Lệnh: "Không được nhắc tên Võ Nguyên Giáp!"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Năm 1984, Nhà hát kịch Việt Nam dựng Bài ca Điện Biên, hoành tráng nhất trong lịch sử sân khấu Việt Nam xét về qui mô dàn dựng. Đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang và NSND Đoàn Dũng kể lại một tình tiết đặc biệt trong một đêm công diễn đặc biệt.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện thân mật với nghệ sĩ
trong giờ giải lao vở “Bài ca Điện Biên” (ở phòng gương Nhà hát Lớn).
Người ngồi bên trái Đại tướng, áo xắn tay là nghệ sĩ Đoàn Dũng.

Tôi quyết định chơi một ván

Trong buổi chiều 6/10, đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang nhớ lại:

Có tới hơn 300 diễn viên tham gia Bài ca Điện Biên, một sự kiện sân khấu lúc bấy giờ. Các đoàn nghệ thuật của quân đội, công an cùng góp diễn với Nhà hát Kịch. Quân nhạc cử nhạc ngay tại sảnh nhà hát. Tôi để diễn viên diễn từ sảnh diễn vào, len lỏi trong khán giả, trên sân khấu. Khán giả muốn xem chỗ nào thì xem. Chỗ thì kéo pháo, hò dô ta, chỗ thì dân công đẩy xe thồ, rồi múa sạp, đọc thơ… Những người chịu trách nhiệm về đêm diễn đều mặc quần áo bộ đội. Bản thân tôi là tổng đạo diễn, cũng quần áo bộ đội dù tôi để tóc dài.

Kịch bản Bài ca Điện Biên của Tất Đạt, không có vai Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Trong quá trình làm vở, tôi được lệnh không nhắc tên Đại Tướng mà chỉ gọi chung chung là Bộ chỉ huy Mặt trận.

Nhưng rồi một buổi, nghe tin Đại Tướng sẽ đi xem, tôi bàn với anh Đoàn Dũng, người đóng vai Chính ủy Mặt trận trong vở kịch, rằng nhất định phải chơi một ván.

Hôm ấy, đi xem Bài ca Điện Biên, Đại Tướng ngồi hàng ghế thứ hai. Còn hàng ghế ban công ở tầng 2 dành cho các vị lãnh đạo cao cấp, trong đó có nhà thơ Tố Hữu.

Đó là đoạn gần cuối của vở kịch. Không hề có trong kịch bản, anh Đoàn Dũng hướng đến ghế của Đại Tướng , đứng nghiêm dõng dạc:

— Báo cáo đồng chí Đại Tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, chiến dịch Điện Biên Phủ đã hoàn toàn thắng lợi. Tướng Đờ Catxtơri đang đứng trước mặt tôi... — (Vai Đờ Catxtơri do Trọng Khôi thủ diễn).

Đại Tướng bị bất ngờ, còn khán giả vỗ tay vang dội. Khoảnh khắc cực kỳ xúc động. Ngay sau đó vở diễn kết thúc. Tôi đỡ tay Đại Tướng mời lên sân khấu, lập tức các nghệ sĩ vây lấy ông. Đại Tướng cứ trùng trình không chịu đi ngay, đưa tay chỉ lên phía ban công tầng 2, ra ý bảo phải mời các đồng chí kia mới phải.

Một cảnh trong vở “Bài ca Điện Biên”

Web theo chủ đề: Không ai nhận trách nhiệm vụ thẩm mỹ Cát Tường

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

WEB THEO CHỦ ĐỀ "Không ai nhận trách nhiệm vụ thẩm mỹ Cát Tường"
(Thứ Hai, ngày 28 tháng 10 năm 2013, 12h5'44" trưa)


Không ai nhận trách nhiệm vụ thẩm mỹ Cát Tường - Tin tức online 24h
www.tintuconline.info... (xem chi tiết)
by admin2 hours ago - Đối với vụ việc xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường, cho tới thời điểm này, chưa có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm mà vẫn tiếp tục đùn đẩy cho nhau. >> Phát tờ rơi dọc sông Hồng tìm thông tin nạn nhân >> Lời khai rùng rợn của bác sĩ...‎More results from www.tintuconline.info

Phát tờ rơi để tìm xác nạn nhân
phattoroihanoi.com... (xem chi tiết)
2 hours ago - Ông Giáp cho biết cho đến khi xảy ra vụ án mạng thì nghi phạm vẫn chưa có hồ sơ xin phép Sở Y tế về chức năng phẫu thuật thẩm mỹ cho thẩm mỹ viện của mình. Do đó trên cơ sở giấy tờ đã được cấp, thẩm mỹ viện Cát Tường không nằm...

Đối Thoại: Bộ trưởng Y tế bị kêu gọi từ chức
doithoaionline2.blogspot.com... (xem chi tiết)
by doithoaionline14 hours ago - Với nhan đề “Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức”, bài báo của PetroTimes nói vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội làm chết bệnh nhân rồi vứt xác xuống sông Hồng gây bức xúc dư luận gần đây là một giọt nước tràn ly khiến công luận hết...‎More results from doithoaionline2.blogspot.com

Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường tại cơ quan điều tra - Clip360.net
clip360.net... (xem chi tiết)
by admin@clip360.net15 hours ago - Video clip Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường tại cơ quan điều tra, chuyên mục Scandal sốc, clip nóng, video clip hài, clip hài hước, clip hot trên youtube.‎More results from clip360.net

Thẩm mỹ viện vứt xác: Sở Y tế Hà Nội... không liên quan! | Dân Luận
https://danluan.org... (xem chi tiết)
by Admin17 hours ago - PV: Thẩm mỹ viện Cát Tường đã có đăng ký kinh doanh KCB nghĩa là phải nằm trong sự quản lý trực tiếp Sở Y tế Hà Nội. Tại sao lại có chuyện bác sĩ chuyên khoa xương đăng ký hành nghề KCB, lại hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ mà Sở Y...‎More results from danluan.org

Bà Tiến không việc gì phải từ chức!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Sau rất nhiều sự việc thất nhân thất đức xảy ra trong ngành y tế, đỉnh điểm là việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, thẩm mỹ viện Cát Tường, hành nghề chui, giết chết người bệnh, rồi vứt xác xuống sông để phi tang, sức ép dư luận đang dồn đổ hết lên Cặp đôi "Nguyễn Mạnh Tường — Nguyễn Thị Kim Tiến". Nhiều lời kết tội nặng nề và yêu cầu bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức.

Xin mạo muội gửi đến bà lời khuyên sau:

Không nên từ chức. Chỉ còn 9 tháng nữa là bà tròn 55 tuổi. 55 năm qua, trong sự nghiệp y tế của mình, bà chưa bao giờ đi chạy chọt xin xỏ Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, tổ chức, cho bà được làm việc này chức nọ. Cái ghế Bộ trưởng Bộ Y tế là bà được Đảng phân công, Quốc hội — cơ quan quyền lực đại diện cho ý chí nhân dân — phê chuẩn. Bà chưa bao giờ từ chối hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào mà tổ chức giao. Vì vậy, bà nên tiếp tục công việc như suốt gần 55 năm qua.

Bác sĩ hành nghề chui, giết chết người bệnh, vứt xác xuống sông phi tang. Người Việt Nam bây giờ đúng là không còn gì có thể nói về y đức được nữa. Nhưng với trách nhiệm chính trị của mình, bản thân bà cũng đã phải trải qua các cung bậc cảm xúc trước sự việc trên, từ chỗ thấy choáng váng, sốc, đến phẫn nộ, đau xót và buồn, — buồn đến mức phải từ chối không thể trả lời báo chí suốt mấy hôm liền; ngay buổi họp Chính phủ sáng ngày 26/10/2013, có người cũng đã tận mắt chứng kiến bà buồn bã ra mặt và cảm giác rất là khổ tâm; vả lại, với những người ở cương vị như cấp Bộ trưởng, điều quan trọng là làm hết trách nhiệm, hết công sức có thể, quan trọng là phải có quyết tâm, rồi có một lộ trình, kế hoạch để làm cho tình hình tốt lên; chứ hà cớ gì mà lại phải từ chức?!

Về phía Đảng, Chính phủ, tổ chức, cũng không nên kỷ luật cách chức Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Bởi kỷ luật cách chức mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ...

Hành nghề chui, giết người bệnh, vứt xác xuống sông phi tang, bất quá chỉ là một sự việc cụ thể xảy ra với một người thôi, không nên nghĩ rằng hễ cứ mỗi một sự việc cụ thể xảy ra với một người là Bộ trưởng phải nghĩ ngay đến việc từ chức hay không từ chức. Không phải cứ sai phạm, yếu kém, cứ thấy bác sĩ giết bệnh nhân rồi vứt xác, ảnh hưởng y đức tí, là phê bình kiểm điểm cách chức. Làm y tế cũng như việc nhóm bếp lò vậy. Phải nhóm lên, tạo hơi ấm, khi đó củi khô, củi ướt đều sẽ cháy hết.

Ấy mới là quan điểm, là phương pháp Y tế nhân văn.

Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức!

5 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Bài này được đăng trên trang www.petrotimes.vn lúc 10h 16' ngày 25/10/2013, tại đường link http://www.petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/bo-truong-bo-y-te-nen-tu-chuc.html, nhưng sau đó đã bị gỡ xuống ngay.

Một bài viết hay, có lập luận chặt chẽ và đúng đắn như vậy, không hiểu vì lý do gì lại phải gỡ xuống?!

Dưới đây là nội dung nguyên bản, vẫn còn lưu lại trên máy chủ Google:

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người rồi ném xác xuống sông đang khiến dư luận hết sức bức xúc. Vụ việc này cộng với hàng loạt vụ việc “tai nạn nghề nghiệp” trong ngành y tế khiến mọi người không thể không nói đến vấn đề y đức trong ngành y tế hiện nay.

Ở đâu cũng có người xấu người tốt, trong ngành y tế cũng vậy, bên cạnh rất nhiều những bác sĩ, y tá, hộ lý đang hết lòng vì người bệnh thì cũng có những người lợi dụng nghề nghiệp của mình để kiếm chác. Ngành nghề nào bây giờ trong xã hội cũng có những loại người như vậy.

Nhưng, qua vụ việc ở thẩm mỹ viện Cát Tường thì lại thấy một điều rằng, lãnh đạo Bộ Y tế đã “trút” tội này cho Sở Y tế Hà Nội, rồi sở lại đổ cho quận… thế là cứ “đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng”. Và rồi, có lẽ sẽ chẳng có ai phải chịu trách nhiệm về việc này cả.

Nói chuyện Sở Y tế Hà Nội, phòng Y tế quận không biết một thẩm mỹ viện hành nghề chui, trái chức năng như vậy… trẻ con không nghe được. Ai cũng thấy một thực tế rằng, bất cứ một cửa hàng kinh doanh nào mới ra đời thì lập tức sẽ có người đến “hỏi thăm”. Một người dân đổ vài thúng cát, vài trăm viên gạch ra đường là lập tức có thanh tra xây dựng của phường, quận xuống “hỏi han”, kiểm tra các loại giấy tờ thủ tục… Có thể nói không có một cái gì có thể qua mắt được các cơ quan chức năng.

Vấn đề là họ có làm theo đúng quy luật của pháp luật hay không mà thôi.

Nơi nào biết nói, biết hiểu “vấn đề đầu tiên” là tiền đâu thì sẽ thoát. Thủ tục chưa hoàn thành thì cứ làm xong đi rồi giải quyết sau; hoặc phạt cho tồn tại… nghĩa là những người có trách nhiệm quản lý họ sẽ nghĩ ra đủ mọi kế, mọi mưu để “thông cảm” với đương sự.

Vì sao quốc hội không mặc niệm Đại Tướng?!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cũng vẫn chăm chú ngồi trước màn hình TV theo dõi phiên khai mạc kỳ họp mới của Quốc hội, nhưng lần này trong tâm khảm cử tri nước đều chung một khát khao: được cùng các đại biểu dành một phút mặc niệm vị Đại tướng của lòng dân. Vậy mà rất đáng tiếc!

Trọn nghĩa vẹn tình

Diễn đàn Quốc hội (QH) luôn là nơi được cử tri cả nước gửi gắm bao tâm tư, nguyện vọng và được tin tưởng, hy vọng… rất nhiều. Hơn nữa, kỳ họp tháng 10 này càng được dân chờ đợi sẽ được chứng kiến sự tiếp tục thể hiện tình cảm lớn lao của toàn dân tộc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua từng hành động thiết thực của các vị đại biểu của dân trên diễn đàn rất quan trọng này.

Thế mà biết bao người đã lại rơi nước mắt, chia sẻ nỗi buồn chung: “QH làm dân buồn quá!” — Chi: chidinh201@gmail.com

“Tôi thấy buồn và khó hiểu, tại sao QH lại không dành 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp? Tôi nghĩ rằng có hàng chục triệu người dân VN cũng có tâm trạng buồn giống như tôi” — Nguyễn Văn Hào: haovannguyen@gmail.com

“… Đại tướng của nhân dân, vị Đại tướng huyền thoại vừa mới quy tiên. Cả dân tộc và toàn thế giới đang hẫng hụt, thương tiếc và dành nhiều tình cảm sâu nặng cho Đại tướng như thế... Cũng không mất nhiều thời gian của cuộc họp, nếu QH có phút mặc niệm Đại tướng thì thật trọn nghĩa vẹn tình. Noi gương Đại tướng với tinh thần vì nước, vì dân, kì họp của QH sẽ có được thêm một tinh thần, thái độ, trách nhiệm tốt hơn...” — Trúc Lam: lexuansau@kontum.edu.vn

“Dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ một cựu đại biểu QH có tuổi thọ cao nhất trong tất cả các đại biểu QH từ trước đến nay là hợp đạo lý, chẳng có gì phải suy nghĩ. Nhưng một cơ quan dân cử mà lại như thế thì sao dân có thể đồng tình...” — Nguyễn Mạnh Hùng: nguyenhunghong@yahoo.com

“Sự kiện một vị Đại tướng của nhân dân, được nhân dân kính yêu và quý mến nhất — Bác GIÁP của chúng ta đã ra đi trong sự thương tiếc vô tận của toàn dân tộc ta. Niềm tiếc thương ấy vẫn còn đọng mãi trong ký ức của nhân dân VN và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Tháng 10 năm 2013 là tháng và năm mà tất cả dân VN ai cũng nhớ... nhớ Bác GIÁP — một Đại tướng, một vị Anh hùng dân tộc trong thế kỷ 20 sáng ngời giá trị nhân văn. Đại tướng là niềm tự hào lớn của toàn thể nhân dân VN. Vậy mà tại lễ khai mạc kỳ họp QH lần thứ 6 khóa XIII cũng diễn ra trong tháng 10/2013 này lại không dành một phút mặt niệm vị Đại tướng của nhân dân, chúng ta có thấy thiếu sót một điều hệ trọng không?!” — Nguyễn Anh: vn_nguyenanh@yahoo.com

“Tôi thấy ở các nước khác, khi có những tai nạn lớn xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng, Chính phủ họp còn mặc niệm cả các nạn nhân là người dân. Ngay như Lào vừa tai nạn máy bay, Chính phủ cũng tổ chức nghĩ lễ Quốc tang tưởng niệm…VN ta cũng dịp đau thương Đại tướng ra đi còn xảy ra tai nạn nổ kho pháo hoa, rồi bão chồng bão, lũ chồng bão ở miền Trung… Giá mà những vị đại biểu của dân có 1 phút mặc niệm Đại tướng và cho những người xấu số thì dân cảm động biết bao…” — Nguyễn Ngọc Nga: mimosa2447@gmail.com

Truyền thống và lòng dân

Những nét đẹp truyền thống VN lại một lần nữa được thể hiện và nhận được rất nhiều lời ngợi ca của cả bạn bè quốc tế lẫn chính người dân đất Việt chúng ta. Có lẽ cũng bởi thế, dù biết lịch trình các kỳ họp QH luôn dày đặc với bộn bề những vấn đề cần lo toan cho cả nước, nhưng cử tri vẫn hy vọng, đợi chờ... để rồi nỗi buồn chưa nguôi ngoai lại càng thêm nặng lòng day dứt…

“Tôi đã có tuổi, từng đi bộ đội, có hiểu biết…. Tôi cũng phải tự hỏi: Tại sao một phút mặc niệm có làm mất bao nhiêu thời gian đâu, trong khi cử tri cả nước đều dõi theo từng cử chỉ, lời nói của các vị đại diện nhân dân, mà cũng không làm được? Công lao của Bác Giáp rất lớn, Bác Giáp sống mãi trong lòng nhân dân VN và bạn bè khắp năm châu…” — Dao Van Dung: daovandungvn@yahoo.com

“Đúng là một thiếu sót không đáng có ở kỳ họp QH lần này. Ngay như với chúng tôi vừa tổ chức họp lớp của 50 con người, mà trước khi khai mạc cũng dành một phút để tưởng nhớ đến Đại tướng. Vậy mà tại kỳ họp QH lại... không. Buồn thật!!!” — Đặng Đức Long: longdangduc@yahoo.com

“Trường tiểu học nơi con gái tôi theo học cũng dành 1 phút mặc niệm Đại tướng trong buổi lễ chào cờ. Trẻ em còn thế, vậy mà người lớn thì...” — Thất vọng!: tthoa@yahoo.com

“Trước khi khai mạc kỳ họp QH lần này, bố con tôi có nói với nhau rằng: Chắc QH sẽ có một phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa ra đi. Đó cũng là theo ý nguyện lòng dân đã thể hiện ở đám tang của Người. Thế nhưng... không có gì cả!!?? Thật đáng buồn, buồn lắm! QH là nơi tập hợp các đại biểu của dân, thế mà lẽ nào lại không hiểu lòng dân!?? Rất tiếc!!! Trong chi bộ tôi, hễ có đồng chí nào ra đi thì trong buổi sinh hoạt gần nhất cũng dành 1 phút mặc niệm. Liệu từ nay về sau có quốc tang nào mà dân tham dự đông như vậy không? Chắc là không!” — Vũ Long: longvlv29@yahoo.com

“Tôi nghĩ QH họp lần này rất thiếu sót khi không dành một phút tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu Người ra đi lâu rồi thì không có phút tưởng niệm cũng không sao, nhưng đằng này Người mới ra đi mà QH không mặc niệm là không hợp với lòng dân. Các đại biểu của dân càng phải biết dân đang cần gì chứ, có vậy dân mới có niềm tin...Mà những người như Bác Hồ, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương sáng cho cả dân tộc và nhân loại noi theo... Chỉ một việc làm nhỏ, một phút tưởng niệm thôi, cũng nhân lên hàng triêu triệu lần ý nghĩa của việc làm tốt... Ai chịu trách nhiệm việc lên kế hoạch cho kỳ hợp QH này, theo tôi cần xem xét lại trách nhiệm, nhất là cái TÂM và TẦM…” — Nguyễn Chí Nghĩa: nguyenchinghia@yahoo.com

Thêm một lần nữa, lòng dân lại xao động với những câu hỏi rất cần được giải đáp:

“Nhân dân chúng ta cần hỏi cho ra lẽ: tại sao QH không dành một phút mặc niệm vị Đại tướng của nhân dân? Người anh hùng dân tộc vừa mới qua đời và mặc dù trước đó đã có đông đảo tầng lớp nhân dân, nhân sĩ, trí thức, kiều bào và các Tướng lĩnh quân đội nêu ý kiến về việc này…” — Mai Tri: culunvt@gmail.com

“Thực sự đó là điều rất đáng buồn! Công lao của Đại tướng với đất nước như thế nào thì chúng ta đều đã biết. Trong khi đó sách giáo khoa môn lịch sử cũng không đề cập đến Đại tướng. Chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề một cách nghiêm túc!” — Tô Đình Chính: dinhchinhcnt51@gamil.com...

(Theo Dân Trí)

Đại Nguyên Soái, người Anh Hùng Dân Tộc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thư ngỏ, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Tất cả phải cùng hành động để tiếp tục sự nghiệp của Bác Hồ và Bác Giáp đã trao lại cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đảng, Nhà nước phải làm sao quy tụ được lòng dân để dân — Đảng một lòng đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên. Trái tim của Đại tướng ngừng đập, cũng là lúc 90 triệu trái tim cùng một nhịp, đập mạnh hơn bao giờ hết để tưởng nhớ đến "Vị đại tướng Nhân dân".
Sau sự kiện này, tiếng nói chung của nhân dân, của đồng chí, đồng đội, các bạn bè từ mọi nơi hoặc điện, hoặc đến trực tiếp gặp tôi đề nghị làm sao vinh danh đúng tầm với vai trò của Đại tướng cho muôn đời mai sau. Tôi nhớ lại trong những năm 90 của thế kỷ 20, trong hàng ngũ tướng lĩnh quân đội cũng như ngoài quân đội đã nhiều lần đề nghị Đảng, Nhà nước phong hàm Nguyên soái cho Đại tướng. Lúc bấy giờ ý kiến chỉ đạo là Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ có hàm đến cấp Đại tướng nên không thực hiện được.
Nay Đại tướng đã trở thành người thiên cổ, cũng như lúc còn sống, Người không đòi hỏi gì cho bản thân. Nhưng qua những ngày Quốc tang Đại tướng, chúng ta thấy rõ qua lòng dân rằng phải có một danh hiệu xứng đáng với vai trò và cống hiến của Đại tướng, điều đã được thể hiện cụ thể, chi tiết trong bài điếu văn tại lễ truy điệu.
Theo nguyện vọng chung là những gì mà lúc Đại tướng còn sống, chúng ta chưa làm thì nay đến lúc Đảng — Nhà nước — Nhân dân cần làm cho đúng với đạo lý của dân tộc. Ý kiến chung qua phản ảnh thì Đảng — Nhà nước mà trực tiếp là Quốc hội theo quyền hạn của mình cần có quy định truy phong đặc cách hàm Nguyên soái và danh hiệu Anh hùng dân tộc cho Đại tướng để thể hiện ông là người lãnh đạo quân sự cao nhất dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ.

Trung tướng
Nguyễn Quốc Thước
Cha ông ta ngày xưa cũng đã từng phong danh hiệu Anh hùng dân tộc cho Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung thì thời đại Hồ Chí Minh truy phong cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm và danh hiệu đó là vô cùng xứng đáng, hợp lòng dân và ý Đảng, tạo động lực, sức mạnh của sự cố kết, dời non lấp biển của cả dân tộc.

"Chấn động" - Thời khắc một trái tim vĩ đại ngừng đập

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Bộ phim tài liệu cảm động về Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
như một nén tâm nhang từ những nhà làm phim VTV6
dâng lên linh hồn vị đại tướng của nhân dân.

Một ngày tháng mười, vẫn không gian mùa thu thanh bình của Hà Nội nhưng tất cả đã đột ngột xáo trộn và bàng hoàng... Trong ký ức của thiếu tá Nguyễn Tiến Ngành — một trong những người làm nhiệm vụ bảo vệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Bệnh viện 108 — không chỉ có chiều dài 1559 ngày và 18708 ca gác, mà còn chất chứa nỗi đau bị dồn nén khi chứng kiến thời khắc một trái tim vĩ đại ngừng đập...


“Tôi còn nhớ mãi vào khoảng 15h00, tôi đi kiểm tra mục tiêu trên tầng 2, trước cửa phòng bác. Tôi đi qua cửa phòng bác và rất bất ngờ khi chuông điện thoại của tôi reo lên nhạc chuông của bài Quảng Bình quê ta ơi. Nghe thấy tiếng gọi của các đồng chí y tá rất to: Ông ơi, ông ơi... , trong linh tính của tôi có sự chẳng lành.
“Tôi chạy vào phòng thì các đồng chí y tá nói với tôi là: “Bọn em gọi mãi mà Bác không tỉnh. Có khi anh bật cho Bác nghe bài hát Quảng Bình quê ta ơi — quê của Bác, thì có khi Bác lại tỉnh lại”.
“Tôi mở nhạc chuông bài Quảng Bình quê ta ơi đưa vào tai cho Bác nghe. Tôi thấy mắt Bác chớp chớp... Tôi nghĩ Bác cảm nhận được...
“Vào khoảng 18h, thấy y tá và bác sĩ cùng nhau chạy vào phòng Bác, tôi vội chạy nhanh, đứng ở bên cái máy theo dõi nhịp tim của bác, tôi thấy các chỉ số rối loạn..."

Hai ô đất trống, và Nhân Cách Vĩ Đại

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình
tưởng niệm trước mộ cụ Võ Quang Nghiêm
Ngày 14/10, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hòa vào lòng đất mẹ tại núi Thọ (Quảng Trạch, Quảng Bình) thì cách đó hơn 100km, hàng ngàn con tim tin yêu, kính trọng vị tướng của dân tộc tìm về quả đồi ở Lệ Thủy để viếng thăm hai ngôi mộ của song thân Đại tướng.

Bác nói giọng Lệ Thủy đặc sệt

Nơi thân phụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp an nghỉ là Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Lệ Thủy — nằm trên một quả đồi mặt hướng ra cánh đồng phì nhiêu và dòng sông Kiến Giang, còn lưng tựa vào ngọn đồi thoai thoải với rất nhiều cây cối xanh tươi, thanh bình. Và ngay ngoài tường rào của Nghĩa trang Liệt sĩ này là phần mộ của cụ bà Nguyễn Thị Kiên — thân mẫu của Đại tướng.
Sau lễ an táng Đại tướng tại núi Thọ kết thúc vào chiều tối 13/10, từ trong đêm cho đến sáng 14/10, hàng đoàn người đã đổ về làng An Xá, xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy) để tìm thăm, dâng hương lên mộ phần của song thân Đại tướng.
Trên từng ngôi mộ, những đóa hoa tươi được xếp đầy, những nén hương thơm được thắp lên như muốn nói lên những lời cảm ơn chân thành đối với những người đã có công sinh thành và nuôi lớn người con vĩ đại của quê hương, đất nước.
Ông Lê Viết Lĩnh — người đã 10 năm làm quản trang — nghẹn ngào: “Tôi đã được gặp bác Giáp vào năm 1998 khi cùng đoàn công tác của huyện ra Hà Nội thăm bác. Khi nghe bác mất, tôi lặng đi như mất người thân trong gia đình.
“Chính giây phút này, được thắp nén hương lên mộ song thân Đại tướng, tôi muốn dành tất cả tình cảm yêu quý, kính trọng của mình đối với vị Đại tướng giản dị, giàu tình cảm, nhất là với người và đất Lệ Thủy.
“Xa quê, ra Hà Nội đã mấy chục năm trời, vậy mà bác vẫn nói giọng đặc sệt Lệ Thủy quê nhà. Bác kêu mọi người lại gần bác để chụp ảnh kỷ niệm tại nhà riêng của bác...”

Hai ô đất trống, cánh cửa xây lại và nhân cách vĩ đại

Ông Hoàng Gia — Trưởng đài Phát thanh-Truyền hình huyện Lệ Thủy — nói: “Người dân Lệ Thủy luôn dành một tình cảm rất đặc biệt cho Đại tướng với hai từ thân quen “bác Giáp”.
“Những ngày diễn ra lễ tang bác Giáp, ở các chợ trên địa bàn huyện, người mua hương hoa nói “mua để thắp hương và lập bàn thờ cho bác Giáp” là người bán không nhận tiền. Với người dân quê, tình cảm của họ có thể không nói được thành lời, nhưng những hành động của họ đã thể hiện những tình cảm đặc biệt mà không một lời nào có thể mô tả được”.
Chúng tôi lặng người khi gặp cụ Nguyễn Thị Ngân (72 tuổi, ở thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy) lặng lẽ một mình mang hai nhành hoa huệ và nén hương thơm thắp hương lên mộ song thân Đại tướng.
Trong nước mắt chảy dài và tiếng khóc nấc nghẹn, cụ kể “tôi ở một mình nên không đi xa thắp hương ở mộ bác Giáp được, tôi muốn lên đây, thắp hương cho hai cụ để thể hiện lòng thành của mình”.
Ông Phạm Hữu Thảo — Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy — nói với phóng viên: “Là người con quê hương, ai cũng muốn tự mình đem một nắm đất quê hương hòa vào huyệt mộ Đại tướng, nhưng cũng có nhiều hành động để thể hiện tình cảm của mình với Đại tướng thương yêu. Chúng tôi muốn lên đây để gửi lời biết ơn vô hạn Đại tướng đến với đấng sinh thành”.
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Lệ Thủy — nơi có phần mộ của liệt sĩ Võ Quang Nghiêm (thân phụ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) — phóng viên đã rất bất ngờ khi thấy khu mộ dành cho các liệt sĩ anh hùng còn để trống một ô.
Người quản trang nơi đây đã cho biết: “Đây chính là ô phần mộ mà lãnh đạo huyện Lệ Thủy trang trọng dành cho thân phụ Đại tướng. Nhưng Đại tướng đã nói rằng, ba tôi là liệt sĩ, có phải anh hùng mô mà đưa vào khu anh hùng”. Thế là liệt sĩ Võ Quang Nghiêm “nằm” ra ngoài.
Chưa hết, ngay bên cạnh phần mộ thân phụ Đại tướng, lãnh đạo huyện lại tiếp tục dành một ô trống cho phu nhân là cụ bà Nguyễn Thị Kiên. Nhưng rồi, ô đất trang trọng đó vẫn tiếp tục là ô đất trống cho đến tận bây giờ, vì “mẹ tôi có phải là liệt sĩ mô mà các chú đưa vô nghĩa trang liệt sĩ huyện”, như lời bác Giáp nói. Và do vậy, ngay sau Nghĩa trang Liệt sĩ — nơi có mộ phần của thân phụ Đại tướng — là phần mộ của thân mẫu Đại tướng nằm ngoài tường rào.
Ông Hoàng Gia chỉ cho chúng tôi xem một ô trên tường rào với dấu tích được xây bít lại ngay sau phần mộ của liệt sĩ Võ Quang Nghiêm, rồi kể: “Nguyên nơi đây là cánh cửa mở một lối đi để thuận tiện ra phần mộ của thân mẫu Đại tướng. Nhưng về quê, Đại tướng nói: “Mộ mẹ tôi là việc riêng của gia đình, không nên mở cửa trên tường rào công trình chung như vậy”.
Ông Gia kể câu chuyện rồi nói: “Bác Giáp là một con người rất đỗi giản dị, đời thường với dân quê, nhưng là một nhân cách quá vĩ đại”.

(Lâm Chí Công — báo Lao động)

Ngẫu hứng Trần Tiến 22

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

(Bài viết của nhạc sĩ Trần Tiến)
Thưa Bác,
Sáng nay con đi tập thể dục. Có hai thằng cha ghét nhau, chỉ muốn giết nhau, đã ngồi hút thuốc cạnh nhau bên bờ bãi trước. Những ngón tay cứ khum khum che lửa, ngón tay của dân một đời sóng gió. Chắc họ tha thứ cho nhau trước Bác và trước Biển.

Thưa Bác,
Cả ngày con ngồi xem người Việt tiễn Bác trên ti vi. Mặc dù 20 năm nay con không xem Tivi, kể cả bọn Holywood làm phim, con mê lắm, chúng nó bỗng trở nên nhạt nhòa.

Cả nước hình như cũng vậy. Suốt ngày ở đây, chỉ có tiếng nhạc cầu siêu thiêng liêng và những khúc ca một thời hào hùng. Lần đầu tiên, con được sống trong âm nhạc thanh khiết ở Vũng Tàu. Những người khỏe mạnh đều về thành phố tiễn Bác. Con bệnh quá không đi được, đành ngồi với mấy cựu chiến binh già. Chẳng ai còn giọt nước mắt nào chảy xuống. Nhưng ở đâu, sâu thẳm trong lòng, chúng con đều có một dòng chảy ngược lên.

“Sống trên đời, nếu có thể, hãy làm một điều tốt nào đó cho người khác. Nhiều hơn cho mình.”

Đêm qua, Bác về đỉnh núi nơi ở của đại bàng, lặng ngắm biển quê hương. Trên dãy núi Lớn ở đây, sáng nay, mây đen quần vũ. Thương đại bàng nơi này không có vinh hạnh ở bên Bác.

Có cậu doanh nhân cứ điện thoại cho con bằng được, để nhờ viết bài hát cầu siêu Bác. Họ đã chung tiền nhau làm một tượng lớn như đức Thánh Trần, như Quan Công của Trung Quốc. Họ bảo, còn yêu Bác hơn. Bác là vị thánh của người Việt, linh hơn, lại gần gũi hơn.

— Tôi không viết được đâu, nhờ người khác đi.
— Chúng tôi thấy hình anh ngồi chơi đàn với Đại tướng, đăng đầy trên mạng này.
— Nhưng tim tôi quá bé, không chứa nổi một nhân cách quá lớn như Bác đâu.

Đại Tướng đệm đàn cho Trần Tiến hát bài "Tôi cô đơn như một ngọn cờ"

Con chợt nhớ bản giao hưởng “Anh hùng” của Beethoven gửi tặng Napoleon. Nhưng tác giả đã xé đi lời tặng, khi biết tin quân Pháp tràn sang Đức, quê hương. Về binh pháp và nhân cách, Napoleon còn thua xa Bác Giáp nhà mình. Con nghĩ vậy, chả biết có đúng không.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - (Blogs theo chủ đề)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (Blogs tiếng Việt theo chủ đề)
(Thứ Ba, ngày 8 tháng 10 năm 2013, 1h41'59" chiều)

Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng - Tôi thích đọc
toithichdoc.blogspot.com... (xem chi tiết)
by Lai Tran Mai48 mins ago - Blog này được mở như một thư viện lưu động nhằm lưu những bài viết hay hoặc lạ, đôi khi trái chiều, và một số bài viết cũ còn lưu lại của riêng mình về mô hình hóa kinh tế vĩ mô (macroeconomic modelling) và kinh tế lượng (econometrics)...‎More results from toithichdoc.blogspot.com

Hà Nội: Sẽ có đường Võ Nguyên Giáp | Vietnam News
vietnamnews.edu.vn... (xem chi tiết)
by mod1 hour ago - Trao đổi với VnExpress, ông Tô Văn Động cho biết, để chuẩn bị cho kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội vào tháng 12 tới, Sở Văn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - du học sinh đại học kinh tế kharkov
daihockinhtekharkov.blogspot.com... (xem chi tiết)
by Dai Hoc Kinh Te2 hours ago - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời kỳ 1975 đến nay. Tướng Giáp giống như một sợi dây kết nối nhiều giai đoạn lịch sử và là chỗ dựa tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam cho tới mãi sau này, ngay cả khi trái tim vĩ đại đã ngừng đập.‎More results from daihockinhtekharkov.blogspot.com

Nhân cách Võ Nguyên Giáp - Vũ Đăng Hiến
www.vudanghien.com... (xem chi tiết)
by Vũ Đăng Hiến3 hours ago - Trong những ngày vừa qua, phần lớn lượng thông tin trong nước và quốc tế đều giành phần lớn thời lượng đưa tin, ngợi ca Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau 103 năm hoạt động, trái tim của Đại tướng đã ngừng đập và bây giờ tên tuổi,...

Cuba tiếc thương người bạn lớn Võ Nguyên Giáp – Tiền Phong...
vietnammiracle.wordpress.com... (xem chi tiết)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm lại chiến trường Điện...
nhacvientphcm.blogspot.com... (xem chi tiết)
by HÙNG CAO BÁ6 hours ago - Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ. Trong quãng đời làm báo, Đại tá Đoàn Hoài Trung hiện là Trưởng đại diện Phát thanh - Truyền hình Quân đội tại TP HCM được nhiều lần gặp Đại tướng Võ...‎More results from nhacvientphcm.blogspot.com

Nghị sĩ John McCain và hai lần gặp Tướng Giáp | Gel - Kết nối...
gel.vn... (xem chi tiết)
by GelVN8 hours ago - “Đại tướng Võ Nguyên Giáp hướng về phía tôi mỉm cười. Ông có dáng người nhỏ, khuôn mặt già nhưng nhanh nhẹn. Bên dưới tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông chào đón tôi nồng hậu”, Thượng nghị sĩ John McCain kể lại.‎More results from gel.vn

Chính thức ấn định nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
web.thietkeso.vn... (xem chi tiết)
by vsnnet10 hours ago - Ông Lương Ngọc Bính cho biết, tại cuộc họp diễn ra chiều negative tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng anathema tổ chức lễ spice Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an...‎More results from web.thietkeso.vn

Ảnh quý giá về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp | Cổng Thông...
home.mu4v.com... (xem chi tiết)
by Admin14 hours ago - Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, văn võ kiêm toàn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng giao cho trọng trách thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân để đẩy mạnh đấu tranh vũ trang trong thời kỳ chuẩn...‎More results from home.mu4v.com

Khác biệt Võ Nguyên Giáp: Khép quá khứ, mở tương lai
tinmoitrongngay.net... (xem chi tiết)
by admin15 hours ago - John T. McAlister, giáo sư dạy về kinh tế và chính sách công tại ĐH Princeton và Stanford của Mỹ, tác giả cuốn sách Việt Nam – Nguồn gốc của cuộc cách mạng do Nhà Xuất bản Knopt ấn hành, đã có cơ hội phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên...‎More results from tinmoitrongngay.net

Đồng bào dâng vạn đóa hoa, nghìn bài thơ viếng Đại tướng | ĐÀI...
vov.vn... (xem chi tiết)
17 hours ago - Đồng bào dâng vạn đóa hoa, nghìn bài thơ viếng Đại tướng. VOV.VN - Những đóa hoa, những dòng cảm xúc, những bài thơ là tình cảm chân thành nhất của người dân đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.‎More results from vov.vn

General Vo Nguyen Giap-ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP: Ảnh...
bsnguyen.blogspot.com... (xem chi tiết)
18 hours ago - Tỏ lòng biết ơn vị tướng tài vĩ đại của nhân loại về với cõi vĩnh hằng,webblog này góp nhặt những bài viết về Người để làm kỷ niệm và dịp nào đó bạn bè ôn lại kỷ niệm vị tướng tài của nhân loại có tư liệu mà tưởng nhớ.‎More results from bsnguyen.blogspot.com

Tấm lòng người dân dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
www.hanoibo.com... (xem chi tiết)
by Trang Trần18 hours ago - Là một người trẻ, chưa từng được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng những công lao, kỳ tích mà Đại tướng tạo ra, mình đã được biết từ khi còn nhỏ qua lời kể của thế hệ trước hay qua những trang sách lịch sử và trên truyền thông.‎More results from www.hanoibo.com

Võ Nguyên Giáp, một con người làm nên lịch sử | Dangkynhanhieu.biz
www.tintuc.dangkynhanhieu.biz... (xem chi tiết)
by Vneconomy19 hours ago - Chắc chắn, Võ Nguyên Giáp sẽ là người giật giải quán quân về viết hồi ức lịch sử. Khác với nhiều nhà hoạt động cách mạng khác, khi buông dần những công việc chính trường, ông thực sự dành...

Đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài sẽ được đặt tên là đường Võ...
ldvn.com.vn... (xem chi tiết)
by admin20 hours ago - GS Nguyễn Quang Ngọc – Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Nội đã nhấn mạnh “chúng ta nên khẩn trương nghĩ tới một đại lộ mang tên Võ Nguyên Giáp thay vì phải chờ một số năm nhất định theo quy định” khi trả lời truyền thông. Phát biểu...

Tổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp | COTANA...
www.cotanagroup.vn... (xem chi tiết)
by Tran Huong21 hours ago - Theo thông báo của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 5-10-2013, Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang. Thông báo ghi rõ: “Linh cữu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp quàn...

Edu for everyone: Xúc động ca khúc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ở...
education-24h.blogspot.com... (xem chi tiết)
by Final Fantasy IV22 hours ago - Màn biểu diễn của ca sĩ Vũ Thắng Lợi - Quỳnh Vân cùng đoàn Nghệ thuật cựu chiến binh TW - Tốp thiếu nhi TTVH Ba Đình khi thể hiện ca khúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp (nhạc: Hoàng Anh Tú, lời Quang Vinh, Hữu Quý) đã khiến cả không...

Lập Trình Viên II (57)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Thực ra từ trước đấy, trước khi chúng tôi tới Đường hầm một lúc, Bộ Quốc phòng đã ra lệnh cho bộ đội rút ra khỏi thành phố.

Đến cuối năm, ông Goóc-ba-trốp thôi chức Tổng Thống; hôm sau, ngày hai mươi sáu tháng Mười Hai, nước Liên Xô — Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết — chính thức chấm dứt sự tồn tại kéo dài sáu mươi chín năm của mình.
Phi Long từng kể lể với A-nhi-a — chắc cũng có nịnh, — là ngoài chị ra, thì thứ hay nhất mà anh học được trong những năm đại học ở đây cũng không liên quan đến cái bằng tốt nghiệp, — đấy là truyện "Chiến tranh và hòa bình", mà anh đã có thể đọc "thông suốt" được bằng ngôn ngữ nguyên bản. Phi Long bảo Lép Tan-xtôi từng so sánh đất đai với một thứ của cải nguyên thủy khác mà người ta chỉ cần có mặt trên đời là mặc định sẽ được tạo hóa ban cho quyền sử dụng một cách hoàn toàn không phân biệt ai với ai, đó là không khí; và bản thân ông suốt cả đời đã trăn trở vì không hiểu thấu đáo được sự vô lý trong chuyện mình — theo quyền thừa kế — lại mặc nhiên là một chúa đất.
Nhưng trăn trở thì trăn trở, cho dù đấy không phải trăn trở thường, mà là trăn trở của một đại văn hào hẳn hoi, thì Lép Tan-xtôi vẫn cứ là một đại địa chủ, một chúa đất, một Bá Tước, một vị mà vào bối cảnh đương thời, lúc nào cũng luôn rất có thể đem vài gia đình nông nô, hay một gia sư người Đức, đổi cho vị chúa đất láng giềng, để lấy con chó săn mình thích, vì nó có cặp mông rộng. Còn nước Nga ngày xưa — hay đúng hơn (khi ấy cả từ "Nga" cũng chưa có), khu vực trên quả đất, mà mười mấy năm trước đây chẳng biết vì sao tôi lại bỗng xuất hiện ở đúng ngay vào vị trí hiện đang là thủ phủ của nó, — xưa hơn cả thời Lép Tan-xtôi rất nhiều, kéo dài từ phía nam cách Biển Đen một quãng, gồm cả Bê-la-rút-xi-a và một phần lớn đất đai U-krai-in-na, phía tây là biển Ban Tích, phía bắc là biển Bạch Hải, và mở rộng tiếp về phía đông bắc, đã là vùng đất đai được chia thành nhiều lãnh địa, gọi là Công Quốc; mỗi Công Quốc thuộc quyền sở hữu của một ông hoàng, gọi là Công Tước, và được chuyển giao theo quyền thừa kế; Công Tước lại chia Công Quốc của mình thành những miếng nhỏ hơn, gọi là Thái Ấp, và giao cho những người thân thích với mình làm chủ, gọi là các Hầu Tước; một cách hình thức, thì mỗi Công Quốc lại phải trực thuộc sự quản lý của một Đại Công Tước nào đó, nhưng các Công Quốc đều có hệ thống chính quyền riêng, thậm chí tiền tệ riêng, nên thực chất cũng không khác gì một quốc gia tự trị.
Thời kỳ cát cứ của các Công Tước này kéo dài phải quãng hơn hai trăm năm, đến đầu thế kỷ mười bốn thì Công Quốc Mát-xcơ-va, mà trung tâm của nó chính là thành phố Mát-xcơ-va bây giờ, bắt đầu đấu đá quyết liệt với hai Công Quốc lớn khác là Công Quốc Tờ-ve-rơ ở phía tây bắc nó, và Công Quốc Thành Phố Dưới Thấp ở phía "đông — đông bắc" nó, để giành cho được quyền sở hữu Lệnh Bài Công Quốc Đại Hãn.
Sở dĩ có thứ lệnh bài "Đại Hãn" nghe lạ tai như thế, là vì cuối thế kỷ mười ba, các Công Tước Nga đã phải đầu hàng Đế Quốc lớn nhất trong lịch sử loài người, là Mông Cổ, một cách tương đối nhục, — tuy họ không bị Thành Cát Tư Hãn lột mất quyền hành, nhưng phải chịu thần phục và triều cống cho Mông Cổ; Tốc Bất Đài, một trong bốn ái tướng của Thành Cát Tư Hãn, khi đó đã còn kê ván gỗ lên trên đầu các Công Tước Nga để mở tiệc ăn mừng chiến thắng; tan tiệc, có sáu Công Tước đã bị đè chết.
Có Lệnh Bài Công Quốc Đại Hãn, Công Quốc Mát-xcơ-va tiếp tục tìm cách mở rộng sở hữu đất đai và tập trung hóa quyền lực. Quá trình này, nếu tính từ sơ khởi của nó từ thế kỷ trước, thì đã diễn ra trong ngót ba thế kỷ, cho đến giữa thế kỷ mười sáu, năm 1547, Đại Công Tước Mát-xcơ-va là I-van IV Va-xi-lê-vích, còn nổi tiếng trong lịch sử là I-van "Khủng Khiếp", đã nhất thống các Công Quốc Nga thành một Vương Quốc Nga duy nhất, và trở thành Sa Hoàng đầu tiên.
— Cứ theo sử sách mà nói, thì nước mày chỉ ngon, nếu có một bậc cùng hung cực ác đứng ra cầm trịch, chờ xem lần này sẽ là ai.
Sau sự kiện ở Đường hầm Trai-kốp-xki, Phi Long đã bảo anh Kốt-xchi-a như vậy; sở cứ đầu tiên của anh chính là Sa Hoàng I-van Khủng Khiếp, rồi đến Pi-ốt I A-lếch-xây-ê-vích, tức Pi-ốt Đại Đế, và I-ô-xíp Xta-lin.
Mới mười bảy tuổi khi lên ngôi Sa Hoàng, Sa Hoàng I-van Khủng Khiếp sống được năm mươi tư năm và có năm người con trai. Người con cả mới một tuổi đã chết đuối; người thứ hai bị bố trong lúc hai bố con cãi nhau lỡ tay đánh vỡ đầu chết lúc hai mươi bảy tuổi; người thứ ba là Phê-ô-đo kế vị ngai vàng, lấy hiệu là Phê-ô-đo I; người thứ tư chết từ lúc sơ sinh; người con thứ năm là Đờ-mi-tờ-ri lúc tám tuổi đang chơi một trò chơi dân gian thì lên một cơn động kinh, đã tự đâm một cái đinh hình vuông vào cổ mình và chết, — dư luận cho rằng cậu bị thuộc hạ của Ba-rít Ga-đu-nốp, người em vợ của anh trai Phê-ô-đo ám hại.
Sa Hoàng Phê-ô-đo I hai mươi bảy tuổi lên ngôi, sống được bốn mươi mốt năm, là một Sa Hoàng yếu kém về năng lực trị vì, không có con trai, mà lúc chết cũng không để lại di chúc, — các trọng thần trong triều chỉ hiểu mang máng là ông muốn để cho vợ kế vị ngai vàng, còn quyền bính thì trao cho Giáo Chủ I-ốp và người em vợ, chính là Ba-rít Ga-đu-nốp.
Để tránh bất ổn, và đề phòng Ba-rít Ga-đu-nốp soán ngôi, các đại quý tộc đã đưa vợ Phê-ô-đo I là I-ri-na lên ngôi; nhưng được có một tuần thì Nữ Hoàng quyết định cạo đầu đi tu. Sau đó, cũng là theo đề cử của Nữ Hoàng, Hội Đồng Toàn Cõi — na ná như Quốc Hội ngày nay, với đại diện của mọi tầng lớp trong xã hội, trừ nông nô — đã bầu Ba-rít Ga-đu-nốp làm Sa Hoàng.
Vậy là kết thúc Triều đại Ri-u-rích, — kéo được hai đời.
Sa Hoàng Ba-rít Ga-đu-nốp lên ngôi thì ở ngoài bắt đầu xuất hiện tin đồn Hoàng Tử Đờ-mi-tờ-ri còn chưa chết, — việc Ba-rít Ga-đu-nốp lên ngôi là phi pháp và trái với đạo trời. Có một người là Lgie-đmi-tờ-ri, tuyên bố mình chính là Hoàng Tử Đờ-mi-tờ-ri "may mắn sống sót", hứa hẹn cắt đất đai và tìm được sự ủng hộ quân sự của Ba-lan và Lít-va. Năm 1604, liên quân của Lgie-đmi-tờ-ri ồ ạt vượt qua biên giới phía tây bắc nước Nga.
Trong lúc cuộc chiến đang còn bất phân thắng phụ, sức khỏe của Sa Hoàng có dấu hiệu sa sút trầm trọng, và tại thời điểm khốc liệt nhất, thì Sa Hoàng chết bệnh, — tai và mũi lúc chết đều xuất huyết, nên thiên hạ đã kháo nhau những chuyện tự đầu độc vì tuyệt vọng, và bị đầu độc bởi những kẻ thù chính trị.
Sa Hoàng Ba-rít Ga-đu-nốp bốn mươi sáu tuổi lên ngôi, sống được năm mươi ba năm, truyền ngôi cho con trai là Phê-ô-đo, mười sáu tuổi, lấy hiệu là Phê-ô-đo II. Sa Hoàng Phê-ô-đo II vừa kế vị thì lòng quân đã sinh biến, và nhiều phần quân đội đã ngả theo "Hoàng Tử" Lgie-đmi-tờ-ri, rồi ngay Tổng Tư Lệnh cũng phản bội Sa Hoàng. Quân phản bội đánh tan quân trung thành ở làng Krôm-mư và tiến về Mát-xcơ-va, thì dân chúng Mát-xcơ-va, được chính quyền quý tộc nhắm mắt làm ngơ, đã nổi dậy, xông vào Điện Krem-linh bắt nhốt cả Sa Hoàng lẫn mẹ và chị gái ông. Hoàng Tử Lgie-đmi-tờ-ri còn chưa tới Mát-xcơ-va thì hai mẹ con Sa Hoàng đã bị thắt cổ chết, — ở ngôi vỏn vẹn có tháng rưỡi mấy ngày.
Vậy là kết thúc Triều đại Ga-đun-nốp, — tính cả một tuần đầu và hơn một tháng rưỡi cuối, thì cũng kéo được ba đời.
Hoàng Tử Lgie-đmi-tờ-ri lên ngôi Sa Hoàng, lấy hiệu là Lgie-đmi-tờ-ri I, là bắt đầu một thời kỳ, mà sau này các sử gia gọi toẹt luôn là "Thời kỳ Loạn lạc". Vương triều Lgie-đmi-tờ-ri I mang nặng định hướng "Ba-lan", và tầng lớp quý tộc Mát-xcơ-va không phải ai cũng thừa nhận Lgie-đmi-tờ-ri như một Sa Hoàng hợp pháp, — họ đã đồn thổi về sự tiếm xưng.
Được độ gần một năm, Sa Hoàng Lgie-đmi-tờ-ri I cưới vợ, là con gái một đại quan Ba-lan, — một trong những thế lực chính đã giúp Sa Hoàng đánh vào nước Nga, (việc cưới xin này đã được giao kèo trước, với các điều khoản về quyền thừa kế của cô dâu). Lúc cưới, vào đêm mười sáu rạng ngày mười bảy tháng Năm năm 1606, lợi dụng bối cảnh hỗn loạn do xung đột giữa cư dân Mát-xcơ-va với những người Ba-lan đến dự cưới, phe quý tộc đối lập do Công Tước Mát-xcơ-va Sui-xki đứng đầu đã tổ chức bạo động, kéo vào cung tìm bắt Sa Hoàng. Sa Hoàng chạy chốn, định trèo qua cửa sổ, ai dè trượt chân, rơi từ cao hơn ba chục mét xuống, gãy mất chân và xương ngực, nhưng chưa chết, được lính Bộ binh Súng dài phát hiện thấy và tìm cách bảo vệ. Bộ binh và quân bạo động đã cãi nhau một lúc lâu, cuối cùng Sa Hoàng bị giết chết hẳn, bằng kiếm và kích. Xác của Sa Hoàng sau đó còn bị lột quần áo rồi vứt ba ngày ngoài chợ, cho dân chúng chửi rủa, ném đá, và bôi bẩn, rồi mới đem chôn vào nghĩa trang dành cho những kẻ vô gia cư.
Ngày mùng một tháng Sáu phe đối lập đưa Công Tước Va-xi-li I-van-nô-vích Sui-xki lên ngôi, lấy hiệu là Va-xi-li IV. Tác vụ chấp chính đầu tiên của Triều đình mới là chính thức buộc tội Ba-rít Ga-đu-nốp là thủ phạm sát hại Hoàng Tử Đờ-mi-tờ-ri.
Việc quan trọng tiếp theo là phải ra sức củng cố lại quân đội sau những thất bại ê ẩm trước những lực lượng quân sự ủng hộ Lgie-đmi-tờ-ri I, — nhiều điều lệ của quân đội Nga đã được sửa đổi trong quãng thời gian này, bắt chước theo nguyên mẫu của quân Đức.
Trong khi đó thì xu hướng ly khai triều đình càng lúc lại càng tăng, đỉnh điểm là cuộc khởi nghĩa của Ba-lốt-nhi-kốp vào năm 1607. Chưa dập hẳn được Ba-lốt-nhi-kốp thì lại xuất hiện thêm một người, Lgie-đmi-tờ-ri II, tuyên bố mình mới đích thực là Hoàng Tử Đờ-mi-tờ-ri "may mắn sống sót". Lgie-đmi-tờ-ri II dấy binh, tháng Năm năm 1608 tại thành phố Bôn-khốp đánh tan quân đội Sa Hoàng, vây "nhốt" Sa Hoàng ở Mát-xcơ-va; đánh Mát-xcơ-va chưa được, bèn dựng lên ở làng Tu-sin-nơ — ngay góc tây bắc Mát-xcơ-va — một cái trại, "Trại Tu-sin-nơ", làm Thủ Đô mới cho triều đình mới của mình.
Bị nhốt ở Mát-xcơ-va, cho đến cuối năm ấy, triều đình Va-xi-li IV tiếp tục đánh mất nhiều vùng lãnh thổ. Đầu năm sau, năm 1609, triều đình phải ký với Thụy Điển một thỏa ước, chịu cắt tỉnh Ka-ren-la cho Thụy Điển để mượn quân đội, và còn phải trả tiền cho lũ lính đánh thuê, vốn là nòng cốt của quân đội này. Quân triều đình sau khi được tăng cường, cũng chiếm lại được khá nhiều đất bị mất, đến cuối năm thì giải tán được "Trại Tu-sin-nơ"; nhưng việc ký kết với Thụy Điển đã khiến cho Ba-lan — kẻ thù thâm căn cố đế của Thụy Điển — nổi giận, và ngay từ tháng Chín năm ấy, vua Ba-lan Xi-ghi-dmun-đa III đã xua quân xâm phạm bờ cõi nước Nga, phong tỏa thành phố Xmôn-len-xcờ.
Tháng Ba năm sau, năm 1610, quân triều đình tiến về giải vây cho Thủ Đô Mát-xcơ-va; vào được Mát-xcơ-va, thì chuẩn bị đến cứu Xmôn-len-xcờ; nhưng đúng vào thời điểm đó thì vị tổng chỉ huy quân đội, viên Thống Soái tài năng và quả cảm, Công Tước Mi-kha-in Xka-pin-Sui-xki, người cháu họ xa và là con đỡ đầu của Sa Hoàng, bất ngờ ngã bệnh, vật vã hai tuần, rồi qua đời ở tuổi hai mươi tư, — nhiều người đương thời, và nhiều sử gia, lại thiên về giả thiết chính Sa Hoàng đã tìm cách đầu độc ông.
Quân quyền sau đó được trao cho Đờ-mi-tờ-ri Sui-xki, người em bất tài của Sa Hoàng. Cuối tháng Bảy năm ấy, Đờ-mi-tờ-ri Sui-xki bị thua quân Ba-lan một trận tan nát ở làng Klu-sin-nơ, thuộc phụ cận Xmôn-len-xcờ. Quân Ba-lan thừa thắng còn đang tiến về Mát-xcơ-va, thì biết tin này, các quý tộc Mát-xcơ-va đã tổ chức đảo chính, phế bỏ và cưỡng ép Sa Hoàng Va-xi-li IV phải cạo đầu đi tu; rồi họ tuyên bố quy thuận Hoàng Tử Ba-lan Vla-đi-xláp IV. Cuối tháng Chín, quân Ba-lan kéo vào Mát-xcơ-va, Va-xi-li IV bị giao nộp, rồi bị đưa về Vác-sa-va như một tù binh, bị quản thúc và chết ở đó cuối năm 1612, — ở ngôi bốn năm, sống được sáu mươi năm.
Sau khi hạ bệ Sa Hoàng Va-xi-li IV vào tháng Bảy, các quý tộc Mát-xcơ-va, đứng đầu là Công Tước Mxchi-xláp-xki, đã lập ra một chính phủ lâm thời, gọi là "Bảy Thế Tộc", bản chất chỉ là một hội đồng với đại diện của bảy dòng họ quý tộc lớn, và quyền lực chỉ giới hạn trong những bức tường thành Mát-xcơ-va. Sau khi quy thuận Ba-lan, và để những người ngoại xâm đặt chân vào Điện Krem-linh, thì Bảy Thế Tộc, từ chỗ là kẻ hợp tác với địch, thực ra đã trở thành một thứ con tin.
Tình trạng cướp bóc và bạo hành của những đội quân Ba-lan trên khắp các thành phố nước Nga, cộng với bất đồng tín ngưỡng sâu sắc giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo Nga, đã khơi dậy thái độ thù địch với người Ba-lan. Ở phía tây bắc và phía đông nước Nga, có nhiều thành phố đã đứng lên lập ra chế độ tự trị, không chịu tiếp tục quy thuận Vla-đi-xláp.
Đầu năm 1611, từ Mát-xcơ-va, Giáo Chủ Ghê-rmô-ghen đã gửi cáo thị tới khắp các thành phố, kêu gọi nhân dân chống lại ách thống trị của Ba-lan. Cáo thị đến thành phố Ri-a-dan, nhà quân sự Pra-kốp-pi Li-a-pun-nốp bèn đứng ra tập hợp những người Nga yêu nước, tổ chức nên Vệ Quốc Đoàn Nhân Dân, để đánh Ba-lan, và tiến về giải phóng Thủ Đô. Được nhiều người hưởng ứng và liên quân, ngày mười chín tháng Ba, quân Vệ Quốc Đoàn đã đến ngoài tường thành Mát-xcơ-va; khoảng một tháng sau, thì làm chủ được Thành Phố Trắng và một phần Thành Phố Trung Hoa, — hai khu lớn của Thủ Đô.
Dự định tổ chức lại mình theo cấu trúc nhà nước, Vệ Quốc Đoàn Nhân Dân đã dựa theo biên chế quân đội để lập lại Hội Đồng Toàn Cõi, gồm nhiều thành phần. Hội Đồng bầu ra chính phủ mới, đứng đầu là Pra-kốp-pi Li-a-pun-nốp, Thủ lĩnh Cô-dắc sông Đông I-van Da-rút-txki, và Công Tước Đờ-mi-tờ-ri Tờ-ru-bét-xkôi.
Tiếp tục tăng cường vây hãm và ráo riết công đánh quân Ba-lan, nhưng nước sông với nước giếng, — nội bộ Vệ Quốc Đoàn bắt đầu nảy sinh bất hòa giữa thành phần quân đội quý tộc ưa tôn trọng quy củ và quân Cô-dắc vốn chỉ quen làm gì tùy thích. Biết vậy, người Ba-lan đã âm thầm phát tán những tờ cáo thị, nói về âm mưu tiêu diệt người Cô-dắc của Li-a-pun-nốp. Gần cuối tháng Sáu, người Cô-dắc lừa cách chém chết Li-a-pun-nốp. Sau sự việc này, đa phần quân đội quý tộc bỏ đi, còn quân Cô-dắc, do Da-rút-txki và Tờ-ru-bét-xkôi chỉ huy, vẫn tiếp tục bao vây Krem-linh, nhưng không làm được gì thêm.
Tới tháng Chín năm ấy, ở Thành Phố Dưới Thấp, Ku-dma Mi-nhin, một người xã trưởng làm nghề bán thịt, cũng đứng lên kêu gọi mọi người và tổ chức ra được một đoàn quân, và cũng lấy tên là Vệ Quốc Đoàn Nhân Dân. Ku-dma Mi-nhin đã mời Công Tước Pa-gia-rờ-xki làm người chỉ huy quân sự cho Vệ Quốc Đoàn này.
Tháng Hai năm sau, năm 1612, Vệ Quốc Đoàn của Ku-dma Mi-nhin chiếm được thành phố I-a-rớt-xláp — một đầu mối giao thông quan trọng, — rồi đóng quân lại đó để củng cố lực lượng. Đến cuối tháng Tám, Vệ Quốc Đoàn tiến quân về Mát-xcơ-va; tháng Chín, đánh tan một đoàn quân Ba-lan mười hai nghìn người của viên chỉ huy Khát-kê-vích, đang định đến giải vây cho quân Ba-lan ở Krem-linh.
Ngày hai mươi hai tháng Mười, Vệ Quốc Đoàn dưới sự chỉ huy của Ku-dma Mi-nhin và Công Tước Pa-gia-rờ-xki đã giải phóng toàn bộ Thành Phố Trung Hoa, đuổi quân Ba-lan rút hết vào Krem-linh.
Ngày hai mươi sáu tháng Mười, chỉ huy quân Ba-lan đồn trú ở Krem-linh ký thỏa ước xin hàng, và thả những người quý tộc Nga đang bị câu thúc làm con tin ra; hôm sau thì toàn quân Ba-lan kéo nhau ra hàng.
Đến thế kỷ mười chín, đầu năm 1818, dưới thời Hoàng Đế A-lếch-xan-đrơ I, tại Quảng Trường Đỏ đã tổ chức một cuộc duyệt binh trọng thể của quân cận vệ, nhân dịp khánh thành tượng đài hai đại anh hùng giải phóng Mát-xcơ-va này, — tượng đài đúc bằng đồng, Công Tước Pa-gia-rờ-xki ngồi bên trái, tay trái tì lên cái khiên, tay phải chống kiếm, xã trưởng Mi-nhin đứng bên phải, tay phải giơ lên trời, tay trái cùng nắm thanh kiếm với Công Tước. Tượng đài khi đó đã được chọn vị trí rất cẩn thận, và đặt ở trước Cửa Hàng Tổng Hợp Quốc Gia "GUM", hầu như đối diện với Lăng Lê-nin từ phía bên kia quảng trường; nhưng vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ hai mươi này, đã có những ý kiến cho rằng Quảng Trường Đỏ là chỗ vẫn duyệt binh, mà binh bây giờ có nhiều xe pháo hiện đại chứ không như ngày xưa, và tượng đài nằm ở chỗ đó rất là vướng; cuối cùng tượng đài bị rời ra đầu quảng trường, đặt trước Nhà Thờ Thánh Va-xi-li Khờ Dại.
Giữa tháng Mười Một, Công Tước Pa-gia-rờ-xki và Công Tước Tờ-ru-bét-xkôi — một trong ba người đứng đầu chính phủ Vệ Quốc Đoàn thứ nhất — gửi cáo thị tới khắp các thành phố, triệu tập mỗi nơi bảy đại biểu về Mát-xcơ-va tổ chức đại hội để bầu Sa Hoàng mới. Được tin, vua Ba-lan Xi-ghi-dmun-đa III lại kéo quân tới Mát-xcơ-va; nhưng đoàn quân này bị chặn lại ở thành phố Vô-lô-ka-lam-xkờ, không thể tiến binh được, đành quay về.
Tới tháng Một năm sau, năm 1613, đại diện mọi tầng lớp, cả của nông dân, đều đã có mặt ở Mát-xcơ-va, và đại hội này là một trong những đại hội đầy đủ và đông đảo nhất trong lịch sử nước Nga, — có cả đại biểu của những tộc dân có tóc màu đen (Nga đầu đen), chuyện này trước không có.
Bối cảnh, thành phần, và số lượng như vậy, không khó hình dung tính chất quyết liệt và mức độ gay gắt của cuộc bầu cử. Cuối cùng, đại hội bầu được Sa Hoàng mới là Mi-khai-in Phê-đô-rô-vích, lấy hiệu là Mi-khai-in I, một người mặt mũi giống hệt như I-van Khủng Khiếp, được cái đỡ quạu hơn.
Đấy là Sa Hoàng đầu tiên của triều đại Ra-man-nốp, triều đại có thể nói là huy hoàng nhất trong lịch sử nước Nga.

(Còn nữa)

Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 3):
Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 2):
Truyện "Lập Trình Viên II" (Phần II — Chương 1):
Truyện "LẬP TRÌNH VIÊN" (Phần I — Đầy đủ):

Chợ Quê

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


          Như một chấm xanh giữa trưa sa mạc, chợ quê làm mát lòng bao kẻ thị thành khi đang lang thang đâu đó bỗng nhiên bắt gặp. Không thể không dừng lại trừ trường hợp bất khả kháng.

          Nó không chỉ là chợ, nó là ký ức.

          Nó không chỉ là chốn bán mua, nó là ấm áp tình người, là trong veo cả con cá lá rau đến cái tiếng lao xao chào hỏi trả giá thân thuộc như trong nhà. Nó là non tơ một thời với cả những khốn khó lẫn những niềm vui ngập nghiễng, những niềm vui xen giữa loi thoi sấp ngửa lo toan bận rộn. Nó là sự bày ra cuộc sống tươi thật của người nông dân một nắng hai sương, và giờ họ ngắm nhìn thành quả.

          Chợ quê là sản phẩm của nông thôn, nó là nơi người ta bán lẻ, bán buôn những sản vật của chính người nông dân làm ra. Mớ cá vừa tát ngoài đồng, bó rau vừa hái vườn nhà, đến khúc mía, củ khoai, lát mì, thậm chí là bát bánh đúc, đĩa bánh bột lọc…


          Tôi đã gặp và đi chợ quê ở rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam này, mỗi chợ quê nó chỉ ra bản sắc nông thôn và nghề nghiệp người dân vùng ấy. Đọc ở đấy sự ấm áp, chân thành, cái vẻ quê mùa bây giờ nó lại như một cách tăng độ đạm để sản vật chợ quê ngon hơn, thú vị hơn. Chả thế mà giờ cũng rất nhiều người khôn ranh láu cá về các chợ thành phố mua đồ như chợ quê rồi mang về  chợ quê bán. Người tinh ý sẽ biết ngay, bởi sản vật chợ quê nó không đều tăm tắp như thành phố. Mớ cá chợ quê sẽ lổn nhổn nhiều loại, lớn bé khác nhau, còn cả rong rêu cát sạn, còn cá chợ thành phố, nó sạch sẽ và đều nhau tăm tắp…

          Một sáng tinh sương như thế, trên đường về quê, tôi gặp một chợ quê ngay dưới chân cầu Ca Cút.

          Đây là vùng đầm phá, chợ quê chỉ toàn cá, những rổ cá còn tươi óng, những con cá nước lợ còn ngáp trong rổ hoặc ngoe nguẩy trong chậu. Những người chài lưới thường đánh cá suốt đêm, sáng sớm cập bờ. Và nơi cập bờ trở thành chợ tạm, chỉ họp một lúc, rất nhanh, rồi lại vắng lặng như chưa từng có cái chợ tấp nập cá tôm tươi rói như thế, để đến sáng mai, lại là chợ…


          Tôi len lỏi trong chợ, cảm nhận sự hả hê của những anh chồng vừa đánh cá về, nỗi thỏa mãn của những chị vợ vừa từ nhà ra tiếp nhận cá từ chồng rồi phân loại tại chỗ, bán tại chỗ. Bạn hàng các nơi túa về. Mua ngay ở đây nó là chợ quê, tí nữa vào sạp vào hàng, nó là chợ phố. Cái cảm giác chợ quê nó râm ran khắp con tì con vị, bởi độ tươi ngon chân chất, bởi cái thật thà quê kiểng, bởi sự lao xao nửa trả giá nửa nài nỉ thân quen… dù nói thật hôm ấy, những gì tôi lễ mễ xách về đều bị cô em dâu chê đắt. Đúng thôi, tôi đã là gã không còn nhà quê nữa. Cái cách trả giá mua hàng chợ quê nó cũng khác. Tôi từ ô tô bước xuống, coi chợ quê như… siêu thị, nói sao móc ví thế, người quê tưởng tôi là… Việt kiều. Thôi thì một lần làm Việt kiều để mà yêu quê hơn, thương hơn cái chợ quê mà bây giờ thi thoảng mới gặp, dẫu thi thoảng nó cũng đã nhuốm tí thị thành…

Nhớ thời bao cấp

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Nguyễn Quang Lập
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó không tin, chỉ có phim kể lại may ra chúng nó mới tin.


            Cái thời bao cấp cái gì cũng ngược đời, giá cả không đi kèm với giá trị. Một bát phở 5 hào trong khi một ngọn thuốc lá có lúc lên đến 1 đồng. Một chỉ vàng là 80 đồng, nếu biết kinh doanh thì chỉ cần một vườn thuốc cũng đã có vài chục cây vàng như chơi. Nhưng hồi đó không ai tính chuyện kinh doanh, kinh doanh là buôn bán, con người mới ai lại đi buôn bán. Ai nghĩ đến kinh doanh thì tự mình cũng thấy xấu hổ, chưa cần đến người khác chê cười.


            Cái thời ấu trĩ kinh khủng khiếp. Nhà cửa chật chội bê tha nhưng ai cũng bám lấy cái nhà Nhà nước phân cho, ít ai nghĩ chuyện mua bán đổi chác nhà đất. Hồi ở Huế, mình mới về Sở văn hoá, được phân một cái gọi là “căn hộ” 12 mét vuông, vợ chồng con cái cứ yên tâm ở vậy cho đến khi chia tỉnh. Trong khi đó một căn hộ 28 mét vuông chỉ 1,4 cây, một cái nhà vườn cách trung tâm 3, 4 km cũng chỉ giá ấy. Đồ hàng vợ mình đi Nga về nếu bán cũng được 2 cây nhưng cả vợ lẫn chồng không hề nghĩ bán đi để mua nhà, cứ ở vậy chờ Nhà nước phân nhà mới, thế thôi.

            Giải phóng miền Nam, ông bác mình xin được suất di cư sang Pháp ở. Ông bác gọi ba mình vào cho cái nhà bốn lầu ở Q.1 ( tp HCM). Ba mình chẳng những không lấy lại còn trách ông bác, nói cho gì lại cho nhà, ai vô đó mà ở. Ba mình là một cán bộ cách mạng, không đời nào ông nghĩ đến lấy cái nhà đó rồi bán đi. Mua bán nhà là một cái gì rất xa lạ với ông. Đến khi ông bác bàn giao cái nhà cho Chính quyền, cho ba mình lấy đồ đạc trong nhà thì ông lại mừng húm, hí hửng khiêng khiêng dọn dọn mấy ngày mới xong, mừng như cha chết sống lại.

            Mình cũng thế thôi, ngày ở lính, cả tiểu đội phát hiện một cái hang chứa đầy đồ quân trang lính Mỹ. Áo quần vải vóc hồi đó khan hiếm vô cùng, nếu khôn ngoan như bây giờ thì cái kho ấy đem bán hết cũng kiếm được cả trăm cây vàng chứ không ít. Nhưng chẳng ai nghĩ thu gom áo quần Mỹ làm gì, chỉ tranh nhau cắt dây dù đem về buộc võng. Xe hon đa 67 lính cộng hoà bỏ chạy vứt đầy sân trung đoàn, ai biết đi thì lấy đi, đi xong rồi vứt đấy, chẳng ai thèm ngó ngàng, trong khi tiền để mua một chiếc xe đạp thì nằm mơ cũng không có.