Gái Việt Nam: Ngon - Bổ - Rẻ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đọc tin này trên báo Lao động thấy thật hài hước. tưởng báo Trung Quốc ca ngợi cô dâu Việt vì có đủ "công, dung, ngôn, hạnh", nhưng không phải, đó là vì "yếu tố quan trọng là lấy phụ nữ Việt Nam thường rẻ hơn lấy vợ là phụ nữ Trung Quốc", cụ thể là rẻ hơn ba lần so với lấy gái TQ. Thật là hết chỗ nói với đám báo chí quốc doanh.
Báo Trung Quốc ca ngợi cô dâu Việt

Cưới cô dâu Trung Quốc bị nói là "tốn kém hơn" cô dâu Việt.
Báo Trung Quốc có bài ca ngợi cô dâu Việt Nam "chăm chỉ và có khả năng giữ quan hệ tốt trong gia đình".
Các báo China Daily và Global Times bằng tiếng Anh hôm 29.7 đều đăng lại bài của tờ Thời báo Kinh tế Hà Nam, cho hay trong 6 năm qua, tại huyện Lâm Cơ, thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam có 23 phụ nữ Việt Nam lấy chồng làm nghề nông ở địa phương.Tờ báo địa phương này ca ngợi cô dâu Việt Nam là "chăm chỉ và có khả năng giữ quan hệ tốt trong gia đình".
Nhưng tờ báo cho rằng tài chính là một yếu tố quan trọng, vì "lấy phụ nữ Việt Nam thường rẻ hơn lấy vợ là phụ nữ Trung Quốc".
Báo này dẫn chứng một người đàn ông địa phương họ Lưu, lấy vợ Việt năm 2011.
Ông này chi khoảng 30.000 nhân dân tệ (tương đương 4.800USD) để cưới vợ, trong khi nếu lấy vợ cùng quê sẽ mất ít nhất 100.000 tệ, hơn gấp ba lần.

Lần đầu tiên có người lấy vợ Việt ở Lâm Châu là vào năm 2007, sau đó điều này thành trào lưu. Các phụ nữ Việt Nam lấy chống ở đây được nói đã định cư yên ổn và có bạn bè.

Một số cô dâu Việt đã học chút ít tiếng Trung trước khi sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện họ gặp khó khăn là phải xin thị thực ba tháng một lần khi chưa có đăng ký giấy phép thường trú.

Báo Trung Quốc cho biết, phụ nữ nước ngoài lấy chồng Trung Quốc phải được ít nhất 5 năm và phải sống ở Trung Quốc thời gian đó mới có thể xin giấy phép thường trú.

Hôn nhân Trung-Việt khá phổ biến những năm gần đây, tuy chưa có thống kê chính thức là bao nhiêu cặp.

Nhưng báo Trung Quốc cũng từng phản ánh tình trạng "mua cô dâu Việt". Nạn buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc để làm vợ đàn ông nước này cũng đang gây quan ngại.

Theo BBC

(Bài viết của tác giả Lai Tran Mai)

Bị phạt 30 triệu VNĐ vì tự ý thành lập diễn đàn!

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Một admin diễn đàn nhỏ với lượng Traffic chưa tới 30 Visitor/Ngày nhưng vẫn bị kết tội "Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến " Anh này xây dựng diễn đàn trên Self Host khi chưa được sự chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông (phải nộp hồ sơ đăng ký và được duyệt hợp lệ)

Diễn biến sự việc:

Ngày 28/7/2013
Lúc 9h sáng: "nạn nhân" nhận được 1 cuộc gọi từ số máy lạ. Nhấc máy nghe thì ra là 1 anh công an muốn trao đổi về diễn đàn của mình
Lúc 2h chiều: Đoàn thanh tra sở thông tin đến và đưa ra các File ảnh chụp màn hình về diễn đàn đang hoạt động. Một người từ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) bắt đầu scan tên miền và hosting để xác thực thông tin Admin của diễn đàn. Với chứng cứ hẳn hoi, cơ quan chức năng đã kết luận vi phạm Nghị định CP ban hành về quản lý cung cấp dịch vụ thông tin mạng.

Kết quả:

+ Theo khoản 4, Điều 19 của Nghị Định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 03 năm 2009 của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính trong việc cung cấp thông tin dịch vụ trên mạng Internet.
Phạt tổng cộng 30 triệu VNĐ với nguyên nhân: Lập ra diễn đàn mà không xin giấy phép của Bộ TT&TT. Admin đã giải thích rằng diễn đàn không phải là MẠNG XÃ HỘI (giống facebook, ZingMe,...) nhưng theo luật thì MXH có định nghĩa là không gian lưu trữ, chia sẻ và kết nối thành viên, với khái niệm "mập mờ" này thì không khéo Blog,các wap đăng ký thành viên và ứng dụng chat có chức năng tương tác người dùng cũng bị xem là MXH!
+ Buộc phải đóng cửa Forum liền, ngay và lập tức

Văn bản quyết định xử phạt hành chính 30 triệu VNĐ.

thuc trang khoe thu nhap blogger vietWarning!
Theo chia sẻ của nhân vật chính:  "Nếu muốn lập ra diễn đàn thì các bạn phải là doanh nghiệp (công ty) và PHẢI gửi đơn xin giấp phép hoạt động nhé. Nếu là cá nhân thì không được phép lập ra diễn đàn
Thông tin quan trọng: Thanh Tra TT&TT là một phòng lớn chuyên tìm các website, diễn đàn vi phạm để xử phạt.
Khuyến nghị bà con ẩn thông tin Domain - Hosting!

Tài liệu tham khảo:
NGHỊ ĐỊNH Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12232

(Bài viết của tác giả Phuong Le)

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận có bị thiểu năng trí tuệ?

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

CÓ NÊN MỜI BỘ TRƯỞNG LUẬN VÀ
LÃNH ĐẠO BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐI TRẮC NGHIỆM LẠI NĂNG LỰC TRÍ TUỆ?
(Trần Ngân)


Trong thời gian gần đây, có rất nhiều chính sách của các bộ, ngành đã bị dư luận xã hội phản ứng (hay dùng từ dân dã hơn là "ném đá") dữ dội vì sự ngớ ngẩn hoặc không khả thi của chúng dù hầu hết những chính sách đó mới chỉ ở dạng dự thảo. Tuy nhiên, có một Bộ bị phản ứng nhiều nhất lại đã thực sự ban hành những chính sách dạng này, đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo dưới thời bộ trưởng mới là ông Phạm Vũ Luận. Ở đây, chúng ta thử điểm qua một vài quyết định kỳ quái của bộ này.

1. QUI ĐỊNH VỀ CẤM DẠY THÊM

Trước tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, ngày 16/5/2012, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT về Ban hành qui định về dạy thêm, học thêm. Trong đó có những ý chính như:

— Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
— Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Qui định này ngay từ khi ra đời đã gây rất nhiều phản ứng từ cả phía giáo viên và phụ huynh học sinh vì những qui định cứng nhắc, không có tác dụng thực tế trong việc hạn chế tình trạng học thêm. Nó chỉ có tác dụng duy nhất là là làm tăng chi phí của người học và làm giảm thu nhập của người dạy thêm vì bây giờ học sinh phải học thêm ngoài nhà trường qua một tổ chức trung gian thay vì do giáo viên tự tổ chức.

Báo Dân trí, 23/1/2013 viết:
"Bà Lê Thị Ngọc Điệp — Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TPHCM: "Đừng biến GV thành "lính đánh thuê": Với bậc tiểu học, phụ huynh có nhu cầu cho con học thêm phần lớn đều mong muốn trẻ được học với GV trực tiếp giảng dạy vì GV mới nắm rõ học sinh (HS) yếu ở phần nào để bổ sung, nâng cao phần đó. Vậy sao không để các cô được đàng hoàng dạy HS của mình, cấm rất vô lý. Thông tư nói rằng giáo viên (GV) có thể dạy thêm bên ngoài nhà trường và không được dạy đối với HS mà GV đang dạy chính khóa khác nào chúng ta đẩy họ ra các trung tâm, biến GV thành "lính đánh thuê". Họ bị cắt giảm nguồn thu, thay vì được 300 nghìn, chỉ được 200 nghìn đồng."
TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên GĐ Sở GD-ĐT TPHCM — "Bộ đang quản lý theo kiểu múc nước bằng rổ": "Nguyên nhân dạy thêm — học thêm (DTHT) nở rộ có rất nhiều nhưng đầu tiên và cơ bản nhất là chương trình học hiện nay rất nặng, các trường phổ thông không tăng tiết không thể xong chương trình nên cả thầy và trò cùng gồng lên để chạy... Có thể thấy thông tư 17 muốn múc nước ra khỏi cái hố tiêu cực từ DTHT nhưng đang múc nước bằng rổ."

Trong thực tế, việc thực thi qui định này ở các địa phương đã dẫn tới việc mà báo chí gọi là "Bắt dạy thêm như bắt trộm": "Cô T., giáo viên dạy văn Trường PM (Hà Nội), kể: Tôi đang dạy cho một nhóm học sinh lớp 9 thì đoàn kiểm tra đến. Ngoài đại diện nhà trường, phòng GD-ĐT, còn có đại diện chính quyền, công an... Xem xét trên cơ sở quy định, tôi có lỗi. Nhưng cách "ập đến, bắt quả tang giáo viên tại chỗ, lập biên bản, đề nghị ký xác nhận" khiến giáo viên tủi hổ vô cùng" — (Báo Tuổi trẻ, 2/11/2012)

2. CHO MANG MÁY QUAY PHIM, CHỤP HÌNH VÀO PHÒNG THI ĐỂ CHỐNG TIÊU CỰC

Rút kinh nghiệm từ vụ Đồi Ngô, để chống tiêu cực trong thi cử, ngày 26/2/2013, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT cho phép thí sinh mang máy ghi âm, thu hình vào phòng thi để chống tiêu cực. Qui định này ngay từ khi ra đời cũng gây ra rất nhiều tranh cãi vì trên nguyên tắc, việc chống tiêu cực là việc của cơ quan nhà nước, giờ lại đẩy sang phía thí sinh là việc hết sức buồn cười, trên thế giới chưa từng có. Chưa kể nó gây nhiều khó khăn cho giám thị vì họ rất khó xác định thiết bị ghi âm, ghi hình nào được cho phép, cái nào không.

3. CẤM PHÁT TÁN THÔNG TIN TIÊU CỰC

Cũng trong Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT kể trên có qui định: "...người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải có trách nhiệm gửi cho nơi tiếp nhận theo quy định, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý, không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào".

Qui định này quá ngớ ngẩn vì nó vi phạm những quyền tự do cơ bản của con người. Sau đó, chính ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng phải thừa nhận: "Quả thật việc này không đúng quy định pháp luật, vi phạm quyền tố cáo của công dân. Tôi đã trao đổi với lãnh đạo Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Giáo dục đã chỉ đạo rà soát lại và trên tinh thần trái như vậy thì phải sửa theo đúng quy định pháp luật" — (Báo Tiền phong, 28/2/2013)

4. YÊU CẦU CHỦ TỊCH TỈNH CHỈ ĐẠO CÁC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC ĐƯA TIN VỀ TIÊU CỰC TRONG THI CỬ

Đầu năm 2013, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản số 2998/2013 về chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Văn bản trên yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh phải có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tải các thông tin nhạy cảm liên quan đến thi cử như lộ đề, đề thi có sai sót, tiêu cực trong kỳ thi... (nếu có).

Qui định này mới đưa ra đã khiến dư luận, đặc biệt là giới báo chí phản ứng rất mạnh vì nó trái ngược hoàn toàn với các luật đã được ban hành như Luật Báo chí. TS Vũ Đức Khiển, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, khẳng định chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là không phù hợp, trái với Luật Báo chí. "Luật quy định các cơ quan báo chí có quyền phản ánh, đưa tin mà không phải chịu sự kiểm duyệt của bất kỳ cơ quan nào nhưng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin đó. Chỉ đạo của Bộ GD-ĐT khác nào "bó chân" hoạt động của báo chí", TS Khiển nói. — (Người Lao động, 20/5/2013)

5. QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG

Sau khi báo chí nêu hiện tượng đào tạo liên thông dễ dãi nên nhiều sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng có thể dễ dàng có bằng đại học, ngày 25/12/2012, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư 55/2012/TT-BGDĐT về Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học, trong đó qui định: "Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm".

Quy định này có nhiều điểm hết sức vô lý và vô cảm vì một số lý do như:

— Mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo hệ liên thông, điều này mọi người đều đồng tình nhưng Bộ GD&ĐT lại dùng tư duy cũ kỹ là siết đầu vào trong khi đáng lẽ là phải cải thiện quá trình đào tạo của các trường. Việc siết đầu vào bằng cách bắt các cử nhân đã tốt nghiệp cao đẳng thi lại các môn học phổ thông như Toán, Lý, Hóa... cũng là hết sức dớ dẩn vì các môn như Lý, Hóa... hầu như không có ứng dụng thực tế gì trong quá trình đào tạo đại học, đặc biệt là khối ngành kinh tế, xã hội. Có đạt điểm cao ở các môn này không hề giúp học tốt trong quá trình học ở bậc đại học. Các cử nhân cao đẳng đã thôi học các môn này 3 năm, giờ phải đi luyện thi lại rất tốn thời gian, tiền bạc của họ và lãng phí nguồn lực của xã hội khi bắt hàng trăm ngàn người phải đi học lại những kiến thức vô dụng cho cuộc sống và công việc của họ sau này.

— Thông tư có hiệu lực thi hành vào tháng 2/2013 đã làm hàng trăm ngàn sinh viên cao đẳng đang học và sắp tốt nghiệp hết sức bất ngờ và sốc vì ảnh hưởng tới tương lai và dự tính của họ. Gia đình họ đã đầu tư cho họ đi học cả 2, 3 năm và kỳ vọng sau đó học thêm khoảng 2 năm là sẽ có bằng đại học. Giờ họ phải luyện thi lại hoặc phải đợi 3 năm, ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống của họ sau này. Xã hội vẫn chuộng bằng đại học, giờ với tấm bằng cử nhân cao đẳng họ gần như không thể xin được công việc đúng chuyên ngành. Thi Toán, Lý, Hóa thì phải đi luyện thi lại, nếu không phải đợi thêm 3 năm, ảnh hưởng tới tương lai của không biết bao nhiêu người nhưng lãnh đạo Bộ chả thèm quan tâm.

6. CỘNG 2 ĐIỂM CHO BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG ĐI THI ĐẠI HỌC

Tháng 6/2013, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Theo đó, sẽ bổ sung đối tượng 03 (được cộng 2 điểm) đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Thông tư này bị hầu hết mọi người chê cười vì sự dớ dẩn của nó vì thường các Bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc những người hoạt động tiền cách mạng đều là những người đã gần đất xa trời thì đi thi đại học làm cái gì nữa. Khi bị dư luận phản ứng quá thì ông GS.TS Bùi Văn Ga, thứ trưởng vẫn cố gắng bào chữa rằng "chính sách này thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù đối tượng bổ sung có thể rất ít." — (Vnexpress, 11/7/2013)

Nhưng chỉ vài ngày sau thì chính ông Ga phải ký thông tư mới trong đó bãi bỏ chính sách "thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn" này của ông. Tuy nhiên, việc bỏ qui định này không phải là vì lãnh đạo Bộ thấy được sự ngớ ngẩn của nó mà là do sức ép từ công luận mà thôi, như lời của chính một cán bộ của Bộ này: "một cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, vấn đề này đã được đưa ra bàn bạc rất kỹ trong sáng nay, và là một "nỗi đau của ngành Giáo dục". Ông cho biết "đúng là Thông tư 24 không hề vi phạm pháp luật và cũng không thể biết được, sau này sẽ không có các bà mẹ trẻ được phong Anh hùng, vẫn muốn học Đại học. Nhưng trước sức ép của cấp trên, của một số tờ báo và trang thông tin điện tử, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định bãi bỏ Quyết định này. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mong muốn các phóng viên viết về Giáo dục bình tĩnh, cân nhắc khi đưa tin, tránh làm lớn vấn đề không cần thiết." — (Vietq.vn, 16/7/2013)

7. HẠN CHẾ TỶ LỆ THI ĐỖ TỐT NGHIỆP

Tại hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 được tổ chức sáng 20-7, Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ÐT TP.HCM, bày tỏ thắc mắc: "Ðề nghị hội đồng thi đua của bộ lý giải vì sao cắt cờ thi đua của ngành giáo dục TP.HCM — đơn vị duy nhất đạt 14/14 chỉ tiêu thi đua. Có phải vì lý do tỉ lệ tốt nghiệp của TP.HCM cao hơn năm trước 0,76%?"

Giải đáp băn khoăn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD-ÐT Phạm Vũ Luận cho biết: "...Ban cán sự Ðảng, lãnh đạo bộ và 63 giám đốc sở đã có cuộc họp tuyệt mật và đi đến quyết tâm chiến lược là phải trung thực với dân, với Ðảng. Hội nghị đã thống nhất quyết tâm tỉ lệ tốt nghiệp không được vượt quá tỉ lệ tốt nghiệp của những năm trước đó". — (Tuổi trẻ, 22/7/2013)

Đọc lời lý giải của bộ trưởng Luận với những từ đao to búa lớn như: "tuyệt mật", "quyết tâm chiến lược", "trung thực với dân, với Đảng".., tác giả càng quá sức hồ nghi về năng lực trí tuệ tối thiểu của vị "tư lệnh ngành" này. Chỉ xin ghi lại ở đây ý kiến trong 2 bài báo mới đăng.

Trên báo Tuổi trẻ, 22/7/2013), tác giả Trần Hữu Tá đã phải cảm thán: "Cứ đà này, tôi ngờ không lâu nữa, qua báo chí bà con ta sẽ được đọc những tin đại loại như: ngành thể thao hạ quyết tâm chiến lược là "kỷ lục của các vận động viên hàng đầu năm sau không được cao hơn năm trước", với ngành nông nghiệp thì "năng suất, sản lượng vụ sau không được hơn vụ trước...". Và ở quy mô nhà nước, "GDP năm nay dứt khoát không được vượt trội so với năm qua". Chỉ cần có năng lực tư duy tối thiểu, ai cũng thấy những giả định vừa nêu trên là không thể chấp nhận được, đơn giản vì đó là một thứ logic rất phi logic."
Còn tác giả Mi An trên Báo Đất Việt ngày 23/7/2013 viết: Báo Đất Việt, 23/7/2013 viết: "Đọc những thông tin tường thuật về phiên tổng kết năm học của ngành giáo dục trên các báo, tôi thực sự choáng váng đến nỗi không dám tin vào mắt mình. Tại sao một chuyện phản giáo dục như vậy lại diễn ra ngay trong chính môi trường giáo dục?
"Có nền giáo dục của nước nào được (hay bị) chỉ đạo một cách trớ trêu như nền giáo dục nước ta không? Tôi tự hỏi, bao nhiêu học sinh đã bị trượt oan, đã bị các thầy cô của họ đánh cho kỳ trượt để đảm bảo số lượng học sinh đỗ không "vượt trần" do Bộ quy định? Bao nhiêu cuộc đời có thể đã có một hướng rẽ khác, nếu như các thầy cô tôn trọng kết quả thật của bài thi các em?
"Vậy là đã rõ, tất cả chỉ là trò diễn mà thôi, và học sinh vừa là diễn viên chính, diễn viên phụ kiêm luôn cascadeur đóng thế và những em bị trượt oan là "vật hy sinh" giúp cho những vị lãnh đạo ngành giáo dục muốn xã hội nhìn vào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp "ảo" đó để thừa nhận họ đã có một nhiệm kỳ "thành công, hiệu quả". Cứ nhìn vào cái cách người ta điều hành ngành giáo dục thế này, đừng hỏi tại sao mỗi năm lại càng thấy xã hội một tồi tệ đi. Học sinh học vì điểm giả, giáo viên dạy vì thành tích giả, Sở chỉ đạo tỷ lệ đỗ hay trượt, Bộ lấy yếu tố thành tích làm đầu, những nhân cách bị bóp méo, tri thức và học vấn bị đánh tráo bằng những trò mèo.
"Mà tốt nhất là hàng năm, thay vì tổ chức cho trò đi thi, nên tổ chức những đợt sát hạch lương tâm của những đấng bậc làm thầy, lúc ấy chắc là có khối chuyện hay ho để nói."

Như vậy là chỉ từ giữa năm 2012 tới nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành hành loạt qui định và chính sách hết sức kỳ quặc, có chất lượng kém thậm chí là dưới mức trí tuệ trung bình của xã hội nên gần như mọi người có thể lấy nó ra để đàm tiếu.

Có thể rút ra một số điểm chung trong tư duy điều hành của lãnh đạo Bộ GD&ĐT hiện nay:

— Giữ nguyên tư duy quản lý cổ hủ từ thời bao cấp: Không quản được thì cấm (cấm dạy thêm, dùng biện pháp hành chính để siết đầu vào hệ liên thông...). Đây là loại tư duy quản lý bậc thấp vì nó mang tính cai trị, đơn giản, dễ làm, dễ phủi trách nhiệm nhưng lại hết sức không phù hợp với một bộ quản lý ngành thuộc về tri thức và cũng có nhiều lãnh đạo là GS, TS như Bộ GD&ĐT.

— Sử dụng những công cụ quản lý cũ, thể hiện tư duy xơ cứng, bảo thủ như bắt cử nhân cao đẳng thi đầu vào hệ liên thông bằng các môn học phổ thông như Toán, Lý, Hóa... mặc dù những môn này không đánh giá được năng lực thực sự của người học ở bậc đại học.

— Thích đưa ra những ý tưởng kỳ quặc, đúng hơn là kỳ quái: cùng với việc sử dụng những tư duy và cách làm cũ ở trên thì khi đưa ra những biện pháp mới, lãnh đạo bộ lại hay có những ý tưởng kỳ quái nhiều khi đi ngược lại hoàn toàn cách nghĩ thông thường của xã hội hay đúng hơn là cách nghĩ của những người có năng lực trí tuệ ở mức bình thường (cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đặt trước chỉ tiêu tốt nghiệp không được cao hơn năm trước...).:

Khổ một nỗi là những chính sách này không phải được lãnh đạo Bộ ban hành tùy hứng mà đều đã được bàn thảo rất kỹ lưỡng như thừa nhận của lãnh đạo Bộ, thậm chí còn kỹ tới mức "tuyệt mật" và đưa lên hàng "quyết tâm chiến lược". Đã được bàn thảo kỹ lưỡng thế mà vẫn còn đưa được ra những chính sách có chất lượng kém đến thế thì rõ ràng người dân có quyền nghi ngờ khả năng của bộ trưởng Luận và ekip của ông này như thứ trưởng Ga hay thứ trưởng Hiển và một số lãnh đạo cấp vụ. Chính vì vậy tác giả cho rằng nên mời bộ trưởng Luận và các lãnh đạo của bộ đi kiểm tra lại năng lực trí tuệ xem họ có đạt được ở mức tối thiểu hay không. Nếu không đạt được mà họ vẫn tiếp tục lèo lái con thuyền giáo dục Việt Nam thì sẽ gây hại rất lớn đến tương lai của thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.

Tác giả gởi cho viet-studies ngày 23-7-2013

Nói về sùng bái cá nhân và kính trọng lãnh tụ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook


      Hôm nay ngồi lướt web thấy đầy rẫy các trang mạng đưa tin về một thành viên mới của Hoàng gia Anh ra đời. Đó là sự ra đời của cậu bé con trai của Hoàng tử Anh Wiliam và công nương Catherine. Thế là có cả đống sự kiện đã xảy ra xung quanh cái sự việc này. Nhân tiện cái sự việc này anh mạn phép tản mạn đôi điều về vấn đề sùng bái cá nhân và kính trọng lãnh tụ.Anh thấy lâu nay trên mấy trang của những tên đầu têu, đầu bò về tổng sỉ vả đất nước như của Ba Sàm Sỡ, Diện háng Nôm, Danlambao…cứ chửi ra rả rằng Việt Nam và các nước XHCN có tệ sùng bái cá nhân điên cuồng rồi có lắm thứ này nọ…Tóm lại họ cho như thế là xấu xa. Nhưng anh chưa chấp. Hôm nay nhân tiện anh nói luôn với mấy thằng khốn đang ngồi ở bên Mỹ hay thậm chí đang ngồi ở Việt Nam này mà ngấm ngầm chửi đểu lãnh tụ của các nước.






        Đối với anh thì mọi thứ đều trở nên công bằng cả. Trước đến giờ anh thấy các chú phản động khoác áo dân chủ chửi Đảng chán rồi không ai thèm chấp thì được lướt quay sang chửi cả Bác Hồ, ngứa nghề thì quay sang chửi cả Mác Lê-nin vì những ông Tây này đã lỡ tay viết ra mấy cái học thuyết kinh điển để rồi bọn tư bản bóc lột ăn ngồi không yên. Cũng vì mấy ông này mà các nước thuộc địa đã giành độc lập… Tóm lại là chửi không được thì cho rằng nhân dân chúng ta một số nước khác chủ yếu theo con đường CNXH quá sùng bái cá nhân. Nhưng anh xin nói rằng chính những tên đã mứa ra cái đống lời sùng bái cá nhân là hắn không hiểu gì rồi. Việc kính trọng lãnh tụ với sùng bái cá nhân là khác nhau hoàn toàn. Sùng bái cá nhân thì có thể kể đến việc nhân dân Liên Xô trước đây đã vô tình sùng bái Stalin vì đã ngộ nhận hắn là một người tốt. Nhân dân hiểu lầm vì tất cả là sự sắp đặt do KGB tạo ra. Nhưng hắn mãi không là lãnh tụ được. Chỉ có Lê Nin mới là lãnh tụ của phong trào vô sản Nga mà thôi. Vì thế mãi mãi nhân dân Nga vẫn coi Lê nin là một lãnh tụ vĩ đại. Đấy là lòng kính trọng và sự biết ơn của nhân dân với một cá nhân đã có công với đất nước. Cũng như nhân dân Việt Nam biết ơn công lao của Bác Hồ nên phong cho người làm lãnh tụ. Có ai mà không kính trọng một người đã đem lại độc lập tự do chứ? Nói thật là từ bé tới giờ anh chẳng thấy ai bắt ép cả, cũng chẳng có cái giấy tờ nào để chứng nhận Bác Hồ chúng ta là lãnh tụ cả. Nhưng cứ như một mặc định có sẵn. Nhân dân Việt Nam hễ già trẻ gái trai đều kính trọng Bác, trong ngôi nhà của các gia đình Việt Nam đều có một tấm ảnh Bác để thờ. Và tất cả các bậc cha mẹ đều dạy cho con cái mình biết về Bác Hồ, về vị lãnh tụ của dân tộc. Thế nên có thế nói đã là một người dân Việt Nam yêu nước, có lòng tự hào dân tộc thì sẽ kính trọng Bác Hồ. Còn chỉ có những kẻ quá ích kỷ và thù hằn dân tộc, ngậm khối ức vì mất đi đặc quyền đặc lợi của mình trong xã hội cũ thì mới không tôn trọng Bác và có nhiều điều để xỉa xói về Bác mà thôi.

GHEN

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

GHEN...

Trên đời này, nếu có cuộc thi coi ai ghen tuông dữ nhất thì chắc vợ tôi thể nào cũng lọt vào Top 10, nếu không muốn nói có thể cô ấy sẽ chiếm ngôi vô địch.
***
"Thí dụ em, anh và cô Sương - thí dụ ngẫu nhiên thôi nghe, không có ý gì đâu! - cùng ngồi trên một chiếc đò nhỏ ra ngoài sông lớn và cả ba cùng không biết bơi. Tình cờ chiếc đò gặp sự cố, người lái đò nói đò chỉ còn có thể chở được một người. Muốn vào được bờ thì phải có hai người hy sinh nhảy xuống nước. Anh xử lý tình huống đó như thế nào?"
Người ra câu đố tình huống ác nghiệt đó lẽ dĩ nhiên là vợ tôi. Và cũng lẽ dĩ nhiên cô Sương - thư ký của tôi - bị đưa vào hoàn cảnh này hoàn toàn không phải là "thí dụ ngẫu nhiên thôi nghe" gì cả.
Tôi nhăn mặt, gạt phắt: “Làm gì có chuyện đó xảy ra mà em thí dụ! Bậy bạ!”.
Vợ tôi vẫn cương quyết: “Thì em chỉ thí dụ cho vui thôi. Trắc nghiệm mà. Anh cứ trả lời thử coi?”.
Suy nghĩ chỉ vài giây, tôi hùng hồn trả lời, tin mình sẽ được điểm cộng vì đã hy sinh nhường quyền sống cho vợ: “Lẽ dĩ nhiên là anh với cô Sương sẽ nhảy xuống nước. Em phải sống!”
Vợ tôi cúi mặt xuống, nghẹn ngào: “Em... biết mà!”.
Sẵn đà, tôi nói tiếp: “Đúng rồi. Anh và cô Sương hy sinh cho em được sống, để em còn nuôi hai con...”.
Nhưng bỗng nhiên vợ tôi đột ngột quát to: “Tôi cực khổ một mình ở lại nuôi hai con, cho ông và con đó xuống hú hí dưới âm phủ hả?”.
Biết ngay mà! Có thể bạn không tin nhưng đó là một câu chuyện có thật 100% của hai vợ chồng tôi. Trên đời này, nếu có cuộc thi coi ai ghen tuông dữ nhất thì chắc vợ tôi thể nào cũng lọt vào Top 10, nếu không muốn nói có thể cô ấy sẽ chiếm ngôi vô địch.

Liệu bà Tưng có khoe bướm

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

      Theo như thông tin mới nhất thì bà tưng vừa chơi tiếp một cú lộ hàng táo bạo mà ngay cả các đàn anh đàn chị trong giới showbit cũng phải ke. Đó là em đã cho lộ gần hết vếu từ dưới lên. Đây có lẽ sẽ tạo ra một trào lưu lộ hàng mới và thậm chí sẽ tạo thêm ý tưởng cho các mẫu thiết kế thời trang. Các thiết kế thời trang có lẽ đã quá chú trọng vào thiết kế hở rãnh ngực mà quên đi những thiết kế hở phần dưới của “vếu”. Chính bà tưng đã tạo ra một cách “hở” mới cho các mẫu thiết kế trong bức ảnh vừa đăng tải vừa qua. Người ta đã ke bởi vì e quá chịu chơi và còn chơi mốt sốc và độc. Em đã cho cả thiên hạ được biết một số thứ nhưng hiện nay có một số câu hỏi mà thông tấn xã quay tay đặt ra là liệu em có cho thiên hạ chiêm ngưỡng cái cuối cùng của em không? Đó là em có định khoe bướm không. Tuy câu hỏi đặt ra hơi hóc nhưng chúng ta hãy cùng bàn luận về những gì đang xoay quanh vấn đề này.




      Nếu ai theo dõi mạng xã hội thì đều biết là em Huyền Anh này là một sinh viên hay gì đấy nhưng trong thời gian qua đã có nhiều lời nói và hành động trên facebook khiến người khác phải giật mình, và nói cho đúng hơn là sốc. Trước tiên là em khác người ở chỗ là em đếch cần mặc cóc-sê trong các màn nhảy nảy lửa của em. Nếu như hồi xưa con gái có yếm đào thay cho cái áo ngực để bảo vệ đôi quả đào thì nay lại có các loại áo ngực để thay cho các chức năng của yếm. (Nhưng mà chẳng biết em này có còn là con gái nữa hay không). Người ta mặc áo ngực vào cho đẹp và mặc vào để bảo vệ bộ ngực khỏi bị lộ liễu bởi núm hay bảo vệ nó khỏi các tác nhân gây hại và các tác nhân gây sướng ngoài ý muốn… Thế nhưng em Huyền Anh này thì lại khác. Em ấy không cần những thứ đó. Em phải chơi những gì cho nó khác người, em không mặc áo ngực và em thả rông tất cả. Có thể nói thả rông ngực đối với phụ nữ nó tương tự như đàn ông thả rông “trym” vì không mặc tomy. Vì thế nên mọi thứ sau mấy tấm vải mỏng nó hiện lên trông thấy. Thiên hạ đã được bao nhiêu phen choáng váng vì vòng một khủng khiếp của em. Nó to phải nói là Thủy Top cũng phải kiêng nể, và nó cứ lồ lộ nên khiến cho biết bao dòng suy tư bay bướm cứ hiện lên trong đầu những ai thấy nó. Em mặc áo dây cho đến áo trong veo hay áo có cổ xẻ táo bạo…đều thấy được tất cả tòa thiên nhiên của em thật là đồ sộ. Nói tóm lại là trong thời gian qua em đã là nguồn cảm hứng cho thế giới những ai xem quay tay là sự sống. Và nay chắc chắn rằng nhiều fan củ MU còn muốn thấy tất cả nữa.

Cảnh sát khóc

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đầu tiên là các trang mạng xã hội, sau đến các báo chính thống, ào ạt đưa một hình ảnh rất xúc động, khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ, phải nhìn lại mình, cả 2 phía, ấy là ảnh một anh cảnh sát Philippine khóc nức nở khi làm nhiệm vụ ngăn cản biểu tình.

Ở ta thì hình ảnh này rất hiếm, nhất là nhìn lại ảnh vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng và ở Văn Giang, các cảnh sát khi xung trận đều đằng đằng sát khí, và phía bên kia, đương nhiên là kẻ thù...

Anh cảnh sát Philippine này làm chấn động mọi người là bởi, một mặt, anh vẫn phải làm nhiệm vụ, mặt khác anh biểu lộ cảm xúc của một nhân cách. 2 cái này trong nhiều trường hợp nó mâu thuẫn nhau. Ví như, về cơ bản, con người rất thích tự do, và vốn dĩ nó là tự do. Nhưng đã lập ra nhà nước thì tức là con người phải tự khép mình vào những định chế xã hội, như phải đi bên tay phải, phải mặc quần áo khi ra đường, lấy nhau phải đăng ký kết hôn, CAMDAIBAY... và, con người, như thói quen tổ tông, luôn muốn vượt qua định chế ấy, vậy nên phải sinh ra người giữ gìn định chế.

Tất nhiên định chế ấy phải có lợi cho con người, cho cộng  đồng và được tuyệt đại bộ phận nhân dân cộng đồng biểu quyết thông qua. Những anh thèm tự do tổ tông là thiểu số.

Anh cảnh sát Philippine kia đã phải giằng xé đến mức bật khóc. Hình ảnh ấy nó vừa biểu hiện sự cao cả vừa tuyệt vọng trong một con người. Nó chứng tỏ anh này có một cái phông nền văn hóa rất vững, được giáo dục rất chu đáo, mặt khác là một viên chức mẫn cán...

Thôi chả tán nữa, anh ấy đây, cùng xem và cùng tán nhé:

Nhân dân- người biểu tình chia sẻ
Người nước ngoài cũng chia sẻ
Như là chị với em nhé...
Anh này giơ 2 ngón tay thân thiện về phía người biểu tình đề nghị... ngừng chiến

Nếu còn là con người thì đừng đụng đến lãnh tụ của dân tộc.

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

    Đây là bài viết mang quan điểm của cá nhân cũng như quan điểm của một con dân đất Việt yêu chuộng hòa bình và tự do. Tôi muốn bày tỏ những ý kiến và suy nghĩ của một người dân bình thường về vấn đề trong thời gian gần đây có một bộ phận những trang mạng lề trái đã có rất nhiều bài viết đụng chạm đến Bác Hồ-lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.






     Tôi thấy rằng lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua biết bao nhiêu thăng trầm và biến cố. Dân tộc Việt Nam đi từ thịnh suy, suy thịnh nhưng chúng ta không bao giờ mất đi cái gốc của dân tộc chúng ta. Đất nước trải qua biết bao nhiêu lần bị giặc ngoại xâm nhưng cũng bao nhiêu lần đánh đuổi được giặc để thu lại non sông bờ cõi. Mỗi thời đại đều có những vĩ nhân và Bác Hồ của chúng ta là một vĩ nhân như vậy. Chính Bác đã đưa dân tộc Việt Nam chúng ta thoát khỏi kiếp lầm than nô lệ, đưa đất nước thoát khỏi cảnh giày xéo của giặc ngoại xâm. Đang lúc đất nước như đi vào thời kỳ đen tối nhất của lịch sử thì Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc, đem lại tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho mỗi con người. Thế mà sau ngày người mất hơn 40 năm đã có những kẻ dám ngồi để viết lại lịch sử và bôi nhọ Người. Thật là một việc làm chỉ có ở những kẻ vô lương tâm.

     Theo tôi nghĩ nếu như nước Mỹ có George Washington, Cu Ba có Phidel Caxtro thì Việt Nam chúng ta có chủ tịch Hồ Chí Minh. Đấy là niềm tự hào cho toàn dân tộc chúng ta. George Washington đã đưa nước Mỹ độc lập sau những năm dài thuộc địa của Anh thì Bác Hồ chúng ta đã đưa đất nước Việt Nam độc lập sau những năm dài là thuộc địa của Pháp và đang trong lúc nước sôi lửa bỏng của lịch sử. Những ai có tâm thì đều sẽ hiểu được sự gian nan của giai đoạn lịch sử khi chúng ta giành độc lập vào năm 1945. Thực sự thì chúng ta đã giành được độc lập từ một số thế lực ngoại xâm chứ chẳng phải là mỗi Nhật lúc đó. Nếu so sánh chúng ta giành độc lập năm 1945 với nước Mỹ năm 1776 thì chúng ta sẽ thấy người Mỹ giành độc lập dễ dàng hơn nhiều. Vì khi đó lục địa Bắc Mỹ đang rất giàu có. Còn chúng ta thì sao? Vào cái năm 1945 ấy có hơn 2 triệu đồng bào chúng ta bị Nhật “giam cho chết đói”. Và Pháp - Tưởng đã quay lại để rắp tâm cướp nước ta…Thế nên vào cái giai đoạn khó khăn đó chúng ta thấy rằng chính Bác Hồ chúng ta đã đưa ra được những chính sách sáng suốt để đưa dân tộc ta vượt qua cơn nguy nan.

THI TỘI THI NỢ

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Không kể chuyện các cháu đi thi mà trong túi chỉ có vài ba trăm ngàn đồng, vạ vật, không kể chuyện phía sau những đồng tiền nhàu nát đó là lợn, gà, lúa... các loại mà bố mẹ các cháu đứt ruột bán đi để lo cho con "bằng anh bằng em" thì hai câu chuyện dưới đây không thể không khiến chúng ta phải suy nghĩ, phải thở dài, phải ám ảnh...

Câu chuyện thứ nhất là 2 mẹ con từ Thái Nguyên xuống kinh đô dự thi, tất nhiên là mẹ dẫn con đi, nhưng mẹ cũng chưa bao giờ ra khỏi làng. Hành trang mang theo có mấy trăm bạc. Thế quái nào mà mẹ con lạc nhau. Là cũng vì thương con, lẽ ra ngồi ăn cơm bụi cùng mọi người ở cái nhà trọ chung ấy rồi bìu díu nhau mà về, bà này sợ con đói mang cơm về cho con trước. Và... đi lạc. Thế là náo loạn lên. Mẹ thì lao ra cổng trường vật vã ở đấy khóc lên khóc xuống. Con thì đinh ninh mẹ bị... bán sang Trung Quốc, chỉ có 100 ngàn trong túi, đã tiêu hết 80 nghìn xe ôm ra Mỹ Đình, 20 nghìn không đủ mua vé về nhà nên cháu... đi tắc xi, vì về nhà sẽ mượn tiền trả. Tất nhiên rồi cả công an, sinh viên tình nguyện, rất nhiều người tốt bụng xúm vào, 2 mẹ con lại được gặp nhau để tiếp tục thi sau khi con đã cưỡi 2 vòng tắc xi Hà Nội Thái Nguyên và ngược lại. Sau cú sốc ấy, cô bé này mà thi đậu đại học thì quả là một kỳ tài... Và quan trọng hơn, đến bao giờ nhà cháu mới trả hết số tiền mấy triệu "ngoài dự tính" là cưỡi tắc xi 2 vòng ấy?

Câu chuyện thứ 2 là bố từ Khánh Hòa đưa con ra Huế thi, có 10 triệu mang theo (tiền mẹ ở nhà phải vay mượn tứ tung, mang ra thi 2 đợt, phòng thân, về thừa sẽ trả lại), thế quái nào mà lục túi không thấy đâu nữa. Thế là ông bố lên cơn điên. Điên thật sự, phải vào bệnh viện tâm thần, bởi 10 triệu với ai đấy có thể rất nhỏ, nhưng với gia đình ông thì đấy là một gia sản... và vì thế mà trước cái sự khủng khiếp của 10 triệu không biết đi đâu rồi ông đã hoảng loạn và phát điên...

Nước ta vừa trải qua một kỳ thi tốt nghiệp với gần 100% đậu (năm nay đậu có ít hơn các năm trước), tức là một kỳ thi chỉ để chọn ra một số lượng rất ít thí sinh rớt, nhưng tổ chức rất hoành tráng rềnh rang cấp quốc gia. Một kỳ thi mà rất nhiều người đã đề nghị là bỏ, hoặc giao cho các trường phổ thông tự kiểm tra rồi cấp chứng chỉ tốt nghiệp, bởi bản thân cái bằng tốt nghiệp cấp 3 ấy bây giờ chả có giá trị gì, trừ việc để thi vào đại học. 

Và bây giờ là cuộc thi căng thẳng hơn- thi vào đại học, mà lẽ ra có thể giao cho các trường đại học tự chủ để họ tự chọn sinh viên của họ, và họ chịu trách nhiệm với  chất lượng đầu ra của họ, thì cả nước vẫn lao vào một cuộc thi chung đầy bi hài kịch như thế...

KHÔNG CẤM ĐƯỢC MẠI DÂM ĐÂU CÁC BÁC ƠI

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Hôm nay thấy bác NXP chủ trì cuộc họp sơ kết chống mại dâm và vài thứ liên quan, rồi tivi lại nhấn mạnh bằng mấy phóng sự, ta thấy mại dâm lổm ngổm trên... tv.

Nhà cháu vẫn giữ quan điểm là, không thể nào chống hoặc cấm được mại dâm đâu. Càng chống nó càng xì ra thôi. Về lịch sử, nó có từ khi có... loài người. Về kinh tế, nó là sự mua bán sòng phẳng. Về tâm sinh lý, nó là nhu cầu có thật. Về quản lý, chúng ta đã quản hàng mấy chục năm nay, càng quản càng... vô lý...

Hiện nay, tình dục đã trở thành một trong những nhu cầu đi kèm... du lịch, nó đương nhiên và công khai ở cả các nước cấm và không cấm. Ở Việt Nam ta, hàng năm đã bỏ ra rất nhiều tiền để chống, để cấm, càng bỏ ra thì "sự nghiệp" ấy càng phát triển, hoành tráng hơn, huy hoàng hơn, chuyên nghiệp hơn... mà Đồ Sơn, Quất Lâm, TP HCM, HN và tất cả các tỉnh thành đều có là ví dụ... không điển hình vì nó đã đại trà.

Mà khi cấm không được thì sinh ra rất nhiều tệ nạn. Thứ nhất là nhà nước phải bỏ ngân sách ra để chống để cấm cái mà biết là càng cấm càng chống nó càng... phát triển. Thứ 2 là nó sinh ra một xã hội rất lộn xộn, những khu đèn đỏ công khai dẫu về nguyên tắc nó phải là phi pháp, hoạt động bí mật. Thứ 3 là sinh ra một lớp người "dưới đáy" trong khi lẽ ra họ không phải bị phân biệt đối xử, bị coi thường, bị xúc phạm nhân phẩm như thế. Theo thống kê thì chị em bán dâm là tầng lớp bị bóc lột kinh khủng nhất. Tin mới đưa một ông hẩm hiu nào đó bỏ ra 13 triệu mua trinh môt cháu vị thành niên, thì cháu ấy chỉ được cầm 3 triệu, còn 10 triệu nằm ở cò. Để có thể an toàn bán của cải của chính mình, chị em phải nuôi mặt rô, chủ chứa, các loại chăn dắt, và không loại trừ sự bảo kê của các nhân viên công lực. Tiền đến tay các em chỉ là một số rất nhỏ so với số khách bỏ ra. Ở Đồ Sơn có thời mỗi dù các em chị được 20 ngàn trong khi khách phải trả đến 135 nghìn cho một cuốc...

Và bởi cứ lén lút thâm thụt thế nên cả người mua và bán nó không ra con người. Nó rất là... súc vật. Thì lúc nãy đây thôi, tivi lại đưa cận cảnh mấy người, cả mua và bán, thỗn thện ngồi trên giường. Là còn có phòng có giường, chứ nhiều phi vụ chỉ cần gốc cây bãi cỏ... rất mất vệ sinh theo nghĩa đen.

Thì bệnh tật ở đấy chứ đâu, AIDS ở đấy chứ đâu?

Chứ nếu cho nó là 1 nghề, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, thì chả ai bị xúc phạm, bị hạ cấp nhân phẩm, mà lại quản lý được bệnh tật, thậm chí thu được... thuế, mà không bị rình mò, lập chuyên án, sống bất an, phải bỏ tiền  ra bắt cóc cho vào đĩa...

Vấn nạn đạo văn

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Đây là vấn đề thuộc vào loại "biết rồi, khổ lắm ..." (Vũ Trọng Phụng") . Ấy thế mà tôi vẫn thấy cần thiết lên tiếng. Hôm qua, nhân dịp đọc luận án tiến sĩ (của một bác sĩ gửi tôi đọc và cho ý kiến), tôi thấy vài đoạn văn quen quen, và đọc đến phần cuối thì tôi phát hiện đó là những đoạn văn của tôi. Đó là những đoạn văn trong các bài báo đã đăng trên Thời sự Y học vài năm trước đây. Ngạc nhiên hơn, có những đoạn văn của tôi đăng trên báo phổ thông (như Tuổi trẻ) cũng được đưa vào luận án!

Cảm giác đầu tiên là tôi vui, vì thấy những công trình ở VN của mình được chú ý và tham khảo (nói theo tiếng Anh là có citation). Nhưng ngay sau đó là cảm giác buồn, vì em ấy không hề đề nguồn, không theo đúng với qui ước khoa học. Nói cách khác, em ấy đã "phạm tội" đạo văn. Cảm giác buồn dâng cao hơn khi sáng nay đọc một bài báo về một luận án tiến sĩ khác cũng đạo văn, và người đạo văn nay đã là một phó giáo sư đang giữ trọng trách trong một đại học. Những câu chuyện đạo văn và thăng quan tiến chức như thế xảy ra rất thường xuyên, với mật độ càng ngày càng cao hơn trên báo chí, làm cho người ta cảm thấy đạo văn đã trở thành một vấn nạn ở VN.

Đạo văn, theo cách hiểu của giới học thuật, được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp. “Không thích hợp” ở đây có nghĩa chính là không ghi rõ nguồn gốc. Đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình. Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.

Chẳng riêng gì ở VN, đạo văn còn rất phổ biến ở China. Mức độ phổ biến đến nổi giới học thuật Mĩ và China xem đó là một vấn nạn, làm cho China khó có thể sánh vai cùng các cường quốc khoa học và giáo dục trên thế giới. Ngay cả các nước tiên tiến, nạn đạo văn cũng khá phổ biến. Theo tập san Nature, trong một số ngành khoa học, nạn đạo văn (kể cả tự đạo văn) có thể lên đến 20% trong các bài báo đã công bố. Trước đây có người xem xét 660 bài báo đã công bố trên 3 tập san hàng đầu trong ngành phẫu thuật và phát hiện khoảng 12% bài báo có cấu trúc giống nhau, 3% sử dụng từ ngữ hoàn toàn giống nhau, và khoảng 8% sử dụng từ ngữ rất giống nhau. Hai tác giả còn phát hiện khoảng 14% các công trình nghiên cứu này thuộc vào loại “tự đạo văn” hay “tự đạo số liệu”.

Vấn đề đạo văn ở VN, theo tôi, còn có một chiều kích khác: thầy cô và hiểu biết. Có thể nói rằng một số thầy cô trung học và đại học ở VN không biết đạo văn là gì, và cũng chẳng am hiểu qui ước trích dẫn. Điển hình cho hiểu lầm về trích dẫn là phát biểu sau đây trên báo Người lao động: “Nguyên tắc nghiên cứu khoa học, khi đã sử dụng dù chỉ một từ vẫn phải có trích dẫn chữ dùng của ai.” Thật ra, không có nguyên tắc nào đòi hỏi người ta phải trích dẫn nếu sử dụng chỉ 1 từ cả, ngoại trừ đó là một thuật ngữ đặc biệt chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, có qui ước: khi dùng hay sao chép hơn 3 hay 4 từ liên tục từ một nguồn thì cần phải để trong ngoặc kép hoặc đề nguồn.

Một hiểu lầm khác về “giai tầng” học thuật và đạo văn. Có ý kiến cho rằng “Trong nghiên cứu khoa học, ai cũng biết một luật bất thành văn là luận án tiến sĩ không thể nào trích dẫn, tham khảo tài liệu ở những công trình có học vị thấp hơn. Một luận án tiến sĩ mà dựa trên nghiên cứu, quan điểm của sinh viên thì khó chấp nhận.” Thật ra, không có qui định thành văn hay bất thành văn nào như thế. Rất nhiều tập san khoa học quốc tế không cho phép tác giả đề học vị và chức danh. Do đó, một công trình nghiên cứu trên tập san khoa học như thế, làm sao chúng ta biết tác giả đó có bằng cử nhân hay tiến sĩ? Thật ra, khoa học rất bình đẳng trong tri thức, và trích dẫn trong khoa học không phân biệt đẳng cấp và học vị của tác giả của nguồn thông tin.

Thầy cô mà còn chưa am hiểu vấn đề đạo văn thì chúng ta khó trách trò. Quay lại trường hợp tôi nêu trên, điều làm tôi ngạc nhiên là em bác sĩ ấy đạo văn từ những công trình của tôi, mà chính lại gửi cho tôi đọc! Điều này có thể nói lên rằng em ấy không hiểu đạo văn là gì, hay nghĩ tôi không để ý. Nhìn một cách rộng lượng hơn, có thể em ấy chẳng hiểu đạo văn là gì, nên phạm lỗi. Cũng có người thành thật hơn, nói rằng vì câu văn gốc của tác giả (tiếng Anh) hay quá nên không biết viết lại sao cho đủ ý. Dĩ nhiên, sự khó khăn đó không thể biện minh cho đạo văn, vì đạo văn được xem là một scientific fraud.

Đối với những người than phiền không có cách nào diễn giải ý tưởng của người trước tốt hơn, tôi thường chỉ ra vài mẹo. Những mẹo này chưa chắc làm cho câu văn tốt hơn, nhưng sẽ không vướng phải tội đạo văn. Thông thường tôi khuyên đương sự vài mẹo diễn tả ý tưởng như sau:

(a) Thay đổi vị trí từ ngữ trong câu văn. Chẳng hạn như nếu người ta dùng chữ before, thì mình thay thế bằng những chữ có nghĩa gần với chữ gốc, như previously, beforehand, prior, in the past, v.v.

(b) Thay đổi thể văn chủ động (active) sang thụ động (passive), hay ngược lại. Nếu người ta viết “Optimizing peak bone mass during the early years is thought to be a key factor in preventing osteoporosis later in life” thì mình có thể viết lại theo thể chủ động “To prevent postmenopausal osteoporosis, several experts consider that it is important to build bone mass during adolescence”, và dĩ nhiên không quên đề nguồn.

(c) Nếu câu văn gốc hơi dài, thì mình chia câu văn thành nhiều cáu văn ngắn, và viết lại theo ý tác giả.

Mặc dù ở đâu cũng có đạo văn, cái khác nhau là cách giải quyết và xử lí vấn đề. Nếu là bài báo khoa học đã công bố thì tập san có thể rút bài báo xuống. Nếu là luận án thì nghiên cứu sinh phải viết lại. Nhưng cũng có vài trường hợp có kết quả xấu. Năm 2004, một trường hợp đạo văn gây sự chú ý trong giới khoa bảng vì thủ phạm là một giáo sư thuộc một trường đại học danh giá nhất thế giới: Đại học Harvard. Sultan là một giáo sư miễn dịch học tại trường y thuộc Đại học Harvard đạo văn từ 4 bài báo của các nhà khoa học khác, và bị phát hiện khi bài báo của ông được bình duyệt. Sau khi điều tra, ông bị cấm làm chuyên gia bình duyệt (reviewer) các báo cáo khoa học trong vòng 3 năm. Tất nhiên, sự việc cũng gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Một trường hợp gần đây nhất cũng làm xôn xao dư luận báo chí vì sự việc lại xảy ra tại Đại học Harvard. Kaavya Viswanathan là một sinh viên gốc Ấn Độ, 19 tuổi, có tài viết văn, và được xem là một ngôi sao đang lên với đầy triển vọng qua cuốn tiểu thuyết “How Opal Mehta Got Kissed, Got Wild, and Got a Life”. Nhưng ngay sau khi xuất bản, người ta phát hiện cuốn tiểu thuyết có nhiều đoạn “trùng hợp” hay lấy từ hai cuốn tiểu thuyết “Sloppy Firsts” (in năm 2001) cuốn “Second Helpings” (in năm 2003) của Nhà văn Megan F. McCafferty. Hệ quả là cô nhà văn trẻ tuổi này mất một hợp đồng 500.000 USD với một nhà xuất bản khác, và không cần phải nói thêm, sự nghiệp viết văn của cô coi như chấm dứt.

Còn ở nước ta trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn cũng được giới báo chí nhắc đến rất nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực văn học. Trong nghiên cứu khoa học, nạn đạo văn có liên quan đến những giảng viên và giáo sư cũng được nhiều nghiên cứu sinh đồn đại qua lại, nhưng chưa có bằng chứng hiển nhiên. Có trường hợp đạo văn khá hi hữu vì sự đạo văn cực kì trắng trợn và … thô. Năm 2000, hai tác giả nguyên là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nhật và một tác giả người Nhật công bố bài báo có tựa đề là “Ship’s optimal autopilot with a multivariate auto-regressive eXogenous model” trong hội nghị về ứng dụng tối ưu hóa tại Nga. Đến năm 2004 bài báo đó được xuất hiện trong một hội nghị cũng về ứng dụng tối ưu hóa tại Nhật nhưng với một tựa đề na ná “An optimal ship autopilot using a multivariate auto-regressive exogenous model” với 10 tác giả từ Việt Nam! Điều khó tin là 99% câu chữ, 100% các số liệu, thậm chí hình ảnh con tàu Shioji Maru trong bài báo năm 2004 lấy nguyên vẹn từ bài báo năm 2000. Khi tác giả bài báo gốc liên lạc với các tác giả bài báo năm 2004 để tìm hiểu thêm nguyên do và lời giải thích, thì sự việc rơi vào im lặng. Báo chí hôm nay lại nêu một nghi án đạo văn liên quan đến một phó giáo sư, nhưng hình như vấn đề cũng chẳng có ai giải quyết và có thể lại rơi vào im lặng.

Riêng trường hợp của em bác sĩ, tôi chỉ viết thư riêng cho em ấy nhắc nhở em nên ghi nguồn dữ liệu và cố gắng viết lại ý tưởng bằng câu chữ của em. Tôi thấy không cần phải gây ồn ào làm gì, vì em ấy còn nhiều cơ hội để học hỏi. Không ai biết tình trạng đạo văn trong các đại học ở VN phổ biến như thế nào, nhưng chắc chắn là nhiều (trên 10% luận văn và luận án?). Nếu VN muốn trở thành một “actor” trên trường khoa học quốc tế thì cần phải có biện pháp và chiến lược ngăn ngừa đạo văn ngay từ bậc tiểu học.
 

(Bài viết của tác giả Tuan Nguyen)

VN có bao nhiêu tác gia? Nhân đọc "Từ điển Văn học Việt Nam"

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Gặp lại một bài cũ (đã đăng trên Tạp chí Việt hơn 10 năm trước), nhưng chưa có dịp giới thiệu các bạn trong nước. Đọc lại vẫn thấy có ích. Nhân đọc "Từ điển Văn học Việt Nam", tôi thử đếm xem VN có bao nhiêu tác gia, họ sống thọ bao lâu, quê quán ở đâu, v.v. Nhìn sơ qua con số thì thấy dân Thanh Nghệ Tĩnh hơn hẳn Tràng An! 

Gần đây, có một số ý kiến cho rằng nền văn học Việt Nam thời Trung đại, nhất là từ đầu thế kỉ 18 trở về trước, rất yếu kém, vì sáng tác của các tác gia thời đó còn rất khiêm tốn (xem, chẳng hạn như, Tạp san Việt với chủ đề "Văn học Việt Nam bước vào thế kỉ 21" [1]). Tuy nhiên, phần lớn những nhận xét như thế thường mang tính định chất và có khi dựa vào quan điểm chủ quan của tác giả. Thực vậy, cho đến nay, chưa có một phân tích định lượng một cách có hệ thống nào để cho thấy nhận xét trên có cơ sở hay không. Một câu hỏi hiển nhiên là tại sao mức độ sáng tác của những người làm văn nghệ thời trước lại kém. Ngoài vài nguyên nhân khả dĩ liên quan đến đề tài sáng tác, một giả thuyết có thể đặt ra ngay là số lượng người làm nghề sáng tác trong các thế kỉ trước chưa nhiều.

Giả thuyết đó nảy sinh ra vài câu hỏi khác mang tính định lượng mà tôi hằng thắc mắc là: có bao nhiêu tác gia Việt Nam trong thời kỳ lập quốc cho tới nay, thân thế họ ra sao, có bao nhiêu người là nữ, họ đã sáng tác và để lại được bao nhiêu tác phẩm lớn, v.v.. Thật là khó mà trả lời một cách chính xác cho những câu hỏi như thế, vì một phần nó nằm ngoài chuyên môn của tôi, và một phần sử liệu về văn học của nước ta chưa được soạn thảo một cách có hệ thống. Nhưng may thay, mới đây, soạn giả Lại Nguyên Ân cùng với Bùi Văn Trọng Cường đã sưu tầm tiểu sử và sáng tác của một số tác gia tiêu biểu từ nguồn gốc đến thế kỉ 19, và hệ thống hoá trong cuốn sách Từ điển Văn học Việt Nam (TĐVHVN) [2]. Những tác gia này được xem như là những người đã đặt nền móng cho nền văn học nước nhà trước thế kỉ 20. Thực ra, TĐVHVN không những trình bày tiểu sử của các tác gia, mà còn có nhiều thông tin liên hệ đến các tác phẩm cùng các hiện tượng đáng chú ý của tiến trình văn học dân tộc. Sách còn có những mục từ giải thích các thể loại thơ, văn, hát.
Vì thấy sách cung cấp những thông tin có thể dùng để trả lời những tò mò trên của tôi, nên tôi đã thử làm một vài phân tích thống kê về các dữ kiện trên [3]. Bài viết này chỉ nhằm tóm lại kết quả của phân tích đó nhằm cống hiến cho độc giả có một cái nhìn định lượng, nhưng tổng quan, về các tác gia và tác phẩm Việt Nam thời trước thế kỉ 20.

Nên xem lại “nghiên cứu khoa học”

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Sáng nay, một bạn đọc nhận xét rằng “Em thấy hiện tại ai ai, cũng làm ‘nghiên cứu khoa học’”. Em để bốn chữ đó trong ngoặc kép. Nhận xét này làm tôi có cảm hứng viết ra suy nghĩ của cá nhân tôi về câu hỏi: thế nào là nghiên cứu khoa học.


Hiện nay ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học gần như trở thành một phong trào. Hầu như cơ quan nào cũng có chính sách -- lớn hay nhỏ -- khuyến khích nghiên cứu khoa học. Phong trào này nó lan rộng từ thành phố đến tỉnh và thậm chí cấp huyện. Các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, v.v. có lẽ là những nơi hăng hái nhất vì họ ở trong điều kiện và bối cảnh lí tưởng để làm nghiên cứu. Nhưng ngay cả những nơi mà điều kiện khoa học còn hạn chế cũng hăng hái nói đến nghiên cứu khoa học. Phong trào này cũng giống như cái thời mà người ta hô hào “phát huy truyền thống dân tộc anh hùng, mạnh dạn tấn công vào khoa học kĩ thuật”. Chú ý những chữ rất kêu: dân tộc anh hùng, tấn công, khoa học, kĩ thuật. Đọc lên thì nghe rổn rảng, nhưng suy nghĩ kĩ thì nó chỉ là một cụm mĩ từ chỉ để nói suông cho vui tai. Nhìn chung thì đó là một bức tranh sinh động và đáng khen. Nhưng nhìn kĩ thì hình như phong trào nghiên cứu khoa học có vấn đề.

Vấn đề chủ yếu là phong trào đó (nghiên cứu khoa học) chỉ nhằm để đáp ứng với những chỉ tiêu và “mục tiêu chính trị”. Chẳng ai biết mục tiêu chính trị là gì, nhưng ai cũng cảm nhận rằng đó là mục tiêu quan trọng, vì hoàn thành mục tiêu chính trị có liên quan đến danh dự của cơ quan. Nhưng còn một lí do khác mà người ta hăng say làm nghiên cứu khoa học: thi đua. Ở VN có những danh hiệu rất lạ, và một trong những danh hiệu đó là “chiến sĩ thi đua”. Chẳng biết dịch sang tiếng Anh ra sao, nhưng tôi mường tượng rằng đó là một danh hiệu quí. Trong bệnh viện, theo tôi biết, để có danh hiệu quí đó, cá nhân phải có nghiên cứu khoa học. Ở các đại học cũng thế, chiến sĩ thi đua là một danh hiệu thường rơi vào những cá nhân có thành tích trong nghiên cứu khoa học. Do đó, có thể nói rằng cái động cơ để bác sĩ, giảng viên, chuyên gia,.v.v làm nghiên cứu khoa học chưa chắc là đi tìm sự thật hay phát minh gì, mà chỉ để nâng cao khả năng có được cái danh hiệu mà chỉ ở VN mới quí trọng.

Còn một lí do khác nữa cho nghiên cứu khoa học: để có học vị. Thời đại ngày nay, ai cũng muốn có tấm bằng sau cấp cử nhân, như masters (đáng lí ra dịch là “cao học”), và nhất là tiến sĩ. Không theo nghiệp học thuật thì các bác sĩ cũng cố gắng lấy cái bằng “chuyên khoa II” (cũng một lần nữa chỉ có ở Việt Nam!) Để có những cái bằng này, ứng viên phải làm nghiên cứu khoa học. Để thành một tiến sĩ, họ cần phải có những kĩ năng cần thiết, trong đó có kĩ năng làm nghiên cứu khoa học. Do đó, làm hay tham gia vào nghiên cứu là một cách rất thiết thực để có kĩ năng chuyên môn. Thật ra, ở các nước như Úc và Anh, học tiến sĩ chủ yếu là làm nghiên cứu chứ không có học coursework như bên Mĩ. Trong những trường hợp này tôi nghĩ nghiên cứu khoa học có thể là chính đáng.

Anh GA

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Cũng bất ngờ như khi công bố, quyết định thu hồi cái quyết định ban thêm 2 điểm cho các mẹ Việt Nam anh hùng đã được đưa ra không một lời giải thích (chứ chưa nói đến xin lỗi). Ở Miền Trung, anh Ga rất nổi tiếng. Có mấy người bạn tôi dân Bình Định nói anh Ga tên thật là... Gà, khi sang Pháp học thì tiện thể đổi sang Ga. Là họ kể thế để khâm phục anh, hồi ấy đại học Đà Nẵng tiến sĩ khoa học rất ít (còn tiến sĩ khoa học nó khác tiến sĩ không khoa học thế nào thì lại phải... hỏi bộ giáo dục đào tạo), thế mà anh Ga oạch phát thành tiến sĩ khoa học, mà ở tận Pháp, cái xứ không hề xuê xoa với khoa học, không thể xin xỏ hay phong bì để mà tiến sĩ được.

Đang ngon trớn thế, uỵch phát anh ký cái quyết định kinh thiên động địa kia, nó khiến cho biết bao con dân đất Việt suýt chết sặc vì cười. Nhưng may, anh cũng dũng cảm sửa sai, dù sau đấy anh có trả lời phỏng vấn (cùng anh Khôi vụ trưởng) rằng thì là thế lọ thế chai... giờ thì anh ký cái này thu hồi cái kia, coi như một cách anh công nhận mình sai- hoặc ít nhất là hớ.

Định viết một cái gì về việc này thì đọc cái thư ngỏ của bác An Thanh Lương, thấy thấm quá, bèn xin phép bác ấy đưa về đây, mời các bạn chia sẻ:



Thư ngỏ gửi anh Bùi Văn Ga Thứ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo

Chiều nay đọc trên Facebook, biết tin anh đã kí thông tư số 28 bãi bỏ ưu tiên cộng 2 điểm thi đại học đối với bà mẹ VN anh hùng, những người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945, người hoạt động cách mạng từ 1-1-1945 đến tháng 8-1945. Như vậy chính anh đã kí phủ định thông tư số 24 ngày 4-7 ban hành thông tư cộng điểm ưu tiên quái gở này
 
Lúc đó tôi đã viết trên FB sẽ “chửi” cho anh một trận

Bây giờ ngồi viết những dòng này, tôi lại thấy thương anh. Chẳng qua anh cũng là người ăn quả đắng của lũ quân sư quạt mo, các chuyên viên, các vụ trưởng vụ phó, những người giúp việc cho anh mà thôi. Mà anh có biết không, từ lâu rồi, người ta gọi cái lũ này là tầng lớp “trung gian nịnh thần”!

Tôi biết Bùi Văn Ga khi anh làm hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và vừa hoàn thành luận án tiến sĩ ở Pháp về sử dụng khí ga hóa lỏng. Lúc đó tôi đang làm biên tập viên cho Tạp chí Đăng kiểm. Thấy đề tài sử dụng khí tự nhiên khá thời thượng nhất là khi vấn đề môi trường, môi sinh đang được cả loài người quan tâm. Tôi mời anh cộng tác và rất có cảm tình khi biết anh dù rất bận rộn với công tác quản lí và nghiên cứu khoa học nhưng vẫn nhận lời. Nay tôi còn giữ số điện thoại của anh.

Cũng với niềm tin như tôi, Tập đoàn taxi Mai Linh của anh Hồ Huy còn đầu tư tiền bạc hoán cải hàng chục xe từ chỗ chạy bằng xăng, thêm một cái bình đựng khí ga hóa lỏng trong cốp xe. Rồi một số cây xăng ở Đà Nẵng cũng thêm cây bán khí ga sinh học hóa lỏng

Nhưng than ôi!Từ lý thuyết đến thực tế là cả một khoảng cách rất xa vời. Các xe hoán cải theo sáng kiến của tiến sĩ Bùi Văn Ga như chứa trong mình một quả bom nổ chậm. Hành khách sợ vãi linh hồn khi đi loại xe này. Mai Linh đau đớn tháo gỡ các bình ga. Dự án đầy tham vọng của Bùi Văn Ga thất bại thảm hại

Nhưng Bùi Văn ga vẫn được cái tiếng dám nghĩ, dám làm. Và từ cái tiếng đó, Ga được cất nhắc làm thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phụ trách mảng đại học do các vị tiền nhiệm Nhung và Bành để lại với rất nhiều vấn đề nổi cộm chưa được giải quyết. Nhất là thời ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng đã cho các Trường Đại học tư thục mọc lên như nấm sau mưa

Nhiều đến nỗi chỉ tiêu tuyển sinh không đạt. Vơ bèo gạt tép cũng không đủ cơ số học sinh sinh viên. Nhiều trường có nguy cơ đóng cửa. Cơ sở vật chất đầu tư hàng trăm tỉ đồng, bây giờ không có học sinh, nguy cơ vỡ nợ rất lớn

Bài toán hóc búa này đòi hỏi Giáo sư Tiến sĩ Bùi Văn Ga phải nhanh chóng có lời giải, mà một trong những lời giải đó là Thông tư số 24 do Bùi Văn Ga kí ngày 4-7 trong đó quy định một số đối tượng “ảo” được hưởng ưu tiên khi thi vào đại học

Xa rời thực tiễn là rất đáng trách. Xa rời thực tiễn đến mức các đối tượng đề xuất đã trên 80 tuổi càng đáng trách hơn. Nó như xát thêm nỗi đau vào những bà mẹ đã mất con, đã âm thầm lặng lẽ chịu đựng bao tháng ngàynay bỗng bị lôi ra xăm soi mổ xẻ.Nhưng có thể thông cảm phần nào bởi khi các bà mẹ VN anh hùng “ba lần tiễn con đi ba lần khóc thầm lặng lẽ” thì cậu bé Ga còn mặc quần thủng đít nên khi thấy trên bảo phải ưu tiên các đối tượng này nọ, khi cấp chuyên viên trình “đểu” là nhắm mắt kí bừa

Nhưng đáng trách hơn chính là viên cục phó cục gì đó ở Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã mơ hồ khi đánh đồng giữa bà mẹ Việt Nam anh hùng có con cái hy sinh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc với bà mẹ có con duy nhất dũng cảm cứu người mà được phong liệt sĩ và từ đó biện hộ rằng bà mẹ đó có thể chỉ 30 tuổi và có thể thi đại học và được cộng điểm, và kết luận thông tư của Bộ Giáo dục đào tạo không sai!
Thưa ông cục phó dốt nát và láo khoét, bà mẹ đó nếu có chỉ có thể gọi là bà mẹ có người con dũng cảm hy sinh cứu người chứ không thể là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tham mưu như thế chỉ làm khổ lãnh đạo. Hỡi các vị “trung gian nịnh thần”! Không biết hàng ngày các vị ngồi trong văn phòng máy lạnh nghiên cứu cái chi chi hay chỉ nhăm nhăm chờ dự án này dự án nọ để chấm mút và cho ra đời các văn bản quái thai quái gở như vậy.

Tôi có thể bào chữa cho thứ trưởng Ga đôi điều. Không nước nào như nước ta Luật do Quốc hội thông qua lại cần có nhiều nghị định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị để thi hành. Trên chính phủ có hẳn một vụ chuyên kiểm tra các văn bản trước khi Thủ tướng hay Phó thủ tướng kí. Chúng ta có Bộ Tư pháp có trách nhiệm thổi còi khi các văn bản của các Bộ trái luật. Nhưng sao trong trường hợp ngớ ngẩn này Bộ Tư pháp im như thóc? Chả lẽ sắp tới để tránh các sai sót, sẽ bỏ chế độ kí nháy, mỗi bộ lại đẻ thêm một vụ xem xét các văn bản trước khi ban hành. Thế thì biên chế sẽ phình to không biết thế nào mà kể. Ôi! sự nghiệp hành chính nước ta sao lắm vấn đề thế!

Trở lại chuyện thứ trưởng Bùi Văn ga chỉ trong 12 ngày kí hai văn bản đá nhau, cho dù có người khen là biết phục thiện, đã thể hiện bản lĩnh chính trị, trình độ quản lý yếu kém của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo từ cấp Thứ trưởng đến cấp Bộ trưởng. Trong chuyện làm mất uy tín của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không thể vô can khi cho rằng :mảng đại học tôi đã giao cho anh Ga, mảng phổ thông tôi đã giao cho anh Hiển, mảng đào tạo tôi đã giao cho chị Nghĩa…Thế thì cần gì ông phải làm bộ trưởng nữa. Hay ông chỉ có nhiệm vụ gật gù khi họp Hội đồng chính phủ hàng tháng và giật mình khi Thủ tướng chợt hỏi tình hình giáo dục hiện nay ra sao. Việc ông lo lắng quan tâm nhất là lo trả lời trơn tru chất vấn của các đại biểu quốc hội để lần bỏ phiếu tín nhiệm sau không bị đội sổ

Không biết ông Ga, ông Luận có biết xấu hổ không nhỉ. Tôi biết các ông chả bao giờ dám từ bỏ quyền lợi khi đã ngồi ở vị trí này để từ chức nên không dám đề xuất

PS Lâu lắm mới lại thấy ông Ga trên ti vi khi ông đi kiểm tra thi cử. Ô! Sao dạo này cái bụng ông nó bự vậy. Thắt lưng tụt xuống dưới rốn khoe cái bụng tròn to như bà chửa sắp đẻ. Nhìn hình hài của ông bỗng nhớ đến ông Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Giàng Seo Phử sao nó nhiều mỡ làm vậy. Bỗng liên tưởng đến các cháu học sinh vùng cao gầy gò ốm yếu, cơm không có thịt mà buồn. Đề nghị anh Trần Bình Minh tránh đưa những hình ảnh phản cảm như thế lên cho bàn dân thiên hạ bình loạn nữa nhe.
 
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng và mẹ Việt Nam anh hùng, chắc chắn ông không dùng cái thông tư của anh Ga để... xúi mẹ đi thi đâu, mà hỏi mẹ ngủ được mấy tiếng, ăn được mấy thìa cơm mỗi ngày...

(Bài viết của tác giả Văn Công Hùng)

Vấn đề xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Tôi nghĩ một trong những vấn đề làm cho khoa học VN khó “cất cánh” là vấn đề xét duyệt và cung cấp kinh phí. Có thể thêm phần quản lí dự án nữa. Trong bài ngắn này tôi chỉ muốn nói phần xét duyệt đề cương nghiên cứu trước. Nhìn từ ngoài và nhìn từ xa thì qui trình xét duyệt đề tài nghiên cứu ở VN cũng chẳng khác mấy so với các nước tiên tiến, nhưng chỉ khi nào va chạm với thực tế thì mới thấy “nói vậy mà không phải vậy”, vì có rất nhiều lắt léo, ngóc ngách làm cho qui trình này chẳng giống ai. Những lắt léo đó làm cho nhiều người làm khoa học chân chính chán nản và bỏ cuộc. 


Cũng như ở các nước khác, mỗi năm các nhà khoa học VN nộp đề cương nghiên cứu. Bước kế tiếp là Sở Khoa học và Công nghệ (hay cơ quan có chức năng tương tự) tổ chức xét duyệt đề cương; nếu được phê chuẩn thì nhà khoa học sẽ được cung cấp kinh phí để thực hiện dự án. Nhìn như thế thì chẳng có gì khác với nước ngoài. Nhưng trong thực tế thì qui trình diễn ra không hẳn như mô tả. Đầu tiên là không phải đề cương nào cũng được chọn để ra hội đồng khoa học đánh giá. Người quyết định chọn đề cương lại là người của Sở KHCN, tức là một quan chức, thường thường là cấp trung. Có rất nhiều trường hợp quan chức này chẳng làm khoa học, hay nếu có làm thì chuyên môn chẳng có dính dáng gì đến đề tài nghiên cứu. Ấy thế mà quan chức này quyết định bước kế tiếp của đề tài nghiên cứu! 

Nếu đề cương lọt qua “mắt xanh” của quan chức Sở KHCN, thì chính quan chức này sẽ chọn hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu. Hội đồng khoa học thường có từ 7 đến 8 người. Trên danh nghĩa, những người ngồi trong hội đồng là những “chuyên gia hàng đầu” hay có khi gọi là “đầu ngành”, những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu khoa học. Nhưng trong thực tế thì không hẳn vậy. Rất nhiều trường hợp mà hội đồng chỉ bao gồm những người chẳng phải là “chuyên gia” (chứ chưa nói đến đầu ngành hay không), thậm chí chưa bao giờ làm nghiên cứu khoa học. 

Tôi có vài kinh nghiệm về các hội đồng này vì được ngồi như là một quan sát viên, nên cũng biết chút chút về cách làm. Cách làm của hội đồng này có thể nói là khá … hài hước. Khi vào họp, mỗi người trong hội đồng cầm một mảnh giấy, trong đó họ viết ra những nhận xét về đề cương nghiên cứu. Có người viết 3-4 trang, và khi phát biểu, họ chỉ đơn giản đọc 3-4 trang đó như là đọc diễn văn. Tôi đã chứng kiến có những người đưa ra những nhận xét cực kì sai lầm mà họ nói rất tự tin và dõng dạc! Có lần một chuyên gia nọ, được xưng tụng là chuyên gia số 1, đưa ra những con số về một đề tài mà tôi có thể khẳng định là sai từ đầu chí cuối. Có không ít người mang chức danh “phó giáo sư”, “giáo sư” với học vị [thấy xưng tụng là] tiến sĩ, nhưng trình độ chuyên môn và kiến thức căn bản thì hụt hẫng nghiêm trọng. Có người chẳng có chuyên môn gì trong ngành nhưng cũng đưa ra những nhận xét cứ như là chuyên gia thứ thiệt, nhưng nếu người có kinh nghiệm thì biết những nhận xét đó chỉ lấy từ … Google. Có người thì rất thích bắt bẻ tiếng Việt (như dấu hỏi / ngã, cách hành văn, v.v.) nhưng bản thân anh ta thì viết tiếng Việt (trong bản nhận xét) vẫn còn sai và văn phong thì chẳng ra cái thể thống gì. Tôi rất ngạc nhiên khi có người đòi mọi người phải xưng hô với anh ta là “Thầy thuốc nhân dân”. (Tôi ít khi nào thấy một người hợm hĩnh như thế trong đời). Phần lớn những người ngồi trong hội đồng chưa bao giờ làm nghiên cứu nghiêm chỉnh, chưa bao giờ có một công trình công bố quốc tế mà ngồi trong hội đồng để đánh giá một người đã từng có hàng mấy chục bài trên các tập san quốc tế.