cái người thủ quỹ cứ giữ tiền khư khư, ở quỹ lúc nào cũng có số dư, cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút, mượn không thấy ai đòi hết, thì em mượn thêm. Chứ không phải người Việt Nam tham nhũng nhứt thế giới, không phải vậy! Cho nên tui đề nghị quí vị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này, rồi nhìn về Việt Nam cũng đừng có hốt hoảng, cứ nghĩ rằng trong nước mình tiêu cực quá... Mấy hồi sao mấy ổng oánh giặc sao giỏi thế? Mà bây giờ ổng tiêu cực thế... Đây là quy luật muôn đời. Con người ta, trong mỗi người, ai cũng có hỉ, nộ, ái, ố hết trơn. Chúng ta là con một nhà, là con Lạc, cháu Hồng, cùng một bọc trứng sinh ra, trên thế giới này ít nơi nào có cái đó lắm..." (Hết trích).

Lần đó [1] tôi rất ngạc nhiên vì không ngờ một vị chủ tịch nước mà lại có thể có một lời phát biểu có tính cách đùa cợt như vậy về một vấn nạn lớn của đất nước dẫu biết rằng ông cựu chủ tịch nước này quê trong Nam và người Nam thì luôn có cách ăn nói rất bộc trực. Gần đây tôi thấy có một vụ án tham nhũng lớn ở Việt Nam mà cách lấy tiền có vẻ khá giống như lời tuyên bố của ông NMT. Đó là vụ một thiếu nữ nhân viên tín dụng ngân hàng Vietibank, cô Huỳnh Thị Huyền Như, trong lúc “bí quá đã thò tay vô mượn”, và mượn làm nhiều lần một số tiền rất lớn. Số tiền cô gái mặt hiền như “ma sơ” này “mượn” lên tới 4.000 tỉ đồng VN (khoảng 200 triệu đô la Mỹ). Một số tiền vô cùng lớn gây sốc trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như cộng đồng mạng trong nước. Tuy nhiên gần đây ông NMT đã có vẻ “tỉnh ngộ” hơn và câu tuyên bố mới đây nhất của ngài cựu chủ tịch nước nghe có phần đúng đắn hơn [2], về cái nhìn mới của ông về vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam:

“Ngày xưa tham nhũng chưa nhiều như bây giờ và nó có mức độ. Nhưng bây giờ tham nhũng tràn lan” - nguyên chủ tịch nước nói. “Giấu ai chứ không giấu dân được đâu. Nhìn vào cuộc sống của vợ anh, của con anh người ta biết hết. Không cải tiến tiền lương, lên diễn đàn từ ông lớn dến ông nhỏ đều bảo không đủ sống, nhưng vợ con thì đề huề, người ta nhìn vô không phục. Theo tình hình này, ở Bắc Phi, Trung Đông, lãnh đạo các nước tham nhũng, lòng dân không yên thì người ta nổi lên. Tương tự kịch bản thì Việt Nam nếu không quyết liệt chống tham nhũng thì cũng khó tránh khỏi, tôi nói với anh Nguyễn Phú Trọng và anh Tư Sang là các ông đừng chủ quan. Cần phải trị được bài tham nhũng này để lấy lại niềm tin trong nhân dân”…

Pút-tin: Chúc mừng các vị

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Trích bài phỏng vấn Vờ-la-đi-mia Pút-tin do người dẫn chương trình ti-vi CNN Larry King thực hiện ngày 2/12/2010.


Larry King: Ngài có ý kiến thế nào về những gì đã được nói bởi bộ trưởng quốc phòng Mĩ Rô-bớt Gây-txờ về việc chế độ dân chủ của nước Nga đã biến mất, và Chính Phủ được quản lý bởi cơ quan an ninh?


Vờ-la-đi-mia Pút-tin: Như đã biết, ngài Gây-txờ từng là một trong số lãnh đạo CIA, còn bây giờ ngài ấy là bộ trưởng quốc phòng. Nếu đấy là chuyên gia giỏi nhất về dân chủ ở Mĩ, thì tôi chúc mừng các vị.


Ngài ấy lầm lẫn sâu sắc. Đất nước chúng tôi được quản lý bởi nhân dân Liên Bang Nga thông qua các cơ quan chính phủ và cơ quan quản lý được bầu chọn theo luật pháp: thông qua các đại biểu nhân dân — Quốc hội — và thông qua các cơ quan hành pháp — Tổng Thống và Chính Phủ Liên Bang Nga.


Những gì liên quan đến dân chủ, thì chúng tôi vẫn có một cuộc tranh luận đã từ lâu với các đồng nghiệp Mĩ của chúng tôi. Tôi muốn nhắc các vị nhớ, là hai lần, hai lần trong lịch sử Hợp Chủng Quốc đã có các trường hợp, khi ứng cử viên Tổng Thống, người sau đó đã trở thành Tổng Thống Mĩ, được bầu bởi số dân biểu lớn hơn, nhưng đằng sau số dân biểu đó là một số lượng cử tri nhỏ hơn. Dân chủ gì ở đây?


Và khi chúng tôi nói với các đồng nghiệp Mĩ là có vấn đề mang tính hệ thống trong môi trường bầu cử đấy, chúng tôi đã được nghe: "Các vị đừng chọc vào việc của chúng tôi. Chỗ chúng tôi nó đã hình thành như thế, và nó sẽ như thế".


Chúng tôi không "chọc vào", nhưng tôi cũng muốn khuyên các đồng nghiệp của chúng tôi: các vị cũng đừng chọc vào việc của chúng tôi.