Ông giáo Văn Như Cương và bản chất em chã của trí thức Việt Nam

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Gần đây có ông Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm UBQPAN đưa ra ý tưởng dùng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự, thế là dư luận lại có thêm một lý do để ồn.

Bây giờ có mạng, tiện ơi tiện, nên nhu cầu ồn, cũng như nhiều dục vọng khác, rất dễ được thỏa mãn!
Cho nên là càng ồn. Và cũng như nhiều dục vọng khác (tình yêu chả hạn, — yêu, có thể vì bạn đẹp, có thể vì bạn dễ, có thể vì bạn có bố giàu, có thể vì mình chả còn cách nào khác nếu không có bạn...), ồn cũng có nhiều cách ồn khác nhau. Trong những cách đó, có những cách nghiệp dư, và những cách chuyên nghiệp, — một lần nữa, lại hệt như tình yêu vậy.

Phỏng vấn, và đăng lên báo, thì là ồn chuyên nghiệp.

Trong những người làm ồn chuyên nghiệp, có người nổi lên. Trong lịch sử làm ồn của đám đông Việt Nam, có thể liệt kê vài ví dụ điển hình: Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc, Chu Lai... — để phân biệt với những người làm ồn bình thường, hãy tạm gọi họ là "Ồn To".
Để nổi được lên trên một bãi ồn rất là đông, đương nhiên Ồn To phải có năng lực. Nhưng năng lực của Ồn To lại phải không nhiều thì mới được, — người nhiều năng lực thật, hình như có xu hướng dành ít thời gian cho việc ồn. Cho nên ồn được một hồi, thì các Ồn To thảy đều sẽ có triệu chứng hụt hơi, và hệ quả không tránh khỏi là ngày càng tạo ra những tiếng ồn ba lăng nhăng và ngớ ngẩn. Trong Bảng Vàng các Ồn To bị ngớ ngẩn, thì Ồn To kếch xù, vinh dự được đứng đầu, một cách xứng đáng nhất, không ai khác, phải kể đến ông Nguyễn Lân Dũng. Ồn To Dương Trung Quốc thì về sau có vẻ đã ý thức được việc này, ít nhiều có tìm cách điều chỉnh to bé, hiện đang tiến bộ trông thấy. Ồn To Chu Lai thì triệu chứng ngớ ngẩn càng lúc càng rõ mồn một.
Cũng nên kể, còn Trần Đăng Khoa cũng ra sức nỗ lực nhiều, nhưng vì bản tính quê kệch, nên nói gì thì cũng chưa thể trở thành một bậc Ồn To, đặng sánh vai với các đấng Dũng, Quốc, Lai được, — thơ và lý luận, cũng như thơ và giá lương tiền, vẫn là những thứ không giống nhau lắm.

Giờ có Ồn To Văn Như Cương.

Ồn To này, như báo đăng, đã "mổ xẻ ý kiến đóng tiền thay thế nghĩa vụ quân sự", đại để suy luận là "Nhà nước ta không thể tuyển tất cả thanh niên vào quân đội được, tuyển vào sẽ lấy tiền đâu để nuôi? Vậy thì những người không đủ tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự phải có nghĩa vụ đóng góp khoản nào đó để nhà nước lấy tiền nuôi những người đủ tiêu chuẩn đi, đặt vấn đề như vậy tôi thấy hợp lí hơn. Chứ không phải ý nghĩa là con tôi được gọi vào quân đội tôi đưa ra một số tiền thì được miễn, cái đó là không phải". Nói thế thì cũng không phải là nói bừa, không có lý lẽ. Và số người đồng quan điểm này có vẻ cũng nhiều.


Nhưng số người không nghĩ như vậy cũng không ít, và họ cũng có lý lẽ của họ. Để mà cãi đúng sai, thì với vấn đề kiểu như thế, chân biện cũng được, ngụy biện cũng được, lý lẽ lúc nào mà chả đầy ra. Chỉ tiện mồm mà tán, cũng có thể vãi ngay lý lẽ ra được... ví dụ nhá:

Ông Valdis Dombrovskis không việc gì phải từ chức!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ngày 27/11, Thủ Tướng Lát-vi Valdis Dombrovskis đã tuyên bố từ chức để chịu trách nhiệm cho vụ sập trần siêu thị ở thủ đô Ri-ga khiến 54 người thiệt mạng.


Xin mạo muội gửi đến ông lời khuyên sau:

Không nên từ chức. Chỉ còn hơn 9 tháng nữa là ông tròn 43 tuổi. 42 năm qua, trong sự nghiệp chính trị của mình, ông chưa bao giờ đi chạy chọt xin xỏ Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, tổ chức, cho ông được làm việc này chức nọ. Cái ghế Thủ Tướng này là ông được Đảng cánh hữu Tân Đại, sau này là Đảng Nhất Thống, phân công, Quốc hội — cơ quan quyền lực đại diện cho ý chí nhân dân — phê chuẩn. Ông chưa bao giờ từ chối hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào mà tổ chức giao. Vì vậy, ông nên tiếp tục công việc như suốt 11 năm đi theo Đảng vừa qua.

Cái siêu thị Maxima bị sập, làm chết 54 người, nhưng chuyện đó hoàn toàn có thể là do nhiều lý do khách quan mà con người làm sao có thể lường trước được? Về phần ông, với trách nhiệm chính trị của mình, bản thân ông cũng đã phải trải qua các cung bậc cảm xúc trước sự việc trên, từ chỗ thấy choáng váng, sốc, đến phẫn nộ, đau xót và buồn. Vả lại, với những người ở cương vị Thủ Tướng như ông, điều quan trọng là làm hết trách nhiệm, hết công sức có thể, quan trọng là phải có quyết tâm, rồi có một lộ trình, kế hoạch để làm cho tình hình tốt lên; sau nữa, cũng còn phải xem xem cái siêu thị ấy có được vận hành đúng theo quy trình hay không đã chứ? Sập có cái trần siêu thị, hà cớ gì mà lại phải từ chức?! Sao ông không sang thăm hữu nghị Việt Nam một chuyến, mà mở rộng tầm mắt?


Về phía Đảng Nhất Thống, Chính phủ Lát-vi, tổ chức, cũng không nên kỷ luật cách chức ông Valdis Dombrovskis. Bởi kỷ luật cách chức mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ...

Sập có cái trần siêu thị, bất quá chỉ là một sự việc cụ thể xảy ra với một miếng bê tông, không nên nghĩ rằng hễ cứ mỗi một sự việc cụ thể xảy ra với một miếng bê tông là Thủ Tướng phải nghĩ ngay đến việc từ chức hay không từ chức. Không phải cứ sập trần nhà tí, là phê bình kiểm điểm cách chức. Làm chính trị cũng như việc nhóm bếp lò vậy. Phải nhóm lên, tạo hơi ấm, khi đó củi khô, củi ướt đều sẽ cháy hết.

Ấy mới là quan điểm, là phương pháp chính trị nhân văn.

Tại “Cái nước Việt mình nó thế”!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Kỳ Duyên
Giữa lý thuyết và thực tiễn, nhiều khi sai số rất ghê. Và ông Bộ trưởng Nội vụ bỗng nhiên phải làm nhiệm vụ... “hái hoa tình yêu”: 30%... 1%... 30%... 1%..?  
  
I - Cái câu nói hóm hỉnh của Gs Hoàng Ngọc Hiến khi còn sống, hóa ra, giờ đây, nó linh nghiệm đủ trong các lĩnh vực, khi mà người Việt phải bó tay trước tất cả tai họa xảy ra, ập đến, đổ xuống...

Sự xảy ra, ập đến, đổ xuống đó, là câu chuyện lũ dữ suốt từ trung tuần tháng 11 cho đến giờ, vẫn còn nóng hổi trong tâm trí kinh hoàng của người dân các tỉnh miền Trung, nóng hổi phím bàn giới truyền thông, và nóng hổi những câu chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại nghị trường những ngày này. Ai là thủ phạm?

Rất nhanh, đã có “vật tế thần”- đó là con đập thủy điện! Đồng loạt xả tràn, lưu lượng lớn, từ trên 650 m3/ giây tới 2500 m3/ giây ở tất cả các tỉnh Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum..., hàng chục con đập lớn nhỏ đã khiến hàng vạn hộ dân chạy không kịp. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đều “chết trương” vì lũ. Thủy, hỏa, đạo, tặc- bốn loại giặc được cha ông từ ngàn xưa tổng kết, trong đó, thủy luôn xếp bậc... khôi nguyên, đủ hiểu sức tàn phá, và hung hãn của nó thế nào.

nước Việt, thủy điện, tham nhũng

Con số thống kê mới nhất của Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho thấy, có tới 31 người bị chết, 09 người mất tích, 225 căn nhà bị cuốn trôi, 07 tàu thuyền tại Phú Yên, Quảng Ngãi bị chìm, và hơn 430 ha lúa, hoa màu của 03 tỉnh Bình Định, Gia Lai, Phú Yên bị ngập úng.
Từ trước tới nay, một quy định thành nguyên tắc điều hành, các đập thủy điện phải có thông báo xả lũ trước cho dân để dân kịp sơ tán, tránh thủy thần. Tuy nhiên, cái nguyên tắc cố hữu đó đã bị chính những con lũ dữ tràn qua. Điều trớ trêu, đập thủy điện được xây nên để phát điện và cắt lũ khi cần, giờ hoàn toàn không có tác dụng, ngược lại, cũng cuống cuồng xả lũ gấp, tránh vỡ.

Rút cục, con lũ không ngăn được, giờ đây con người cãi nhau!

Ông xã đổ cho ông thủy điện. Ông thủy điện im lặng đáng sợ. Ở nghị trường, ông đại biểu QH chất vấn ông Bộ Công thương. Điệp khúc chất vấn nếu nghe kỹ, thật buồn. Bởi ít nhất việc lo di dân, tái định cư ở các công trình thủy điện đã được hai lần đưa ra- ở các kỳ họp 03, 04 của QH, được Bộ Công thương ghi nhận.

Nhưng đến tận giờ, dân vẫn... di chân tại chỗ, và họ chỉ cuống cuồng tự do “di tản” khi lũ cuồn cuộn đổ về hoặc bất ngờ dâng đầy. Trong khi đó, trên sân nghị trường, ông Bộ Công thương “sút” quả trách nhiệm to đùng, về “lưới” ông Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-

Mẫu báo cáo dành cho bè lũ sâu bọ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Quang Lập 
“Đến nay chưa có báo cáo nào nói có hồ nào đó xả lũ sai quy trình và các địa phương có hồ chứa đều khẳng định như vậy”. Đó là báo cáo của ngài phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải mà thiên hạ đang sôi sùng sục nhất mấy hôm nay.

Bình luận mới nhất của Bauxite Việt Nam:

"Thì ngài Phó Thủ Hải đã điềm nhiên tuyên bố như thế.
Miệng quan…”, thằng dân thân phận giun dế ai dám không tin. Đến chuyện Nguyễn Chí Đức bị một kẻ bạn dân đạp vào mặt nhiều lần, video quay rõ ràng, mà nhà chức trách vẫn bai bải nói không có, khiến cho cư dân mạng phải cay đắng “giải thích”: anh Nguyễn Chí Đức đã tự nguyện dùng mặt đập vào giày công an! Còn nay, với tuyên bố của ngài Phó Thủ Hải, cần phải tiếp tục truyền thống đó: đập thuỷ điện xả luôn luôn đúng quy trình; chỉ có lũ là đổ xuống không đúng quy trình, trâu bò, tài sản của dân trôi theo dòng nước là không đúng quy trình, 42 mạng người mất trong cơn lũ là không đúng quy trình. 

Truyền thống đó cần phải được phát huy cao hơn nữa: con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội do “Bác đã chọn” - tuy chính miệng ngài Tổng Bí Trọng thừa nhận là 100 năm nữa chưa biết đã có chưa - tất nhiên là đúng quy trình; chỉ có tham nhũng - như “ghẻ ngứa” hay “bầy sâu” theo cách nói của ông uỷ nọ hay ông uỷ kia - là không đúng quy trình; chỉ có ông Đoàn Văn Vươn nổ súng hoa cải là không đúng quy trình, chỉ có dân oan khắp nơi ùn ùn khiếu kiện là không đúng quy trình, vân vân và vân vân.

Như thế, biện pháp là phải giáo dục cán bộ và nhân dân, để họ hiểu rõ “quy trình” và răm rắp tuân theo “quy trình”.

Than ôi! “Quy trình” là cái gì mà được hưởng quyền “bất khả xâm phạm” to như thế? Mà bắt cả nước phải khốn cùng như thế? Dân đen nghe các quan giải thích, chỉ có thể ngửa mặt lên trời khóc ba tiếng, rồi cúi mặt xuống đất cười ba tiếng. 

Khóc cười để tống tiễn “quy trình”!"

Hết trích

Chưa biết nên gọi mẫu báo cáo trên là mẫu báo cáo phi nhân tính nhất mọi thời đại, mẫu báo cáo vô trách nhiệm nhất mọi thời đai, mẫu báo cáo ghê tởm nhất mọi thời đại, mẫu báo cáo mất dạy nhất mọi thời đại, mẫu báo cáo trâng tráo nhất mọi thời đai... hay là mẫu báo nào,  nhưng nhất định đây là mẫu báo cáo ưa chuộng nhất của bè lũ sâu bọ mọi thời đại. Bè lũ sâu bọ nhất định phải học tập để báo cáo trước đảng, trước quốc hội và trước nhân dân.
Vậy xin trích ra đây một số báo cáo lấy từ mẫu báo cáo trên:

Nước ta không có báo lá cải!

1 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Quang Vinh

Đó là lời khẳng định chói lòa khí phách của Bộ trưởng Bộ thông tin truyền tin nước nhà. Mình rất tự hào vì điều này.

Trong niềm tự hào như thế, mình bình mấy lời về cái ảnh này, cái ảnh này chụp nhà báo nước ngoài đấy, bọn lá cải nước ngoài đấy nhá.


Làm báo như lũ chúng nó, cứ vác máy quay xáp vô, xáp vô tận mặt sự thật để sự thật nó đuổi cho chạy té đái ra, đúng là đồ lá cải.

Làm báo như bọn giãy chết, cứ có tin gì xảy ra, bất kể là tin thâm cung bí sử hay tin dân chúng, tin nóng là đưa, tin nóng là đưa, tin nóng là đưa, hấp ta hấp tấp, hớt hơ hớt hãi thì không lá cải thì là lá...gì? Như ở ta ấy, việc nóng trời xảy ra, thì cũng phải chờ đã chứ, phải chờ xem trển gọi xuống nên đưa như thế nào chứ, chờ lâu quá tin nguội thì mình hâm nóng lên, ăn chậm thì có sao, nhỉ?


Làm báo như bọn giãy chết thì làm sao không lá cải, khi mà nhà báo cứ để nguyên hiện trường, để nguyên sự việc, tự nó kể, tự nó mang đến thông tin, ơ hơ, chúng mày không học báo chí nước nhà thì làm kém là phải, bên nước tao í, tin trời, phải đợi xem đưa thế nào có lợi bên A, bên B mới đưa, có gì đưa đó hóa ra bung bét bố nó mọi chuyện lên à hỡi lũ lá cải giãy chết kia.

Bên nước tao í, không như chúng mày, ai đời cứ đưa tiền nợ lên toẹt hoẹt ra trước mặt bàn dân thiên hạ, hả? Bọn tao đưa con số nợ xấu nhá, một tháng đưa ra cả chục lần số liệu khác nhau nhá, hoa mắt chưa, có trời mới biết nợ xấu thực sự là bao nhiêu, thế mới gọi là không lá cải về thông tin chứ? Hiểu chưa các con?

Chẳng qua nhiều báo quá, tin ít quá, nên bọn tao làm tí vú vê mông má, làm tí cướp giết hiếp, làm tí chân dung hở mông, làm tí ca ngợi mấy đứa háo danh nhưng sẵn tiền, làm tí ti thế mà cứ nhảy xồm xồm là lá cải là răng?

Chẳng qua, để tạo sự thống nhất cao, sáng mở báo ra có quá nửa thông tin giống nhau, nên người đọc chỉ cần chọn 1 tờ báo là biết hết tất tần tật thông tin, thế không hay à? Đọc đi rồi đọc lại, xem tới xem lui vẫn mỗi thông tin ông B bà C đi thăm thú, bắt tay, phát biểu, quyết liệt, quyết liệt, quyết liệt thế mới nhớ lâu chứ? Hả?

Vì thế, cho nên, tựu trung, kết luận, xác định, quán triệt thế này, nước tao dứt khoát không có báo lá cải, nếu có, cùng lắm một số tờ như lá ngón thôi, hiểu chửa?

(Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Lập)

Lơ... mơ...

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Xét một cách toàn diện, là sáng nay Quốc hội có buổi trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, biết là đang trực tiếp truyền hình, nghĩa là máy quay nó quay cái mặt mình lên ti vi cho cả nước coi, mà nhiều đại biểu vẫn không cưỡng lại được cơn buồn ngủ thì cũng hơi lạ. Xét một cách tương đối toàn diện, các bác họp dài ngày quá, mà ban ngày họp tối còn đi giao lưu với nhau nữa, thì không ngái ngủ mới lạ, và vì thế, chỉ trong khuôn hình hẹp thế này (bên điện ảnh gọi là cảnh toàn hẹp) mà có tới, vị chi là 3 vị khò trong tổng số 12 vị ở khuôn hình, vị chi là đạt kế hoạch 25%, nhỉ? Thế là lơ mơ rồi nhỉ?



Cho nên, theo trường phái lơ mơ này, Bộ trưởng Bộ nội vụ cứ chắc ăn hễ gặp câu nào chất vấn của đại biểu thì mang nghị quyết, chị thị ra đọc. Ví dụ có câu hỏi, có hay không nạn chạy chức, có hay không nạn tham nhũng, có hay không con số 30% công chức "mìn" thì thay vì phải trả lời rành rọt, khúc chiết, chắc chắn, ổng lại thao thao đọc luôn Nghị quyết: Có một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức thoái hóa biến chất... Có một bộ phận không nhỏ tham nhũng... cứ rứa cho tới khi nhiều đại biểu lắc đầu ngán ngẩm hoặc phì cười. Lơ mơ như rứa hèn chi năm trước hô khẩu hiệu cắt giảm biên chế, cán bộ công chức nghỉ việc từ năm 2010-2012 là hơn 28.000 người, nhưng số tuyển mới lại hơn 69.800 người, tăng 41.719 người. Như vậy số tuyển mới bằng 148% số người nghỉ, ông Bộ trưởng trả lời ngon ơ, năm nay, sang năm sẽ không tăng nữa, nhưng nếu tăng nữa thì ông sẽ hứa năm tới năm tới sẽ không tăng nữa, hứa cho tới ngày hưu nhi?

Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông thì khẳng định xã hội hóa truyền thông là có nhưng ở truyền hình, thì chỉ xã hội hóa khâu truyền dẫn, còn khâu sản xuất là nhà đài tự làm hết, ôi bác Son hiền hậu ơi, cả núi chương trình trên truyền hình "bán hết" rồi bác ạ, họ lo từ A đến X đấy bác ạ, nhà đài chỉ thu tiền thôi bác ạ, cho nên một số chương trình nó mới lem nhem như vậy đấy bác ạ, cho nên người xem mới phát điên lên đấy bác ạ, cho nên mới xảy ra nhiều chuyện bi hài trong một số chương trình truyền hình giải trí đấy bác ạ, lơ mơ quá bác ạ.

Yêu nhất là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, nói rằng, nếu thủy điện nào xả lũ sai quy trình, hại dân, thì phải xử lý nghiêm. Nhưng sếp Hải ơi, chẳng có thằng thủy điện nào xả lũ không đúng quy trình đâu, để rồi xem, 15 đập thủy điện xả lũ vừa qua sẽ có 15 báo cáo gửi lên bàn Thủ tướng, báo cáo rành mạch, khoa học, sáng sủa, chắc chắn về quy trình của mình, nó đúng lắm. Xả có báo cáo, có báo động, có thông tin hết, theo quy định hết, nhưng như ở Tây Nguyên, họ báo trước 1 tiếng thôi, có nơi như nhà thơ Văn Công Hùng mách là ti vi báo trước cho dân 10 phút là xả, đến như đang ngủ với vợ mà rút cái thằng của nợ ấy ra để chạy còn không kịp, nhưng xem vào báo cáo mà coi, không hề lơ mơ nha, trước khi xả lũ đã thông báo, thông báo, thông báo... Rứa đó.

Cho nên, không biết thế nào chứ nhiều chuyện do lơ mơ mà ra hết, thông tin lơ mơ, làm ăn thì gà mờ, ký duyệt thì ờ ờ, đến hồi quy trách nhiệm lại bắt đầu lơ lơ lơ, để rồi, người dân chỉ biết ngửa mặt lên trời hơ hơ, vừa cười vừa khóc và mơ...

(Bài viết của tác giả Cu Vinh)

Òa!..

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Òa, công nhận Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát "khôn", nhè vào cái lúc cả nước đang lo lắng vô song về sự nguy hiểm cận kề của hồ đập thủy lợi, thủy điện, đang thắt ruột vì tai hại của việc xả lũ và sự cố vỡ đập bất cứ lúc nào của nhiều hồ chứ, ổng mần cái đề xuất rất dịu dàng: cần 3000 tỉ đồng ngay & luôn để củng cố sự an toàn của hồ, đập.

Thế còn kỳ họp trước, kỳ họp trước nữa, nhiều ý kiến đề nghị và Chủ tịch Quốc hội đã chốt, phải tính đến việc trích lợi nhuận thủy điện bù đắp những mất mát thiệt thòi cho nhân dân thì các bác lờ lớ lơ, Bộ Công thương hứa rồi hẹn rồi lờ, các bác dễ quên nhỉ? Òa, trong khi các đại biểu yêu cầu Bộ trưởng công thương chỉ rõ tên, địa chỉ ai và đơn vị nào gây hại xả lũ thì hóa ra Bộ trưởng đi công du nước ngoài rồi còn đâu mà hỏi. Tóm lại, nếu giải ngân 3000 tỉ để gọi là củng cố sự an toàn- mà các bác biết thừa là không an toàn, lại thêm nhiều đơn vị béo bở đây, trong khi cái gốc là tại sao không an toàn, vì sao không an toàn...thì các bác lại lờ lớ lơ... Nhỉ?

Òa, bỗng dưng ngày 20/11 lại nhớ tới tiến sĩ Nguyễn Kế Hào, vụ trưởng Vụ tiểu học Bộ Giáo dục, hiếm hoi một vụ trưởng quyết định từ chức để phản đối chương trình cải cách giáo dục không hiệu quả. Nhưng cái chính là, như ông Hào nói, từ chức để được nói thật. Ô hô, hóa ra các quan nhà mình chẳng dám nói thật khi đương chức nhỉ. Đau. Chẳng nhẽ nói dối thì an toàn, chẳng lẽ sự dối trá thành cái tiêu chí của quan chức?

Òa, tin này làm nức lòng nhân dân 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Dương và Vĩnh Phúc): Suốt gần một năm qua không tỉnh nào phát hiện thấy tham nhũng các bác ạ. Mừng cho nhân dân 9 tỉnh, suốt gần 1 năm được sống và làm việc trong môi trường quá sạch sẽ. Nhưng khoan đã, nguyên nhân không phát hiện thấy tham nhũng ở 9 tỉnh này là vì không thấy ai tố cáo, tố giác và cán bộ, công chức 9 tỉnh này cũng không ai phát hiện ra tham nhũng. Với đà phấn khởi tin tưởng này, tất cả các tỉnh thành theo đó sẽ công bố không phát hiện thấy tham nhũng. Thế thì tại sao bọn nước ngoài dám xếp Việt Nam vào nhóm nước có tham nhũng cao nhỉ? Đéo mẹ lũ chuyên vu cáo. Việt Nam trong sạch số 1, nhớ chưa?

Người ta đều có báo cáo không phát hiện thấy tham nhũng, địa phương mình có cần thêm một báo cáo như thế nữa cho vui vẻ cuối năm không nhỉ? Ái dà, có một chút tâm tư không nhẹ... Hẹ hẹ...


(Bài viết của tác giả Cu Vinh)

Lung tung mà không lang tang

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook



Thứ nhất là câu chuyện bé nhỏ của Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân kể hôm qua, khi ông phát biểu tại Lễ tuyên dương công trạng các nhà giáo tiêu biểu rằng, có chị phụ huynh phàn nàn với ông về tiền học thêm cho con quá cao, năm sau cao hơn năm trước, và ông nói, ông thấy xấu hổ. Ông xấu hổ vì đơn giản, nói mãi rồi, khẩu hiệu chăng lên cũng ghê rồi, họp, hội thảo, quán triệt cũng ghê răng rồi mà có nhiều "sự cố" ở ngành Giáo dục vẫn rứa, không mấy thay đổi. Nhưng bác Nhân ơi, việc dạy thêm mà cấm cực đoan có lẽ không nên, có cầu ắt có cung, cái chính là dạy thêm thực sự, chứ không phải "biến tướng" để "moi tiền" trò bằng thủ thuật dạy thêm thì phụ huynh ủng hộ thôi, tức là dạy THÊM VÀO KIẾN THỨC, chứ đừng chơi trò dọa học sinh ai không học thêm thì sẽ không hiểu bài, rứa thôi. Cái gì mà cực đoan thì sinh đối phó. Còn việc dạy thêm tử tế, phụ huynh ủng hộ, ai có điều kiện thì nộp tiền, giáo viên ứng xử với trò học thêm hay không học như nhau, rứa là ổn.

Thứ hai là, cái này thì có vẻ không ổn Bộ trưởng Đinh La Thăng ạ. Việc bỏ ra 90 tỉ đồng thảm lại mặt cầu Thăng Long lúc đầu là một dự án rất oách xà lách, sau rồi tuyên bố, ừ thì vừa làm vừa tham khảo, vừa thử nghiệm, coi như 90 tỉ đồng đó là để nghiên cứu khoa học việc trải thảm cầu Thăng Long thì phát ngôn như thế là rất thiếu trách nhiệm, là cái trò biến báo, thiếu trung thực, và bao biện cho một hành động ấu trĩ và thiếu tôn trọng tiền ngân sách nhà nước. ( Đọc thêm: http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/657206/Hon-90-ty-dong-sua-mat-cau-Thang-Long-Coi-nhu…-phi-thu-nghiem-tpp.html?p=http%3A%2F%2Fwww.tienphong.vn%2FKinh-Te%2F657206%2FHon-90-ty-dong-sua-mat-cau-Thang-Long-Coi-nhu…-phi-thu-nghiem-tpp.html)

Thứ ba là, Quốc hội đang họp có phản ánh nhiều ý kiến cử tri cho rằng việc thành lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng ở các tỉnh chỉ là thay áo mới, không ăn thua, không kết quả, vì bản thân những người nằm trong Ban chỉ đạo này cũng đang kiêm nhiệm và chịu sự lãnh đạo của chính cấp ủy địa phương đó, thì nói thật, không có kết quả đâu. Đến như đại biểu quốc hội còn có địa phương yêu cầu không phát biểu gì về tình hình tham nhũng ở địa phương mình ứng cử vì sợ " vạch áo cho người xem lưng" thì nói chi đến xử lý xử liếc, truy tố truy tiếc, minh bạch minh biếc. Có lẽ cần phải đưa đại diện nhân dân vào Ban chỉ đạo này, nhỉ?

Con cóc còn ghé lưng cõng con chuột thoát chết nữa là bọn tham nhũng với nhau, nhỉ?

Hình ảnh: BÌNH LUNG TUNG MÀ KHÔNG LANG TANG.  Thứ nhất là câu chuyện bé nhỏ của Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân kể hôm qua, khi ông phát biểu tại Lễ tuyên dương công trạng các nhà giáo tiêu biểu rằng, có chị phụ huynh phàn nàn với ông về tiền học thêm cho con quá cao, năm sau cao hơn năm trước, và ông nói, ông thấy xấu hổ. Ông xấu hổ vì đơn giản, nói mãi rồi, khẩu hiệu chăng lên cũng ghê rồi, họp, hội thảo, quán triệt cũng ghê răng rồi mà có nhiều "sự cố" ở ngành Giáo dục vẫn rứa, không mấy thay đổi. Nhưng bác Nhân ơi, việc dạy thêm mà cấm cực đoan có lẽ không nên, có cầu ắt có cung, cái chính là dạy thêm thực sự, chứ không phải "biến tướng" để "moi tiền" trò bằng thủ thuật dạy thêm thì phụ huynh ủng hộ thôi, tức là dạy THÊM VÀO KIẾN THỨC, chứ đừng chơi trò dọa học sinh ai không học thêm thì sẽ không hiểu bài, rứa thôi. Cái gì mà cực đoan thì sinh đối phó. Còn việc dạy thêm tử tế, phụ huynh ủng hộ, ai có điều kiện thì nộp tiền, giáo viên ứng xử với trò học thêm hay không học như nhau, rứa là ổn. Thứ hai là, cái này thì có vẻ không ổn Bộ trưởng Đinh La Thăng ạ. Việc bỏ ra 90 tỉ đồng thảm lại mặt cầu Thăng Long lúc đầu là một dự án rất oách xà lách, sau rồi tuyên bố, ừ thì vừa làm vừa tham khảo, vừa thử nghiệm, coi như 90 tỉ đồng đó là để nghiên cứu khoa học việc trải thảm cầu Thăng Long thì phát ngôn như thế là rất thiếu trách nhiệm, là cái trò biến báo, thiếu trung thực, và bao biện cho một hành động ấu trĩ và thiếu tôn trọng tiền ngân sách nhà nước. ( Đọc thêm: http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/657206/Hon-90-ty-dong-sua-mat-cau-Thang-Long-Coi-nhu%E2%80%A6-phi-thu-nghiem-tpp.html?p=http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/657206/Hon-90-ty-dong-sua-mat-cau-Thang-Long-Coi-nhu%E2%80%A6-phi-thu-nghiem-tpp.html)  Thứ ba là, Quốc hội đang họp có phản ánh nhiều ý kiến cử tri cho rằng việc thành lập Ban chỉ đạo chống tham  nhũng ở các tỉnh chỉ là thay áo mới, không ăn thua, không kết quả, vì bản thân những người nằm trong Ban chỉ đạo này cũng đang kiêm nhiệm và chịu sự lãnh đạo của chính cấp ủy địa phương đó, thì nói thật, không có kết quả đâu. Đến như đại biểu quốc hội còn có địa phương yêu càu không phát biểu gì về tình hình tham nhũng ở địa phương mình ứng cử vì sợ " vạch áo cho người xem lưng" thì nói chi đến xử lý xử liếc, truy tố truy tiếc, minh bạch minh biếc. Có lẽ cần phải đưa đại diện nhân dân vào Ban chỉ đạo này, nhỉ? ----------------------- Con cóc còn ghé lưng cõng con chuột thoát chết nữa là bọn tham nhũng với  nhau, nhỉ?

Sinh nhật nhạc sĩ Văn Cao - "Khi sống thì..."

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hội Nhạc sĩ cùng Hội Nhà văn và Hội Mĩ thuật đã tổ chức buổi họp mặt kỉ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao vào sáng 12/11/2013 tại 51 Trần Hưng Đạo Hà Nội.



Tôi có nhiều kỷ niệm gắn bó với nhạc sĩ Văn Cao, tôi gọi ông bằng bác.

Chính tôi là người đã đứng ra tổ chức buổi sinh nhật khi ông 60 tuổi, cách đây đã 30 năm (1983). Khi ấy phải làm “chui” vì bác Văn Cao thuộc diện theo dõi của bên An ninh, các bài hát thời tiền chiến lúc đó bị cấm không ai hát.



Buổi sinh nhật Văn Cao 60 năm đó cũng tổ chức ở 51 Trần Hưng Đạo, chính căn phòng này, tham dự có các nhạc sỹ như Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung... và cả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (khi đó anh ra Hà Nội chơi đâu 2, 3 tháng và sáng tác bài “Mùa thu Hà Nội” trong dịp đó). Tôi còn nhớ anh hát tặng bác Văn Cao bài “Bốn mùa thay lá” của anh trong buổi đó.



Buổi sinh nhật đó của ông, tôi đệm piano cho các ca sỹ như Ngọc Bảo, và tôi còn nhớ ca sỹ Kim Ngọc hát “Thiên Thai”, “Đàn chim Việt”... Tôi còn độc tấu 2 bản nhạc nhỏ viết cho piano của Văn Cao là “Hàng dừa xa” và “Sông tuyến”. Rất tiếc là 2 bản này đã thất lạc.



Sinh thời bác Văn Cao sống khốn khó cả về tinh thần lẫn vật chất, ngay cả khi bác bị cấp cứu, đang đau đớn trong bệnh viện Việt-Xô, giáp Tết, vợ của bác vẫn mang giấy, mang màu vào tận bệnh viện bắt bác phải cố vẽ minh họa cho báo Tết để kiếm ít tiền còm...



Nếu bác được chính quyền quan tâm chăm lo cả khi sống lẫn khi chết thì là tốt nhất.

Hoặc kém hơn thì khi bác còn sống, bác được chăm lo, khi chết thì quên cũng được.

Nay thì khi sống hành bác quá khổ, khi bác chết rồi thì mới lại tổ chức tưởng nhớ để lấy thành tích này nọ, tôi thấy giống như câu ca dao của cha ông ta:



Khi sống thì chẳng cho ăn

Đến khi đã chết, làm văn tế... ruồi



(Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc)



Văn Cao: Một thiên tài bị lưu đầy (Trần Mạnh Hảo)

(Bài viết của tác giả kim thuan Trinh)

Ái nữ Thủ tướng đẹp vãi..!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Ái nữ Thủ tướng làm buổi tiệc trở nên sang trọng, uy tín và đẳng cấp hơn gấp bội"
Hôm qua BÁO MỚI đã đăng một bài viết kèm ảnh nhan đề "Ái nữ Thủ tướng đẹp quý phái tham dự show thời trang", nhưng không hiểu vì lý do gì (có lẽ sợ mang tiếng nịnh đểu) nên sau đó đã bị gỡ bỏ. 
Trong bài này. BÁO MỚI có đoạn viết: "Cùng với nhiều sao nổi tiếng, sự xuất hiện trong show thời trang "Những cánh bướm cuối thu" của Đỗ Mạnh Cường ngày 12.11 còn gây chú ý bởi ái nữ của thủ tướng - Nguyễn Thanh Phượng - với một phong thái sang trọng và quý phái. Tiếp đó BÁO MỚI nhấn mạnh thêm "sự có mặt của doanh nhân nổi tiếng Nguyễn Thanh Phượng – ái nữ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm cho không khí buổi tiệc trở nên sang trọng, uy tín và đẳng cấp hơn gấp bội".

Mỹ nhân Nguyễn Thanh Phượng
Lâu mới có dịp nhìn thấy 1 mỹ nhân xinh đẹp như vậy, nhất là ngoài son phấn cao cấp mông má còn được phủ thêm chiếc đầm lụa đắt giá (người đẹp vì lụa mà), nên Blog này tranh thủ lưu lại vài cái ảnh đẹp. Và hãy quên mỹ nhân này là ái nữ của Thủ tướng đi để tập trung ngắm người đẹp rồi thử đoán xem người đẹp này đã trải qua bao nhiêu cái xuân xanh? 25? 30? 35? 40? 45? hoặc cao hơn nữa?



Ái nữ của thủ tướng nổi bật trong chiếc đầm bướm trắng đen.

Doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng đẹp quý phái 
với chiếc đầm của NTK Đỗ Mạnh Cường


Cô cũng là một khách hàng thân thiết và 
đặc biệt của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường.

Doanh nhân Thanh Phượng và Hoa hậu Việt Nam – Đặng Thu Thảo

Theo wikipedia, Nguyễn Thanh Phượng (sinh 1980) là một nữ doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam. Bà Phượng là thành viên sáng lập kiêm Chủ tịch Chứng khoán Bản Việt từ năm 2007, chủ tịch của Công ty bất động sản Bản Việt [1],thành viên sáng lập kiêm Chủ tịch của VCAM từ năm 2007, đồng thời kiêm chức Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt. Trước đó, bà Phượng từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này (được bổ nhiệm từ ngày 1/2/2012) nhưng đã tạm nghỉ từ đầu tháng 5/2003 [2][3].

Bà Phượng là người con thứ hai của ông Nguyễn Tấn Dũng, hiện là Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam.

Lập Trình Viên II (58)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bối cảnh, thành phần, và số lượng như vậy, không khó hình dung tính chất quyết liệt và mức độ gay gắt của cuộc bầu cử. Cuối cùng, đại hội bầu được Sa Hoàng mới là Mi-khai-in Phê-đô-rô-vích, lấy hiệu là Mi-khai-in I, một người mặt mũi giống hệt như I-van Khủng Khiếp, được cái đỡ quạu hơn.
Đấy là Sa Hoàng đầu tiên của triều đại Ra-man-nốp, triều đại có thể nói là huy hoàng nhất trong lịch sử nước Nga.

Từ Mi-khai-in I, triều đại Ra-man-nốp cha truyền con nối thêm được hai đời, đến vị Sa Hoàng thứ ba, Sa Hoàng Phê-ô-đo A-lếch-xây-ê-vích, hiệu là Phê-ô-đo III, là một người yếu ớt và ốm đau oặt oẹo, như tất cả những người con trai mà mẹ ông sinh ra, — bố ông còn có những người vợ khác.
Sa Hoàng bị mắc chứng bệnh thiếu hụt vi-ta-min C từ nhỏ, ông chỉ sống được hai mươi mốt năm, ở ngôi sáu năm, có hai người vợ, vợ cả sinh được một người con trai là I-li-a, Hoàng Tử I-li-a có mặt ở trên đời mười ngày.
Hai em trai Sa Hoàng, — I-van, khi đó mười lăm tuổi, là em cùng cha mẹ; và Pi-ốt, mới mười tuổi, là em cùng cha khác mẹ, — một người cũng yếu ớt và đau ốm, còn một người thì bé quá, cho nên cuộc tranh giành vương miện mặc dù diễn ra rất quyết liệt, nhưng không phải giữa hai anh em bọn họ, mà là giữa dòng tộc Min-la-xláp-xki bên ngoại I-van, và dòng tộc Na-rư-skin bên ngoại Pi-ốt.
Nhưng quyết định cuối cùng phải là do Hội đồng Quý tộc đưa ra. Hội đồng và Giáo Chủ I-ơ-a-kim — cứ mặc định coi như I-van kiểu gì rồi cũng chết sớm, và vương miện trước sau cũng thuộc về Pi-ốt — đã đưa Pi-ốt lên ngôi, lấy hiệu là Pi-ốt I.
Bấy giờ lính Bộ binh Súng dài, một lực lượng quan trọng của quân đội, đang chất chứa nhiều bất mãn từ suốt thời Sa Hoàng Phê-ô-đo III, vì sự chậm chễ cũng như thiếu hụt lương bổng, cộng thêm những hành vi ăn chặn và lộng quyền phổ biến trong hàng ngũ sĩ quan chỉ huy. Công Chúa Xô-phi-a A-lếch-xây-ép-na, hai mươi lăm tuổi, chị cùng cha mẹ với I-van A-lếch-xây-ê-vích, dựa vào dòng tộc Min-la-xláp-xki, đã tìm cách lợi dụng chuyện này, xúi giục lính Bộ binh Súng dài làm binh biến, vây chặt Điện Krem-linh, và đòi Sa Hoàng phải truy trả lương bổng, theo con số mà họ tự đưa ra.
Ngân khố khi đó rỗng không, và tiền đã phải cố tìm cách huy động từ khắp trong cả nước, ngay đến những đồ vàng bạc trong nhà bếp hoàng cung cũng đã phải đem nấu chảy ra để đúc thêm tiền.
Mấy ngày sau Bộ binh lại yêu cầu phải đưa cả I-van A-lếch-xây-ê-vích lên ngôi, lấy hiệu là I-van V. Được vài hôm, họ lại đòi phải đưa nốt Công Chúa Xô-phi-a A-lếch-xây-ép-na lên làm Nhiếp Chính, — vì các Sa Hoàng đều còn nhỏ. Không những thế, ngừa trước những hậu quả cho mình, Bộ binh còn buộc Sa Hoàng phải làm cam kết, xác nhận tất cả những hành động binh biến mới đây thôi của họ là hợp pháp, đúng theo thẩm quyền, và vì lợi ích của quốc gia.
Triều đình không còn cách nào khác là phải đáp ứng mọi yêu sách. Được đằng chân lân đằng đầu, từ đó lính Bộ binh Súng dài càng lúc càng lộng quyền, và luôn tìm cách gây áp lực với triều đình, cho đến khi Nhiếp Chính Xô-phi-a A-lếch-xây-ép-na, dựa vào lực lượng Vệ binh của triều đình, tìm cách bắt được Công Tước Kha-van-xki, là chỉ huy Bộ binh Súng dài, và khống chế lại được đám kiêu binh này.
Kiểm soát được Bộ binh Súng dài, thì hai Sa Hoàng I-van V và Pi-ốt I dù vẫn tiếp tục cầm quyền, nhưng chỉ còn trên danh nghĩa, — thực chất quyền bính đều đã nằm hết trong tay Nhiếp Chính Xô-phi-a A-lếch-xây-ép-na. Hồi ấy trong cung điện kê một cái ngai vàng "kẹp đôi", có hai chỗ ngồi cân đối "vai kề vai", trên lưng tựa có một ô cửa nho nhỏ, — những lúc thiết triều thì hai Sa Hoàng ngồi ngai, còn Nhiếp Chính ngồi sau ô cửa.
Sa Hoàng Pi-ốt A-lếch-xây-ê-vích càng lớn càng tỏ ra ham thích các hoạt động có tính chất quân sự. Ông cùng đám trẻ con đồng trang lứa lập ra một đội quân của mình, gọi là "Đội quân Khôi hài", và rủ nhau tập trận, đắp pháo đài, tổ chức đánh trống diễu binh... Nhưng có điều khác so với nhiều trẻ con cũng thích chơi "bắn bùm" khác, tất cả những thứ "quân sự" mà Sa Hoàng chơi khi còn bé, về sau đều thành ra hoàn toàn không phải là "đồ chơi" nữa: Sa Hoàng mười sáu tuổi, thì Đội quân Khôi hài đã thành hai trung đoàn đầy đủ quân phục và súng ống đạn dược, thậm chí có cả pháo binh; pháo đài đắp để đánh trận giả thì khó tìm ra được điểm còn khác biệt so với một pháo đài thực thụ; ngay cả chiếc tàu kiểu Anh bị hỏng, trước đây được lính "Khôi hài" dùng giả làm tàu chiến, giờ cũng đã được hạ thủy suống sông I-a-u-da và bơi đến hồ Plê-sê-e-vơ, nơi Sa Hoàng đã chọn để đặt xưởng đóng tàu đầu tiên của nước Nga.
Không tìm được những người Nga khả dĩ dạy được mình cách tổ chức quân đội và những kiến thức về khoa học quân sự, Sa Hoàng tìm đến chơi với những người Đức tại khu định cư của họ ở Mát-xcơ-va. Giao du với những người nước ngoài ở đây, Sa Hoàng tỏ ra rất hợp với tác phong dân dã thoải mái của họ. Mẹ ông, Nữ Hoàng Na-ta-li-a Ki-rin-lốp-na, không mấy hài lòng với chuyện này, và để tu tỉnh con trai, bà bèn cưới vợ cho ông.
Tháng Một năm 1689 Sa Hoàng Pi-ốt lấy vợ — con gái một vị cận thần, — vài tháng sau thì ông tròn mười bảy tuổi. Sa Hoàng I-van cũng đã lập gia đình từ trước đấy, cho nên thực tế đã không còn bất kỳ một sở cứ nào cho "trách nhiệm" nhiếp chính của Công Chúa Xô-phi-a A-lếch-xây-ép-na, — bản thân Nhiếp Chính, hơn ai hết, hẳn nhiên cũng đã hình dung được tình thế, lại vẫn luôn lo ngại trước những hành vi nặng thiên hướng "chiến sự" của Sa Hoàng Pi-ốt, nên bà càng nỗ lực hơn để nắm giữ lấy quyền hành; những người ủng hộ Nhiếp Chính thậm chí còn đã ấp ủ cả một kế hoạch để đưa bà lên ngai vàng, nhưng bị Giáo Chủ I-ơ-a-kim nhất quyết phản đối.
Sa Hoàng Pi-ốt cũng nhiều lần công khai tỏ thái độ về những quyền chính đáng của mình, nhưng không ăn thua, — các chỉ huy Bộ binh Súng dài và các đại thần vẫn tiếp tục chỉ tuân theo ý chỉ của Xô-phi-a A-lếch-xây-ép-na. Giữa Điện Krem-linh, tổng dinh của Nhiếp Chính, và làng Prê-áp-bra-gien-xkơi-e, tổng dinh của Sa Hoàng Pi-ốt, luôn lơ lửng nặng nề một bầu không khí thù địch và ngờ vực căng thẳng, — bên nào cũng nghi đối thủ đang ngấm ngầm âm mưu giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực.
Trong đêm mùng bảy rạng ngày mùng tám tháng Tám năm 1689, nhiều người dân làng Prê-áp-bra-gien-xkơi-e bỗng bị đánh thức bởi những tiếng chân chạy ngoài đường. Có những lính Bộ binh Súng dài vội vã tới đây, — thuộc nhóm trung thành với Sa Hoàng, họ mang theo tin tức đang được lan truyền nhanh ở Mát-xcơ-va: "Nhiếp Chính Xô-phi-a đang tập trung quân sĩ về Krem-linh, chuẩn bị tấn công Prê-áp-bra-gien-xkơi-e, tiêu diệt Sa Hoàng."
Chỉ kịp dẫn theo một toán tùy tùng con con, Sa Hoàng Pi-ốt vội vàng lên ngựa, hối hả trong đêm, gấp gáp chạy ngay đến Tu viện Tờ-rôi-ít-xe Xe-rghi-ép. Phải sáng hôm sau, Đội quân Khôi hài — lúc này kỳ vọng là khả dĩ đủ sức tổ chức phòng ngự dài ngày sau những bức tường của tu viện — mới hộ tống Mẫu Hậu và Hoàng Hậu tới Tờ-rôi-ít-xa.
Tin Sa Hoàng "Nhỏ" chạy khỏi Prê-áp-bra-gien-xkơi-e làm cho Mát-xcơ-va rung động, — ai cũng hình dung ngay, cuộc thư đệ tương tàn vậy là đã bắt đầu, và hẳn khó có thể kém phần khốc liệt.
Nhiếp Chính Xô-phi-a yêu cầu Giáo Chủ I-ơ-a-kim đến Tờ-rôi-ít-xa để tìm cách xoa dịu vị Sa Hoàng "Nhỏ"; nhưng khi đến nơi, Giáo Chủ, quyết ủng hộ Sa Hoàng của mình, đã không quay trở về Mát-xcơ-va nữa.
Ngày mười sáu tháng Tám, Sa Hoàng Pi-ốt gửi một sắc lệnh cho quân đội, yêu cầu các chỉ huy trung đoàn mỗi người mang theo mười lính tùy tùng tới ngay Tu viện Tờ-rôi-ít-xe Xe-rghi-ép để hội kiến. Nhiếp Chính Xô-phi-a lập tức nghiêm khắc ngăn cấm quân đội, đe dọa xử tử những ai nghe theo lệnh Sa Hoàng; và quân đội chỉ gửi cho Sa Hoàng một thông báo, cho biết họ không tài nào tuân lệnh được.
Đến ngày hai mươi bảy tháng Tám, Sa Hoàng hạ tiếp một lệnh nữa, lần này yêu cầu tất cả các trung đoàn đưa hết quân đến Tờ-rôi-ít-xa.
Toàn quân, công khai hoặc âm thầm — nhiều sĩ quan và binh lính đã lén bỏ chạy tới Tờ-rôi-ít-xa, — đa phần đều ngả theo chiều hướng phục tòng Sa Hoàng của mình, vị Sa Hoàng hợp hiến với những biểu hiện tướng soái thiên bẩm rõ nét. Hiểu là gió đã xoay chiều, Nhiếp Chính Xô-phi-a bèn tự mình dẫn theo một đoàn tùy tùng đến Tờ-rôi-ít-xa, hy vọng vớt vát được một thỏa thuận riêng, với người em trai Sa Hoàng. Cả đoàn này bị một đơn vị Bộ binh Súng dài chặn lại ở làng Vát-dờ-đvi-gien-xkơi-e, thông báo là Sa Hoàng không tiếp Nhiếp Chính, và ra lệnh cho bà phải lập tức quay về Mát-xcơ-va.
Mười ngày sau, quân của Sa Hoàng bắt và chém đầu chỉ huy Bộ binh Súng dài Mát-xcơ-va — lực lượng Bộ binh Súng dài đồn trú ở Mát-xcơ-va, ủng hộ Nhiếp Chính, — đày biệt xứ vài đại thần trung thành với Nhiếp Chính, lệnh cho Nhiếp Chính Xô-phi-a phải vào nhà tu kín, và bị canh giữ ở đó.
Gặp lại em giai ở Krem-linh, Sa Hoàng I-van V vui vẻ trao tất cả quyền bính cho em, — ông chỉ sống thêm được bảy năm, vẫn tiếp tục là Sa Hoàng "Lớn", nhưng thực tế không còn tham chính nữa.
Nhưng ngay cả sau mọi chuyện này, Sa Hoàng Pi-ốt I cũng vẫn chưa phải là đã thực sự trị vì được vương quốc của mình, — hạ bệ xong Nhiếp Chính Xô-phi-a, thì quyền lực trong triều đình gần như lại chuyển hết vào trong tay những trọng thần phía bên họ ngoại của Sa Hoàng, mà đứng đầu, không ai khác, lại chính là mẹ ông, Nữ Hoàng Na-ta-li-a Ki-rin-lốp-na. Có nhiều quyết định quan trọng đã được triều đình chuẩn y hầu như không cần đếm xỉa gì đến ý kiến của vị Sa Hoàng trẻ. Tình cảnh này đã gây ra nhiều mâu thuẫn rất công khai và bẽ bàng. Nhưng cũng phải đến khi Nữ Hoàng Na-ta-li-a Ki-rin-lốp-na hưởng thọ 42 tuổi, qua đời vào năm 1694, và nội các do bà dựng lên, dù không bị giải tán nhưng buộc phải tuyệt đối phục tùng Sa Hoàng, thì Vương Quốc Nga mới thật sự bắt đầu đi theo con đường của Pi-ốt I.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991 Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết chính thức sụp đổ, thì một nước tan tác thành mười lăm nước. Trong lúc các anh tôi, A-li-ô-sa, Kốt-xchi-a (nhất là Kốt-xchi-a), Xéc-giô, đang ngơ ngẩn về tư tưởng, — tôi thì vẫn thấy bình thường, chắc tại tôi còn bé, chưa có tư tưởng gì cả, — thì Phi Long nhăn mũi bảo các bạn:
— Phật bảo vô thường, Lê-nin chả cãi được đâu!.. Căn bản chúng mày được sinh ra ở cái chỗ mà mọi thứ nền tảng cơ bản đã được lão tiền bối Xta-lin dựng lên sẵn cho hết cả, quá ngon, quá ổn đi rồi... nên chúng mày mặc định... đến ý nghĩ là nó có thể khác, cũng chưa bao giờ nảy sinh. Chứ lịch sử đấy... Đế Quốc của Kỵ Sĩ Đồng còn kỳ vĩ với lâu dài hơn nhiều, mà Lê-nin vẫn làm sập được, thế thì Liên Bang Xô Viết phỏng đã là gì?! — Anh vỗ vai anh Kốt-xchi-a. — Biện chứng duy vật lịch sử tí đi em, sống cho nó dễ!
Kỵ Sĩ Đồng — Sa Hoàng Pi-ốt — hẳn phải có tổ tiên là ngư dân, nên ông dường như có một niềm yêu thích hết sức đặc biệt đối với các mép lục địa, — nói công việc mà ông mê say nhất, là tìm cách đẩy đường ranh giới lãnh thổ về phía các bờ biển có thể (theo nghĩa trực quan vẽ trên bản đồ), chắc cũng không sai.
Về phía nam nước Nga, có Biển Đen và Biển A-dốp.
Sa Hoàng bèn đánh nhau với Đế Quốc Át-xman, chiếm được đến Pháo đài A-dốp của Thổ Nhĩ Kỳ (Thổ khi đó là một phần của Át-xman) trên bờ biển A-dốp, ngay chỗ cửa sông Đông, và cho xây dựng luôn Cảng biển Ta-gan-rớc tại đó, — từ cảng này có thể đưa quân đến đánh vào phía đông bán đảo Krưm, từ phía biển; đánh được Krưm, thì sẽ đẩy được biên giới nước Nga tới Biển Đen.
Nhưng Át-xman khỏe quá, còn Sa Hoàng lại chưa đủ sức xây dựng một hạm đội cho ra trò, nên việc này rốt cuộc không thể mà làm được.
Thất bại, Sa Hoàng liền lập ra một phái đoàn ngoại giao, và bắt đầu đi khắp các nước Tây Âu, mục đích là tìm thêm đồng bọn, muốn lập một liên minh, để đánh nhau với Đế Quốc Át-xman. Nhưng chuyến đi này cuối cùng cũng không đem lại kết quả gì.
Bí đường nam tiến; về phía tây muốn tới được biển thì nghĩa là phải vượt ngang qua cả Châu Âu, chuyện này khó khả thi về mọi nhẽ; Sa Hoàng bèn nhắm lên phía tây bắc, ở đó có biển Ban-tích; và sang phương đông, dù bờ biển Thái Bình Dương ở mạn này xa lắc xa lơ.
Đường lên Ban-tích tuy không đến nỗi khó nhằn như phía tây, và không quá xa xôi như phương đông, nhưng cũng không đơn giản một chút nào. Tháng Tám năm 1700, Sa Hoàng tuyên chiến với Thụy Điển, bắt đầu một cuộc đánh nhau liên miên mà có những lúc sẽ tưởng như bất tuyệt.
Đối phó Thụy Điển, Sa Hoàng vẫn chia quân đông chinh; được cái hướng này dù xa nhưng đánh nhau dễ hơn, nên trong lúc chiến trường Thụy Điển hẵn còn ngổn ngang, thì đội quân đông chinh (thực ra thuận theo đường đất, đã kéo hơi chếch lên phía đông bắc) đã đặt được chân lên bán đảo Kam-trát-ka, bên bờ Thái Bình Dương, — Sa Hoàng thậm chí còn đã lên cả kế hoạch cho một cuộc thám hiểm vượt Thái Bình Dương đến Châu Mĩ để chiếm thuộc địa ở đây, nhưng về sau ông không kịp hiện thực hóa kế hoạch này. Có được lãnh thổ mới ở phương đông, Sa Hoàng tiếp tục lệnh cho cánh quân này tiến xuống miền nam, muốn đến tận biên giới — và nhòm ngó — Ấn Độ; nhưng quân lực của nước Nga dàn được đến đây thì mỏng quá, nên giữa đường đã bị thua.
Về phần trận chiến Thụy Điển, sau cùng thì đội quân Nga cũng có được cơ hội để biết vị mặn nước biển Ban-tích, nhưng chặng đường già năm trăm dặm tới đó, họ đã phải đi mất hai mươi mốt năm.
Năm 1721, nước Nga, với lãnh thổ bành trướng mới, đã thực sự thành một đại cường quốc ở Châu Âu. Ngày hai mươi hai tháng Mười năm đó, Sa Hoàng Pi-ốt I A-lếch-xây-ê-vích lên ngôi Hoàng Đế, gọi là Pi-ốt Đại Đế, và bắt đầu thời đại của Đế Quốc Nga.
Đất đai Đế Quốc Nga, giăng ngang được đáng kể về phía đông, to bè ra, thì ở miền nam lại ló thêm ra một bờ biển nữa, là biển Kát-xpi. Tháng Bảy năm 1722, súng Nga lại nổ, mở màn cuộc chiến với Ba Tư, và đến tháng Chín năm sau, biên giới của Đế Quốc Nga lại được đẩy tới bờ tây và bờ nam của biển Kát-xpi.
Kỵ Sĩ Đồng Pi-ốt A-lếch-xây-ê-vích Ra-man-nốp mười tuổi lên ngôi Sa Hoàng, mười ba năm sau thực sự nắm quyền, hai sáu năm nữa thì biến Vương Quốc Nga thành Đế Quốc Nga.
Đế Quốc Nga tồn tại được ngót hai thế kỷ, — một trăm chín mươi sáu năm, — qua mười bốn đời, bốn Nữ Hoàng và mười Hoàng Đế, vị Hoàng Đế cuối cùng là Nhi-ka-lai II, dù là rất đẹp trai và có hàm râu, nhất là bộ ria, được nhiều người khác bắt chước theo, nhưng lại bị một người nhỏ thó, đầu hói bóng và có chiếc cằm nhọn, theo đặc điểm nhận dạng ghi trong hồ sơ mật thám thì nói tiếng Nga hơi ngọng, tên là Vla-đi-mia I-lích U-li-a-nốp, bí danh "Lê-nin", ghét cay ghét đắng, nên đã lật đổ mất ngai vàng vào năm 1917, — bố ông Nhi-ka-lai có hàm râu đẹp này, Hoàng Đế A-lếch-xan-đrơ III, hồi trước đã treo cổ một người khác cũng có tên là A-lếch-xan-đrơ, là anh trai của Lê-nin, đây quả thật có thể coi là một trong những hành động dại dột nhất trong suốt cả lịch sử loài người.
Ngai vàng đổ, thì nội chiến bắt đầu: trên lãnh thổ của Đế Quốc Nga cũ, Hồng Quân và Bạch Vệ đuổi đánh nhau liền tù tì năm năm có lẻ, — cha đẻ của Hồng Quân là Lép Đa-vi-đô-vích Tờ-rốt-xki, một đàn em của Lê-nin. Cuối cùng Lê-nin thắng, và đã lập nên Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết vào năm 1922.
Từ đây Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết là nước to nhất trần gian, — tất thảy chiếm phải tới một phần sáu diện tích đất liền mà con người có thể sống được, trên cả quả đất, — nhưng nếu so với lãnh thổ cũ của Đế Quốc Nga, thì vẫn còn thiếu Phần Lan, Ba Lan, và một số phần đất đai khác nữa.
Lập ra Liên Bang được khoảng hơn một năm thì Lê-nin bệnh nặng qua đời. Lê-nin mới ngã bệnh, và bệnh có vẻ nặng, thì trọng quyền quốc gia đã bắt đầu chia làm bốn phần ngang ngửa: Di-nô-vép, Ka-men-nhép, Xta-lin, và Tờ-rốt-xki, — trừ Xta-lin, thì toàn người Do Thái cả, (bản thân Lê-nin cũng có ông ngoại là người Do Thái).
Lúc đầu Tờ-rốt-xki là khỏe nhất, và vẫn được coi — và cũng tự cho rằng mình — là người kế tục đúng đắn nhất của Lê-nin, nên ba người kia đã bàn cách công khai liên thủ để đánh nhau. Lê-nin mất được vài tháng, thì Tờ-rốt-xki bắt đầu thất thế nặng. Xta-lin, lúc này đã tự xác định được một đường lối riêng rất là rành mạch và quả quyết, lại quay sang tẩn một lúc cả Di-nô-vép lẫn Ka-men-nhép, đến nỗi hai người này và Tờ-rốt-xki lại phải liên thủ để đối phó, vậy mà cũng không ăn thua, — tiếp sau cả ba người đều bị khai trừ Đảng, bị kết tội, tống đi đày; rồi Di-nô-vép và Ka-men-nhép xin lỗi nhận sai, thì được phục hồi Đảng, rồi lại nâng lên, đặt xuống, rồi lại kết tội, vài lần, cuối cùng tuy không được sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng đã bị xử bắn cùng nhau; còn Tờ-rốt-xki thì dứt khoát không nhận sai, nên bị đuổi khỏi Liên Xô, đã phải sống lưu vong ở nhiều nước, sau cùng vẫn bị Xta-lin điều điệp viên Mê-rka-đê đến hạ sát tại Mê-hi-cô. Kể thêm, thì còn một người nữa là Bu-kha-rin, kể từ sau khi Lê-nin chết, đã luôn cùng một hội với Xta-lin, nhưng sau đó mâu thuẫn nhau về chính sách tập thể hóa, cuối cùng Bu-kha-rin cũng bị xử bắn.
Vậy là trong cuộc phân tranh ác liệt, có thể nói là sinh tử một cách công khai này, một người tuy không được to cao nhưng rất đẹp trai và đầy chất giang hồ, để ria uy nghi và hút tẩu, tay trái khó gập ở khuỷu và hơi ngắn hơi tay phải vì hồi bé sáu tuổi bị xe ngựa đâm, nói tiếng Nga thậm chí ngọng hơn Lê-nin vì là người Gru-di-a, rất đậm trường phái Lê-nin, đến nỗi từng được gọi là "Lê-nin của Káp-ka-dơ", từng vào tù ra tội như là đi công tác (sáu lần bị Hoàng Đế bắt đi tù, rồi đày biệt sứ, thì năm lần trốn thoát), tên là I-ô-xíp Vi-xa-ri-ôn-nô-vích Đgiu-gát-svin-li, bí danh "Xta-lin", bằng những biện pháp tương đối độc đoán, cuối cùng đã thâu gồm hết quyền lực vào hai bàn tay sắt.
Sau khi nước Nga trở thành Đế Quốc được khoảng một thế kỷ, nhà thơ Nhi-ka-lai Mi-khai-lô-vích I-a-dức-kốp, một đại diện ưu tú Thời kỳ Hoàng kim của Thi ca Nga (giai đoạn Pút-skin), đã nói về nước Nga trong bài thơ "An-la":

Một nước Nga đã được biến cải
Bằng ý chí sắt thép của Pi-ốt.

Pi-ốt Đại Đế đã biến nước Nga từ một cái làng to, thành một Đế Quốc đĩnh đạc, còn Xta-lin đã biến Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp tiên tiến. Trong hai thập kỷ rưỡi, buộc phải tuân theo những mệnh lệnh cứng rắn của Xta-lin, Liên Xô đã công nghiệp hóa với một tốc độ tương đối lạ lùng (mới dở chừng, đã đủ sức đánh thắng Phát xít Đức, cứu cả nhân loại), thiết lập nên cả một khung hạ tầng kỳ vĩ cho một vùng đất đai bát ngát, và làm ra vô khối những của cải thặng dư, — người Xô Viết dưới thời Xta-lin làm ra rất nhiều, và ăn hết thật ít so với những gì họ làm. Như trường hợp cá nhân tôi, tôi nghĩ hoàn toàn có thể tự xếp mình vào số những người đã được hưởng lợi nhất từ chuyện này, — nếu chuyện không vậy, hẳn Phi Long không kiểu gì lại có thể có được cái xuất đại học "hữu nghị" toàn phần như thế.
Pi-ốt Đại Đế mất năm 1725, làm Hoàng Đế được hơn ba năm, con cháu họ tộc nối dòng gìn giữ cơ nghiệp như thế là được mười chín thập kỷ. Xta-lin mất năm 1953, những người Xô Viết "hậu Xta-lin", nói toẹt, thì làm ra ít, và ăn rất nhiều, vậy mà cũng phải tới bốn thập kỷ sau, họ mới ăn tàn phá hại hết cả cơ nghiệp mà thế hệ trước đã để lại, cuối cùng ôm nhau lê la đến một kết cục be bét như bây giờ.
Hóa ra Phi Long nắm lịch sử nước tôi còn rõ hơn tôi và anh Xéc-giô, thậm chí nhiều chỗ còn cãi nhau cả với anh Kốt-xchi-a. Nhưng khi tôi hào hứng bảo anh kể tôi nghe lịch sử Việt Nam "theo kiểu như thế", thì anh gãi đầu, nhăn mũi, và — hình như còn — hơi đỏ mặt:
— Sử đấy... ở trường họ dạy chán lắm. Sử liệu... thì lại nghèo nàn, thiếu thốn. Nên anh thực ra... ngay cả Lạc Long Quân là người, hay đầu người mình rắn, hay trông giống người, nhưng lại có sừng như sừng bò, anh cũng hoàn toàn lơ mơ.
Tuy nhiên, cũng vì nhân chuyện này, mà A-nhi-a đã rỉ tai tôi, là chuyện học lịch sử của Phi Long chắc ít nhiều cũng có yếu tố di truyền khá tốt, — trong các tiền bối nhà anh, có một vị giáo viên dạy lịch sử phải nói là vô cùng hiển hách.
Liên Xô vừa đổ, nhưng đến kỳ nghỉ đông, A-nhi-a vẫn sắp xếp cho tôi đi nghỉ ở trại Rô-bin Hút, trong lúc anh chị tôi tập trung chuẩn bị cho một cuộc đấu "Cái gì? Ở đâu? Lúc nào?" có thể nói là vô tiền khoáng hậu ở trên đài truyền hình.

(Còn nữa)

Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 3):
Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 2):
Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 1):
Truyện "LẬP TRÌNH VIÊN" (Phần I — Đầy đủ):

Đã là Hoà thượng đức cao quyền trọng thì không nên giả mù sa mưa!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Th09 đã đăng: Đến Tâm linh cũng tự xử - "Người thành Phật & Dân xử Phật"
Thợ cạo không còn có gì để nói, coi như chuyện vui đáng ngẫm về sự tha hoá, ngày càng xuống đốc của PGVN. Tuy nhiên khi nghe Đại biểu Quốc hội, ngài Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm- Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN nói: "Chúng tôi xác định đây là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông."

Và báo người cao tuổi có bài Lợi dụng danh nghĩa Ủy ban bôi nhọ nhà sư, gây mâu thuẫn trong nhân dân
cho rằng nhóm FB “Tôi yêu Chàng Sơn” bôi nhọ danh dự nhà sư, cũng như tổ chức đạo tràng chùa Chân Long.
Trên mạng, có người còn nói: thêm một chiến dịch bôi bác, đánh Phật giáo nữa đây.

Nên mới có bài thứ hai này cho rõ thực hư, chân tướng.

Hoà thượng tu lâu năm mới lên chức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương, lẽ nào ông không biết như nhiều người bình thường đã thấy về tượng Phật ở Việt Nam. Khi người ta tạo tác tượng Phật đều có mẫu số chung về hình dáng tổng quát: một khuôn mặt không giống bất kỳ một người cụ thể nào. Nhìn chung mặt hình chữ điền, mập mạp, tai to dài, nét phúc hậu.
Tượng dưới đây là phật gì mà tô chân mày, kẽ mắt, môi son, dái tai thon nhỏ - nét mặt rõ rành rành về một con người cụ thể, ở đây là Nguyễn Xuân Long - pháp danh Thích Minh Phượng. Nó cũng không giống bất kỳ một phiên bản nào tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Xem lại ảnh:

Họ đã xông vào chùa mang bức tượng có hình sư trụ trì đem vứt bỏ.


Ban đầu, Thợ cạo xem ảnh bên phải, hơi nghi ngờ photoshop nhưng xem tiếp ảnh dưới thì đúng góc độ người thực.





Tượng Thích Minh Phượng và tượng Phật thường thấy

Hình ảnh: Có rất nhìu người nói Pho tượng ko biết ở đâu mang về làng giống với Tượng PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG!  Còn các bạn có thấy giống không?? ad thì nhin chả thấy giống chút nào


Ảnh Thích Minh Phượng tự chụp



Bức ảnh thiếu nữ khoe thân được treo ở trong phòng tắm sư Phượng...
Đọc thêm »
(Bài viết của tác giả Thợ Kạo)

3 vị Bộ trưởng và những câu hỏi không thể trả lời

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đào Tuấn
“Một giường ghép nhiều bệnh nhân, chỉ chừa một lối đi rất nhỏ nhưng vẫn không đủ chỗ nên nhiều bệnh nhân phải kê giường ra ngoài hành lang để nằm”- đây là thực tế ở Bệnh viện Ung bướu mà ĐBQH Đồng Hữu Mạo đã nhắc tới trước nghị trường.

“Có phải đất nước chúng ta quá nghèo nên không có tiền để xây bệnh viện đủ chỗ cho bệnh nhân?”, ông Mạo nêu câu hỏi. Và sau đó trả lời bằng một câu hỏi khác “Ai cũng thấy các cơ quan công sở nhà nước được xây dựng khang trang. Nhiều công sở sang hơn cả khách sạn hạng sang”.

Nghe ông Mạo, lại nhớ đến hai chữ nguy nga “lộng lẫy như cung điện” mà Chủ tịch Hội đồng Dân tộc vừa tháng trước đã dùng khi phàn nàn về những cái công sở.

Tại sao ngân sách khó khăn đến mức đầu tư cho bệnh viện cũng phải cắt giảm mà công sở “nguy nga như cung điện”.
Câu hỏi này, thưa Chủ tịch Phước, thưa ĐBQH Mạo, người dân có muốn cũng không thể trả lời, dù thực tế, họ là người đóng thuế, gom góp mồ hôi nước mắt để xây nên những cái “cung điện” đó.

Nhắc đến thuế, lại bật cười trước khi hay tin một quan chức ngành thuế tuyên bố “đang thực hiện ký cam kết “không tham nhũng” trong toàn cán bộ, viên chức”.

Thế là sau khi Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong một phiên họp Chính phủ thẳng thắng nói về tình trạng “cưa đôi thuế”, một trong những nguyên nhân khiến ngân sách thất thu trầm trọng. Ngành thuế ngay lập tức trả lời bằng một thái độ “bức xúc” với một câu trả lời tỉnh queo, rằng “làm gì có chuyện đó”, rằng chúng tôi đã có “thư ngỏ” trực tiếp gửi cho các DN. Và bây giờ, na ná như một lời thề không tham nhũng.

Ngành thuế có thể coi đó là một câu trả lời. Nhưng đối với nhân dân, những người đóng thuế để nuôi sống cán bộ thuế, quyết tâm chính trị và những lời cam kết sao mà giống chuyện chém gió vỉa hè. Chém xong, gió thổi, và mọi sự lại hòa cả làng. Rất đơn giản là người ta không thể chống tham nhũng chỉ bằng việc kêu gọi đối tượng tiềm năng phải hứa, phải thề.

Nhưng câu hỏi lớn nhất, khó nhất mà dân chúng phải nghe, và phải tự trả lời, là tự sự cực kỳ thẳng thắn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh.

“Tài nguyên lớn nhất của Việt Nam là con người. Nhưng chúng ta đã khai thác tài nguyên này thế nào? Tôi là Bộ trưởng, muốn nhận một cháu học tiến sĩ giỏi đang làm bên ngoài 50 triệu đồng/tháng, tôi nghĩ về Bộ, cậu ấy sẽ làm thay được việc của nhiều người khác. Nhưng tôi không nhận được vì không trả lương như vậy được, và nếu tôi cho nghỉ việc mấy người kém để tuyển cậu ấy vào thì tôi sẽ bị kiện ngay”.

Hà Nội 36 Phố Phường hay Hà Nội 36 Ổ Chuột?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hà Nội Ngàn Năm Văn Vật? Hà Nội 36 Phố Phường hay Hà Nội 36 Ổ Chuột?
Viết theo tài liệu của Tây Ba lô J.M Gautier 
Hà nội là một thành phố khá đặc biệt. (....) Hà nội, Thăng long dưới thời Nhà Nguyễn đã là một kinh đô văn hóa riêng biệt, với những di tích đặc biệt của xứ Bắc Hà, từ Chùa Một Cột, từ Văn Miếu đến Chùa Trấn Quốc, đền Ngọc Sơn …hay những Phủ Chúa chứng tích của một thời gian dài là kinh đô của những triều đại tự chủ lập quốc Lý, Trần, Lê. Hà nội, thủ phủ hành chánh của toàn cỏi Đông dương Pháp thuộc cũng tiếp tục vai trò kinh đô văn hóa, với trường Đại học Đông dương, trường Mỹ thuật Đông dương, nơi đào tạo các trí thức tương lai của Đông dương Pháp thuộc, nơi hội tụ những tinh hoa Đông dương, các sanh viên đại học toàn cỏi chẳng những riêng Đông dương thuộc Pháp mà cả Toàn Đông dương có cả các sanh viên Thái lan nữa.
Vì vậy, nếu Sài gòn, thủ phủ của Cochinchine Thuộc địa, được ca tụng như là Hòn ngọc Viễn Đông với một vẽ đẹp lôi cuốn, hấp dẫn, nhưng chỉ là một thành phố hào nháng, một Singapore ngày nay, một Riviera phương Tây, đẹp, nhưng chỉ thương cảng sầm uất, buôn bán, một Hồng kông, một Ma cao ăn chơi, một hơi thở thông thoáng, một thị trấn nghỉ chưn, một thương trần trù phú, giàu có! 

Trái lại Hà nội được ca tụng là một thị trấn đẹp, một cái đẹp văn hóa, hài hòa đông tây, bên cạnh một thành phố mới rất Tây phương, với Nhà Hát, với con đường Paul Bert sầm uất trang nhã, với những di tích cổ, Chùa Một Cột, Văn Miếu,.. những nhà cửa phố xá xưa, 36 phố phường nghề nghiệp, với một cái đẹp cổ kính, á đông, việt nam, vẫn được chánh quyền tây gìn giữ, tu bổ, chăm sóc. 

Và hơn nữa, Hà nội của những thời gian ấy là Hà nội của cái nôi văn hóa do sanh viên, do tiến bô được tiếp xúc với Tây học, được bổ túc với nền văn chương mới, nền văn chương bắt đầu của chữ quốc ngữ, do các phát minh, các sáng tác của các tay bút của thời « tiền chiến », của thời phong trào canh tân, đổi mới, của thuở bắt đầu các tiểu thuyết, các bài thơ mới, với các hành văn mới, với các dấu chấm, phẩy, dấu than, dấu hỏi chỉ có với chữ quốc ngữ, với cách viết khác nhau giữa báo và tiểu thuyết, cách hành văn văn xuôi, văn vần, cách viết báo, viết truyện của các nhà văn của nhóm Tự lực Văn đoàn, của các báo Phong Hóa, Ngày Nay… và tất cả cũng vì phát hành, phát xuất từ Hà nội nên Hà nội được ca tụng, được tả cảnh, ton hót một cách cường điệu như một thành phố đầy văn chương chữ nghĩa, đầy danh lam thắng cảnh, ngàn năm văn vật. Cường điệu đến nổi các món ăn nào cũng được xem là đệ nhứt thiên hạ từ tô phở thịt chín lạt phèo, đến dỉa thịt chó luột mắm tôm mặn chát!

Sự vô cảm hoành hành

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đến sự kiện anh Nguyễn Thanh Chấn, từ một người vô tội, con liệt sĩ, trong chốc lát trở thành kẻ giết người với án chung thân- may là anh con liệt sĩ nên được chung thân chứ nếu tử hình anh rồi thì giờ tất cả ngồi "ăn cho hết"- từ dân gian hay dùng- thì tất cả mọi thứ đã được bày ra, trong đó nổi lên là sự vô cảm của các cơ quan công quyền.

Phạm nhân kêu oan, luật sư kêu oan, gia đình kêu oan, báo chí kêu oan... tất cả mọi người kêu oan, chứng cứ chứng minh oan, nhưng cơ quan điều tra, công tố, xét xử 2, 3 cấp đều bỏ ngoài tai, vẫn quy tội giết người, thậm chí dùng lời văn du dương chứng minh "bị cáo nại ra để trốn tránh trách nhiệm", còn phịa ra bị cáo cưỡng dâm không thành, trong khi thủ phạm thực sự chỉ cướp tiền... Phạm nhân tố cáo trước tòa là bị bức cung tòa cũng bỏ ngoài tai... để giờ cả nút chịu trách nhiệm.

10 năm, tan nát một gia đình, con thề đi làm ô sin suốt đời để minh oan cho bố. Vợ văn hóa lớp 3, liên tục đi kêu oan cho chồng đến mức bị tâm thần, hàng đống đơn đã im lặng nằm ở đâu đó, không có hồi âm, để người đàn bà đau khổ này phải bất đắc dĩ thay mặt cơ quan điều tra trực tiếp điều tra. Và chính chị đã tìm ra kẻ giết người thật sự của vụ án, báo cho cơ quan chức năng đến bắt. Và suốt 2 tháng cơ quan chức năng bắt kẻ giết người thực này, anh Chấn vẫn phải ở trong tù, trong khi lẽ ra, ngay lập tức thả anh để anh về với vợ con, bởi "nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại".

Chỉ cần điểm qua sơ 1 tí như thế đủ thấy chúng ta, bộ máy công quyền ấy, đã vô cảm thế nào trước thân phận của những người dân. Nhiều số phận cá nhân sẽ thành số phận dân tộc. Thế mà đến giờ, 2 ông ngồi xử trả lời ráo hoảnh là quên rồi, có hỏi thì hỏi quốc hội ấy. Cái tâm lý đổ tội cho tập thể nó ăn sâu đến mức khốn nạn như thế. Còn các điều tra viên đã ép cung, bức cung, các KSV đã làm ngơ, im lặng, đồng lõa... chưa thấy họ lên tiếng. Hành động cao cả nhất để chứng tỏ mình là một con người đàng hoàng, là mang lễ đến nhà anh Chấn, tế sống anh ấy, xin anh ấy rộng lượng tha tội cho lương tâm bớt cắn rứt, rồi móc tiền túi ra đền, làm được gì xoa dịu nỗi đau của cả nhà anh Chấn thì hãy làm ngay, để chứng tỏ mình, ít ra cũng còn là con người.

Bao nhiêu đơn từ trong 10 năm qua đã nằm ở đâu. Các cơ quan ăn lương của dân để bảo vệ dân. Họ đã làm gì để bảo vệ anh Chấn và gia đình suốt 10 năm qua?...

Kinh quá, sự vô cảm đến mức vô phương rồi...

(Nói thêm: bạn Lý Anh Đào, giám đốc 1 ngân hàng nhắn trong còm trên fb, nguyên văn: "Tối qua chương trình thời sự đang nói về vụ này Đài TH bắc Giang ngừng tiếp sóng bà con gọi điện cho mình thấy nhục nhã cho bọn quan lại bây giờ nhiều tiền mà ngu giốt nó tưởng dân ta bây giờ mù tịt thông tin như thời xưa? làm vậy có ích gì??? Hết thuốc chữa cho bọn này". Nếu đúng thế thì không còn gì để nói, hết sạch thuốc...)
(Bài viết của tác giả Văn Công Hùng)

Bảy bước tới tha hóa

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Không chỉ làm cho con người nghèo khổ đi, cái chính là trong cơn băng hoại của thời hậu chiến, xã hội ngày nay cũng đang làm cho con người hư hỏng thoái hóa hơn bao giờ hết. Mỗi người trở nên khác mình, con người cũ tốt đẹp của họ như bị đánh mất đánh tráo, thay bằng một kẻ khác tồi tàn khốn nạn hơn.
Người ta gọi quá trình đó là quá trình tha hóa. Xã hội làm tha hóa con người. Mà mỗi con người thì tự tha hóa.
Cần nhấn mạnh rằng với lương tri sẵn có, hầu như tất cả mọi người đều tự phát chống lại sự tha hóa đó. Nhưng tất cả đều bất lực.




Xét cả quá trình:
Nếu tạm gọi khả năng chống lại cái ác từ chung quanh tấn công vào mình làm hỏng mình là một thứ miễn dịch thì cái chất ấy ở con người ngày càng vơi cạn.
Và con người đã lùi từng bước.
Tình thế đó đáng để chúng ta bàn bạc nhiều. Sau đây là cách lý giải của tôi.

Bài viết này, tôi viết từ khoảng gần mười lăm năm trước, khi mà việc tố cáo tình trạng tha hóa còn bị coi là cái nhìn sai lệch, người đứng đắn không nên đả động tới không nên phân tích làm gì nhiều. Ngày nay tình thế đã rõ ràng hơn và cái cơ chế làm tha hóa con người đã bộc lộ đầy đủ sức mạnh hơn, còn khả năng chống lại xu hướng chung của mỗi cá nhân ngày càng yếu đi.
Tôi tin rằng mỗi bạn đọc bằng sự thể nghiệm của mình, sẽ có những bổ sung cần thiết cho bài viết còn quá hiền lành, do đó mà đã trở nên lạc hậu, của tôi.

Hồi nhỏ, cũng như một số bạn bè cùng tuổi, tôi là đứa trẻ đãng trí, hay đánh mất những thứ lặt vặt: khi cái khăn mùi xoa, cái mũ, khi quyển truyện hoặc cái bút chì. Thông thường bố mẹ ở nhà cho qua không mắng mỏ gì đáng kể.
Nhưng đâu một hai lần, tôi nhớ không những bị đánh cho mấy roi cứ gọi là quắn đít, mà trước đó còn bị hỏi căn hỏi vặn:
Điên hả, sao nhắc bao nhiêu lần cũng bằng thừa?
Chạy nhảy thế nào mà đánh mất, kể lại xem nào.
Thử nhớ lại xem, con đánh rơi ở đâu? Con đã để ý đi tìm chưa?....
Đến bây giờ tôi cũng không nhớ lần ấy đánh mất cái gì, chỉ đoán chắc là mấy thứ đắt tiền lắm, chứ không phải ba cái đồ vớ vẩn như mọi khi. Người ta chỉ phải suy nghĩ về sự mất mát khi cái bị đánh mất được coi là quan trọng.

Liên hệ tới chuyện ngày nay:
Niềm thiết tha với cái tốt cái đẹp vốn nằm trong tâm trí chúng ta từ thuở thiếu thời, khi đang còn cắp sách đến trường.
Mấy chục năm nay, Nhà nước cách mạng cũng luôn luôn kêu gọi mỗi thành viên của xã hội gắng trau dồi đạo đức. Câu nói của thầy Mạnh "

TRONG TĨNH LẶNG CÕI THU

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nói gì thì nói, đám tang đại tướng đã trở thành một hiện tượng lịch sử, nó vượt lên tầm của một quốc tang, nó khiến chúng ta suy nghĩ nhiều điều. Nó xích mọi người lại gần nhau, và nó cũng khiến người ta phân tâm. Nhìn vào đại tướng, nhìn lại mình, nhìn vào thời cuộc, nhìn nhân tình thế thái... chúng ta vẫn ngổn ngang cảm xúc...

Nhà thơ Nguyễn Trọng Văn, bằng sự "yêu mến vô song" con blog nhỏ bé này, lại vừa gửi tới một bài về đại tướng, xin hân hạnh giới thiệu với các bạn.