Khi người ngủ thức dậy (9)

43 ý kiến, và ý kiến từ facebook

KHI NGƯỜI NGỦ THỨC DẬY

(H. G. Wells)

Sách cho me() - bản tiếng Việt: http://www.mediafire.com/?u0h9f3zxvq264z7

bản song ngữ: http://www.mediafire.com/?47lu84xctbpty32






Người mặc đồ tía vuốt hàm râu nhỏ của anh ta, lưỡng lự, và trả lời bằng một giọng nói khẽ, "Anh ấy là Howard, giám hộ trưởng của ông. Ông thấy đấy, thưa ‘giông’, — chuyện này hơi khó giải thích. Hội đồng chỉ định một người giám hộ và các trợ lý. Gian đại sảnh này trong những giới hạn nào đó là công cộng. Theo quy định là mọi người có thể được đáp ứng yêu cầu. Lần đầu, chúng tôi đã chặn những khung cửa. Nhưng tôi nghĩ — nếu ông không phiền, tôi sẽ để anh ấy giải thích."


"Kỳ cục" Graham nói. “Giám hộ? Hội đồng?" Rồi quay lưng mình về phía người mới đến, ông hỏi bằng giọng thấp, "Sao người này cứ nhìn chằm vào tôi? Anh ta là một nhà thôi miên?"


“Nhà thôi miên! Anh ấy là một cáp-pi-lô-tôm."


"Cáp-pi-lô-tôm!"


"Vâng — một trong những người đứng đầu. Thù lao hàng năm của anh ấy là Xíc-đô-dơ li-ônx."


Cái đấy nghe tuyệt đối lố lăng. Graham đã giật mình ở cụm từ cuối cùng, với một suy nghĩ do dự. "Xíc-đô-dơ li-ônx?" ông nói.


"Ông đã có li-ônx? Tôi nghĩ là không. Ông có những đồng bảng cũ? Chúng là các đơn vị tiền tệ của chúng tôi."


"Nhưng cái anh đã nói là gì — xíc-đô-dơ?"


"Vâng. Sáu tá, thưa ‘giông’. Tất nhiên các thứ, ngay cả các thứ nhỏ nhặt này, đã thay đổi. Ông đã sống vào những ngày của hệ thống thập phân, hệ thống Ả-rập — hàng chục, và hàng trăm và hàng ngàn “nhỏ”. Chúng tôi có mười một chữ số bây giờ. Chúng tôi có các con số đơn lẻ cho cả hai số mười và mười một, hai con số cho một tá, và một tá tá làm thành một mười hai tá, một trăm “lớn”, ông biết đấy, một tá mười hai tá là một ngàn “lớn, và một ngàn một ngàn là một triệu “lớn”. Rất đơn giản đúng không?"


"Tôi nghĩ thế," Graham nói. "Nhưng về cái mũ này — nó là cái gì?"


Người râu hoe hoe liếc qua qua bờ vai anh ta.


"Ở đây là quần áo của ông!" anh ta nói. Graham đã quay ngoắt lại và thấy người thợ may đứng ngay cạnh ông, mỉm cười, và giữ những thứ áo quần nhìn được sờ được mới nào đó trên cánh tay anh ta. Anh chàng tóc cắt ngắn, với cách thức bằng một ngón tay, đang đẩy cỗ máy được chế tạo phức tạp về phía buồng thang máy mà bằng nó anh ta đã đến đây. Graham nhìn chằm chằm vào bộ vét đã hoàn thành. "Anh không định nói là — !"


"Vừa làm xong," người thợ may nói. Anh ta bỏ những thứ áo quần dưới chân Graham, đi bộ tới chỗ cái giường trên đó Graham vừa mới đây thôi đã nằm, vứt chiếc đệm trong mờ mờ ra, và nâng khung thủy tinh lên. Lúc anh ta làm thế một cái chuông giận dữ đã triệu người thấp đậm tới góc nhà. Người râu hoe hoe lao qua phòng tới chỗ anh ta và rồi vội vàng ra ngoài qua cổng tò vò.


Người thợ may đã giúp Graham chui vào một bộ quần áo tổ hợp màu tía sẫm, những chiếc bít tất, áo lót, và quần lót liền một bộ, lúc người thấp đậm trở lại từ góc nhà để gặp người râu hoe hoe đang trở lại từ bao lơn. Họ bắt đầu nói nhanh bằng giọng nói thấp, bộ dạng của họ đã mang một đặc tính không thể nhầm lẫn của sự lo âu. Ra ngoài quần áo lót màu tía là một bộ áo quần phức tạp nhưng thanh nhã màu hơi xanh xanh trắng, và Graham đã được mặc quần áo hợp mốt thêm một lần nữa và đã nhìn thấy mình, mặt vàng bủng, vẫn không cạo và đầy râu ria, nhưng ít nhất là không còn trần truồng, và phong nhã theo một cách chưa từng có tiền lệ không thể định nghĩa được nào đó.


"Tôi phải cạo râu," ông vừa nói vừa ngắm mình trong tấm kính.


"Ngay đây," Howard nói.


Cái nhìn chằm chằm bền bỉ đã ngừng lại. Người trẻ tuổi nhắm những con mắt anh ta, mở lại chúng, và với một cánh tay gày còm giơ ra, tiến về phía Graham. Rồi anh ta dừng lại, cùng với cánh tay anh ta đang múa may chầm chậm, và nhìn quanh mình.


"Một cái ghế," Howard nói một cách nôn nóng, và ngay lập tức người râu hoe hoe đã có một cái ghế ở đằng sau Graham. "Mời ngồi, xin mời," Howard nói.


Graham lưỡng lự, và trong tay kia của con người có ánh mắt hoang dại đấy ông đã nhìn thấy tia sáng ánh thép.


"Ông không hiểu à, thưa ‘giông’?" người râu hoe hoe kêu lên với một sự lễ độ vội vã. "Anh ấy chuẩn bị cắt tóc ông."


"Ồ..!" Graham kêu lên, đã thông tỏ. "Nhưng anh đã gọi anh ta là — ”.


"Một cáp-pi-lô-tôm — chính xác! Anh ấy là một trong những nghệ sĩ giỏi nhất thế giới."


Graham ngồi xuống đột ngột. Người râu hoe hoe biến mất. Cáp-pi-lô-tôm tiến về phía trước với những điệu bộ duyên dáng, xem xét những vành tai của Graham và đã quan sát ông một cách tổng quát, tết gì đó phía sau đầu ông, và lại ngồi xuống một lần nữa để đánh giá ông mặc dầu sự nôn nóng có thể nghe thấy rõ của Howard. Ngay tức khắc cùng với những vận động mau lẹ và một sự nối tiếp của những dụng cụ cầm tay khéo léo anh ta đã cạo râu cằm Graham, kẹp râu mép ông, và cắt và chải tóc ông. Tất cả chuyện này anh ta đã làm mà không nói một lời, với một cái gì đó trong thái độ say mê của một thi sĩ đầy cảm hứng. Và ngay khi anh ta kết thúc Graham đã được đưa cho một đôi giày.


Bất ngờ một giọng nói ầm ĩ đã hét lên — nó có vẻ như từ một bộ phận của cỗ máy ở góc nhà... “Ngay lập tức — ngay lập tức. Cả thành phố mọi người đã biết cả. Công việc đang bị ngừng lại. Công việc đang bị ngừng lại. Không chờ gì nữa, mà đến đấy."


Tiếng hét này có vẻ cực kỳ làm đảo lộn Howard. Qua những điệu bộ của anh ta Graham nhận thấy là anh ta đã ngập ngừng giữa hai phương hướng. Đột ngột anh ta đi lại phía góc nhà chỗ bộ dụng cụ đứng gần quả cầu thạch anh nhỏ. Lúc anh ta làm thế giọng nho nhỏ của những tiếng hét ồn ào từ cổng tò vò mà vẫn tiếp diễn trong thời gian tất cả những chuyện này xảy ra đã nổi lên thành một tiếng động rất lớn, đã ầm lên như là nó đã quét nhanh qua, và đã lắng xuống một lần nữa như là đang lùi dần một cách mau lẹ. Cái đấy đã lôi cuốn Graham theo nó cùng với một sức hấp dẫn không thể cưỡng lại được. Ông đã liếc nhanh về phía người thấp đậm, và rồi đã vâng theo sự thôi thúc của mình. Chỉ hai bước dài ông đã xuống những bậc thang và ở trong lối đi, và, sau hai chục bước ông đã ra ngoài trên bao lơn trên đó ba người đang đứng.


(to be cont.)

LẬP TRÌNH VIÊN (2)

35 ý kiến, và ý kiến từ facebook

LẬP TRÌNH VIÊN (2)






Giáo sư Đét-lam bước vào thì thấy bạn mình là giáo sư A-mô-nốp đang ngồi cuộn tròn ấm áp y như một con mèo xám to sau chiếc bàn làm việc bằng gỗ to đầy ngập giấy tờ, tay phải cầm một tập lộn xộn những tấm giấy gấp có khổ to hơn một chút so với khổ giấy viết A4 thông thường và có một hàng lỗ thủng tròn nhỏ chạy dọc sát theo một bên lề — loại giấy in cuộn của máy tính lớn — dứ dứ về phía ba cô gái đang ngồi trước mặt với những gương mặt phụng phịu sợ hãi như những đứa trẻ bị mẹ mắng đang vừa muốn cãi lại vừa sợ bị ăn đòn ngay và nếu cãi có thể sẽ còn ăn đòn thêm.


Ba cô gái này đều là học trò môn vật lý của ông, ông nhớ họ lần lượt theo chỗ ngồi từ ngoài vào trong là A-nhi-a, Ta-nhi-a và Ôn-ga, họ là sinh viên trong cùng một lớp thuộc khoa do giáo sư A-mô-nốp làm phó trưởng khoa. Ôn-ga là cô gái sống ở vùng phụ cận thủ đô, một cô bé nghiêm túc, là lớp trưởng. Ta-nhi-a đến từ một tỉnh xa, cô bé giản dị và chăm chỉ, một trong những sinh viên khá của lớp. Còn A-nhi-a là một cô bé thủ đô chính hiệu, khối trường chuyên lớp chọn, một tiểu thư thỉnh thoảng lái xe ô tô Đức của bố đi học; mặc dù cô bé khá thông minh nhưng kết quả học tập hết sức thất thường.


Giáo sư Đét-lam giơ tay làm dấu chào bạn, đang định chỉ chỉ ra cửa về phía đối diện, có ý “anh giải quyết nốt đi, tôi tranh thủ rẽ qua chỗ anh Đúp-lin, lát quay lại...” thì giáo sư A-mô-nốp đã giãn nở khuôn mặt đầy đặn, vứt phạch tập giấy in xuống mặt bàn, quay sang phía ông nhún vai, dang rộng hai tay, hớn hở như tìm được một đồng minh.


— Anh xem, đề án thực nghiệm cả học kỳ này của tôi, tất cả nữ sinh lớp A14 trừ Ta-nhi-a và Ôn-ga ra đều hoàn thành đồng loạt trong một lần nộp kết quả tính toán duy nhất, tất cả các số liệu đều hội tụ trong một khoảng tốt hơn đến ba mươi phần trăm so với yêu cầu...


Giáo sư Đét-lam mở to cặp mắt xanh trong nhìn bạn, nhìn các cô gái một thoáng, rồi lại nhìn bạn chăm chú, không nói gì, chỉ khẽ nhún vai.


— ... Đây là đề án ở mức khá-giỏi, kết quả như vậy...


— ...


— ...


— ... chỉn chu đến mức... đáng ngờ? — Nét mặt giáo sư Đét-lam vụt chuyển nhanh từ vẻ phân vân sang một sắc thái vui vẻ bất ngờ. Lúc đầu ông còn tủm tỉm, rồi khẽ bật cười thành tiếng.


Giáo sư A-mô-nốp nhìn bạn ngạc nhiên, khuôn mặt phúng phính với hàm râu mới cạo nhẵn bất động một lúc chắc là vì chưa biết phải động như thế nào. Hai cô gái Ôn-ga và Ta-nhi-a cũng cùng một bộ dạng na ná như thày phó trưởng khoa, còn A-nhi-a ngồi cúi gằm, ngước nhìn nhanh về phía thày Đét-lam, rồi lại cúi ngay xuống.


Giáo sư Đét-lam quay sang giáo sư A-mô-nốp...






Download bản "LẬP TRÌNH VIÊN (2)" đầy đủ: LẬP TRÌNH VIÊN (2)


HƯỚNG DẪN

1. Download file Programer.02.bcd theo đường link ở trên

2. Chạy chương trình me() - [Nếu chưa có chương trình thông minh này, thì lấy ở đây - Chương trình me(), về cài lên (chương trình hoàn toàn miễn phí)]

3. Bấm nút Cập nhật

4. Trong cửa sổ được kích hoạt, lưu ý để Files of type:Truyện "Lập trình viên" (*.bcd) (Nếu như đang không phải như thế)

5. Tìm mở file Programer.02.bcd vừa download


6. Cập nhật xong, bấm nút Lập trình viên để đọc bản mới nhập.

Một sự hữu ích của tình yêu

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

MỘT SỰ HỮU ÍCH CỦA TÌNH YÊU

(O. Henry)

Tủ sách của cu me():

Tiếng Việt: http://www.megaupload.com/?d=BNI6TKG4

Song ngữ Việt - Anh: http://www.megaupload.com/?d=TEPKSL11






Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.


Đó là tiền đề câu chuyện của chúng tôi. Qua truyện này, chúng ta sẽ rút ra được một kết luận từ tiền đề đó, đồng thời cũng chứng tỏ tiền đề đó không đúng. Đó là một điều mới mẻ về lô-gích và là một nghệ thuật kể chuyện có phần nào còn cổ hơn cả Vạn lý trường thành của Trung Quốc.


Giô Le-rơ-bi ra đời ở vùng đồng bằng có nhiều cây sồi cổ thụ thuộc miền Mít-đơn Oét, trong lòng rung động những xúc cảm hội họa. Hồi sáu tuổi, Giô vẽ một bức tranh về cái máy bơm của thành phố, có một công dân danh tiếng vội vã đi ngang qua. Sự nỗ lực này được đóng vào khung và treo ở tủ kính một hiệu thuốc, đứng bên cạnh bông lúa mì và một dãy số lẻ. Hai mươi tuổi, chàng rời quê hương lên Niu Yoóc, với một chiếc nơ thắt lỏng lẻo và một số tiền lưng buộc chặt hơn đôi chút.


Đi-li-ơ Cơ-ra-dơ quê ở một làng miền Nam, trồng rất nhiều thông. Nàng lướt đôi tay trong sáu khoảng tám trên phím đàn dương cầm một cách đầy hứa hẹn đến nỗi họ hàng thân thuộc cố góp nhặt đủ những đồng tiền mỏng đặt trong cái mũ mỏng của nàng để cho nàng lên miền Bắc theo nốt việc học đàn. Họ sẽ chẳng thấy nàng theo nốt được việc học hành, nhưng đó lại là câu chuyện của chúng ta.


Giô và Đi-li-ơ gặp nhau trong một xưởng vẽ, một số sinh viên nghệ thuật và âm nhạc thường họp nhau ở đó để tranh luận về cách vẽ phối hợp màu sáng vả tối, về Vácne [1], âm nhạc, tác phẩm của Rembrăng [2], tranh vẽ và Uôntoiphơn, giấy trang trí tường, Sôpanh và chè hương Ô long.


Giô và Đi-li-ơ yêu nhau — hay là người nọ yêu người kia, tuỳ các bạn, — và chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã lấy nhau, vì, xin hãy xem ở đoạn trên, khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.


Hai vợ chồng Le-rơ-bi bắt đầu công việc tề gia nội trợ trong một gian gác. Đó là một gian riêng biệt, trông na ná như một nốt la giáng chúc cái đuôi xuống phím đàn dương cầm. Họ sống rất hạnh phúc, vì họ đều có Nghệ thuật của mình và người này có người kia ở bên. Tôi khuyên chàng thanh niên giàu có hãy đem bán tất cả những thứ gì mình có để lấy tiền cho người nghèo, hãy làm một người gác cổng để được hưởng đặc quyền sống trong một gian nhà cùng với Nghệ thuật và với Đi-li-ơ của mình.


Những người sống trong một gian nhà như vậy nhất định sẽ xác nhận lời quả quyết của tôi rằng hạnh phúc của họ là hạnh phúc duy nhất thật sự. Nếu một căn nhà hạnh phúc thì không bao giờ quá chật hẹp, hãy hạ cái tủ áo nằm xuống thành một bàn bi-a, hãy để bệ lò sưởi trở thành một xuồng máy, bàn viết thành một buồng ngủ dự phòng, chậu rửa mặt thành đàn dương cầm loại dây thẳng đứng; hãy để bốn bức tường hoà hợp với nhau để bạn và Đi-li-ơ của bạn sống ở giữa. Nhưng nếu một căn nhà thuộc loại khác thì nó cần phải rộng lớn, bạn bước vào ở Cồng Vàng [4], treo mũ tại Hetơrớt [5], treo áo choàng ở Onót [6] và ra khỏi nhà ở Labrađo [7].


Giô đang học vẽ ông Medixtơ danh tiếng, chắc bạn cũng biết tiếng ông ta. Học phí cao, bài học nhẹ nhàng, những cái đó cùng với những điểm sáng nhất trên bức tranh đã nhẹ nhàng đưa ông Medixtơ tới đỉnh cao danh tiếng. Đi-li-ơ theo học ông Rôdơnxtốc, chắc bạn từng biết ông ta nổi danh là một người gây được bão táp trên những phím đàn dương cầm như thế nào rồi.


Chừng nào tiền nong vẫn còn, họ rất hạnh phúc. Tất cả... đều là như vậy — nhưng tôi không phải là người thích chỉ trích đâu. Mục đích của họ rất rõ ràng, đã được xác định, Giô phái sớm sáng tác được những bức tranh mà những ông già lịch sự, có bộ ria mép mỏng dính và những quyển sổ tay dày cộp sẽ cùng nhau bao vây xưởng vẽ của chàng để giành được đặc quyền mua tranh. Đi-li-ơ sẽ phải luyện tập cho thật quen thuộc với nàng âm nhạc, rồi có thể coi thường nàng âm nhạc để khi nhìn thấy những chỗ ngồi gần dàn nhạc và những lô không bán được vé thì Đi-li-ơ sẽ kêu đau cổ họng, ăn tôm hùm trong buồng ăn riêng ở nhà và từ chối việc bước lên sân khấu.


Nhưng tốt nhất, theo tôi, là cuộc sống gia đình trong một gian nhà nhỏ: những cuộc trò chuyện linh hoạt, thắm thiết sau một ngày làm việc, những bữa ăn ấm cúng và những bữa điểm tâm ngon lành, nhẹ nhàng; các cao vọng kế tiếp nhau, cao vọng này xen lẫn vào cao vọng khác, sự giúp đỡ lẫn nhau và cảm hứng tương đồng, và, xin bỏ qua sự vô nghệ thuật của tôi, những cái bánh xăng-đuých kẹp đầy pho-mát trộn ô-liu vào lúc mười một giờ khuya.


Nhưng sau một thời gian ngắn, con tàu nghệ thuật đi chậm lại. Đôi khi xảy ra như vậy, ngay cả khi người bẻ ghi nào đó chưa vẫy cờ ra hiệu ngừng. Mọi thứ đều đội nón ra đi mà không có cái gì bước về nhà cả, như những người tầm thường thường nói. Họ thiếu tiền trả học phí cho ông Medixtơ và ông [8] Rôdơnxtốc. Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó. Vì thế, Đi-li-ơ bảo rằng nàng phải đi dạy nhạc để giữ được tiếng bát đĩa vẫn vang lên trong nhà.


Nàng ra phố hai ba ngày cố tìm chỗ dạy nhạc. Một buổi tối, nàng mừng rỡ về nhà.


— Anh Giô thân yêu ơi, — nàng vui vẻ lên tiếng, — em đã có một học sinh rồi. Trời, những người đáng yêu nhất đời! Con gái viên tướng... tướng A.B. Pinhcơni... ở phố Bảy mươi mốt [9]. Một toà nhà tráng lệ vô cùng, anh Giô ạ... anh phải nhìn thấy cái cửa phía trước! Bidăngtin [10], em nghĩ rằng hẳn anh sẽ gọi như thế. Còn ở trong nhà nữa chứ! Trời, anh Giô ơi, em chưa từng bao giờ trông thấy một nơi nào như thế.


"Cô học trò của em tên là Clemơntin. Em đã mê cô bé quá đi rồi. Cô bé thật mảnh dẻ..., bao giờ cũng mặc đồ trắng, cử chỉ rất mực dịu dàng, hết sức giản dị! Mới chỉ mười tám tuổi. Em sẽ dạy ba buổi một tuần. Anh thử đoán xem, anh Giô! Mỗi buổi năm đô-la. Em không băn khoăn chút nào đâu, vì hễ có được hai ba em học trò nữa thì em lại tiếp tục học ông Rôdơnxtốc. Nào hãy xoá những nếp nhăn trên trán đi, anh thân yêu, chúng ta sẽ ăn một bữa thật tuyệt nhé.


— Em Đi-li-ơ, với em, thế là ổn đấy, — Giô vừa nói vừa dùng con dao ăn và cái thìa tấn công vào hộp đỗ, — nhưng còn anh. Em nghĩ là anh bằng lòng cho em đi chen vai thích cánh để kiếm tiền, trong lúc anh vẫn vui chơi quanh quẩn trong những miền nghệ thuật cao quý ư? Không bao giờ em ạ, anh thề trên đống xương của Benvenutô Xêlini [11]. Anh nghĩ rằng mình có thể đi bán báo hoặc làm công nhân rải đường dề kiếm lấy một hai đô-la.


Đi-li-ơ bước lại gần, đu vào cổ chồng:


— Anh Giô thân yêu, anh ngốc nghếch quá. Anh phải tiếp tục theo học. Không phải là em từ bỏ âm nhạc để đi làm việc khác đâu trong lúc dạy nhạc, em vẫn học. Em vẫn luôn luôn gần gũi âm nhạc của em. Với mười lăm đô-la một tuần, chúng ta có thề sống sung sướng như những nhà triệu phú. Anh không được nghĩ đến việc bỏ học ông Medixtơ.


— Được rồi, nhưng anh không muốn em phải đi dạy học. Đó không phải là nghệ thuật. Làm như thế, em thật tốt quá.


— Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.


— Ông Medixtơ đã khen ngợi cái nền trời trong bức phác họa anh vẽ ở công viên. Và ông Tincơn đã đồng ý cho anh treo hai bức tranh tại tủ kính bày hàng của ông ta. Có thể anh sẽ bán được một bức, nếu may ra có một tên ngu ngốc sẵn tiền nào đó nhìn thấy những bức tranh đó.


— Em tin anh nhất định bán được tranh, — Đi-li-ơ dịu dàng nói. — Còn bây giờ thì chúng ta hãy cảm ơn viên tướng Pinhcơni và món thịt bê rán của ông ta.


Suốt cả tuần tiếp đó, hai vợ chồng Le-rơ-bi đều ăn điểm tâm sớm. Giô đang say sưa vẽ ở công viên Trung ương [12] những bức kí họa rất cần đến ánh mặt trời buổi sáng. Đi-li-ơ nấu nướng cho Giô ăn no nê trước khi chàng đi, khen ngợi và hôn chàng vào lúc bảy giờ. Nghệ thuật là một bà chủ gia đình thu phục được lòng người. Chàng phần nhiều về nhà vào lúc bảy giờ tối.


Cuối tuần, Đi-li-ơ hân hoan thắng lợi tung ba tờ năm đô-la lên giữa cái bàn kích thước 8 x 10 insơ trong căn phòng khách kích thước 8 x 10 bộ. Nàng nói, vẻ hơi mệt mỏi:


— Em mệt vì Clemơntin. Em sợ cô ta không tập luyện chuyên cần, dạy một đoạn nhạc, em phải bảo đi bảo lại nhiều lần. Cô ta bao giờ cũng mặc toàn đồ trắng, mặc như thế thì phải tẻ nhạt thôi. Nhưng tướng Pinhcơni là một ông già đáng quý nhất! Em muốn anh quen biết ông ta, anh Giô ạ. Thỉnh thoảng ông ta đến chỗ em và Clemơntin ở bên cạnh đàn pianô, — anh biết không, ông ấy góa vợ — và đứng ở đấy, tay vuốt chòm râu trắng xoá. Ông ta bao giờ cũng hỏi: “Những nốt móc đôi, móc ba tiến bộ đến đâu rồi?”


"Anh Giô ạ, em muốn anh nhìn thấy lớp ván lót ngoài mặt tường trong căn phòng khách đó. Và những cái rèm cửa Atrakhan [13] nữa chứ! Clemơntin húng hắng ho, rất ngộ nghĩnh. Em mong cô ta được khoẻ hơn vẻ bề ngoài của cô ta.


"Ồ, em đã thực sự quấn quýt cô ta rồi, cô ta rất dịu dàng, dòng dõi cao quý. Người anh của tướng Pinhcơni đã có lần làm đại sứ ở Bôlivia.


Còn Giô, với dáng điệu của Môngtê Crixtô, rút ra mấy tờ giấy bạc: một tờ mười đô-la, một tờ năm, một tờ hai và một tờ một đô-la, tất cả đều mới tinh. Chàng đặt bên cạnh món tiền của Đi-li-ơ, và báo tin:


— Bán được bức tranh màu nước vẽ cái đài kỉ niệm hình bút tháp cho một người ở thành phố Piơriơ rồi, em ạ!


— Anh đừng nói đùa với em, không phải ở Piơriơ.


— Đúng ở đấy mà. Anh ước gì em trông thấy ông ta, em Đi-li-ơ ạ. Một ông béo phệ, quàng một cái khăn len to tướng và có một cái tăm bằng lông nhím. Ông ta nhìn thấy bức tranh ở tủ kính của ông Tincơn. Thoạt tiên, ông ta tưởng là vẽ cái cối xay gió, nhưng dù sao ông ta cũng đã mua bức tranh. ông ta đặt một bức nữa... một bức tranh sơn dầu vẽ kho hàng Léccơuônnơ để mang theo về... Những giờ dạy nhạc! Ồ, anh nghĩ trong đó vẫn còn đôi chút Nghệ thuật.


Đi-li-ơ niềm nở nói:


— Em rất sung sướng thấy anh vẫn tiếp tục học. Anh nhất định thành công đấy, anh thân yêu ạ. Ba mươi ba đô-la. Từ trước đến nay, chưa bao giờ chúng ta có nhiều tiền như thế này. Tối nay, chúng ta sẽ ăn sò huyết.


Tối thứ bảy sau, Giô về nhà trước. Chàng trải mười tám đô-la lên trên mặt bàn trong phòng khách, rồi đi rửa những vết bẩn, tựa như thuốc vẽ màu sẫm, bám đầy tay.


Nửa giờ sau, Đi-li-ơ về, bàn tay phải của nàng quấn trong bó băng và vải xô, chẳng ra hình thù gì cả.


Sau câu chào hỏi thường lệ, Giô hỏi :


— Sao lại thế này, em Đi-li-ơ?


Đi-li-ơ cười, nhưng không vui lắm. Nàng giải thích:


— Sau buổi học, Clemơntin cứ năn nỉ mời em ăn bánh mì nướng, rưới bơ nóng. Một cô gái kì khôi thế đấy! Bánh mì nướng, rưới bơ nóng vào lúc năm giờ chiều. Tướng Pinhcơni cũng có mặt. Giá anh thấy ông ta tíu tít lấy đĩa ăn hâm nóng, anh Giô ạ, cứ như trong nhà không có một người đầy tớ nào ấy. Em biết Clemơntin không được khoẻ lắm, cô ta rất hay xúc động. Lúc rưới bơ, cô bé đánh đổ rất nhiều nước bơ sôi lên bàn tay và cổ tay em. Rát ghê lắm, anh Giô ạ. Clemơntin rất hối hận! Còn tướng Pinhcơni!... Anh Giô ạ, ông ta cuống lên. Ông ta lao xuống cầu thang, — người ta nói là người đốt lò hay người nào đó trong tầng hầm ấy ra hiệu thuốc mua dầu và các thứ để băng tay cho em. Bây giờ thì không rát lắm dâu.


— Thế cái này là cái gì? — Giô hỏi, dịu dàng cầm bàn tay Đi-li-ơ và kéo mấy sợi vải màu trắng nằm dưới đám băng.


— Cái vải gì mềm mềm đã thấm dầu ấy mà. Ờ, anh Giô này, anh đã bán được bức tranh nữa đấy à? — Đi-li-ơ nhìn thấy món tiền trên bàn.


— Anh đã bán được ư? Chính cái ông ở thành phố Piơriơ. Hôm nay, ông ta lấy bức tranh vẽ kho hàng đã đặt trước ấy mà. Tuy không chắc chắn lắm, nhưng ông ta nghĩ là sẽ mua thêm một bức tranh vẽ cảnh công viên và một cảnh trên sông Hắtxơn [14]. Chiều nay, em bị bỏng tay vào lúc mấy giờ, em Đili [15] nhỉ?


— Lúc năm giờ, — Đi-li-ơ ta thán — Cái bàn là... em định nói bơ nóng lấy ra khỏi lò vào khoảng giờ đó. Anh Giô ơi, anh nên gặp tướng Pinhcơni, khi...


— Em Đili, em hãy ngồi xuống đây một lát đã, — Giô nói, chàng dìu vợ ngồi xuống giường, rồi ngồi bên cạnh ôm lấy vai nàng, chàng hỏi, — Em đã làm gì trong hai tuần vừa rồi, em Đili?


Nàng giữ được can đảm một lát, khoé mắt tràn đầy tình yêu và sự bướng bỉnh, nàng lẩm nhẩm một hai câu mơ hồ về tướng Pinhcơni. Nhưng rồi nàng cúi đầu, sự thật trào ra theo dòng nước mắt.


— Em không có một em học trò nào cả, — nàng thú nhận. — Thấy anh phải bỏ học, em không thể nào chịu được. Em nhận việc là sơ-mi trong xưởng là rất to ở phố Hai mươi bốn ấy. Em nghĩ rằng việc sáng tạo ra tướng Pinhcơni và cô bé Clemơntin lả rất khéo, có phải không anh Giô? Chiều nay, một cô gái trong xưởng lỡ đặt chiếc bàn là nóng lên tay em. Suốt trên đường về nhà, em sáng tác ra câu chuyện bánh mì nướng, rưới bơ nóng. Anh không giận em chứ, anh Giô? Nếu em không tìm được việc làm, anh đã không thể bán được tranh cho cái ông ở thành phố Piơriơ.


— Ông ta không ở Piơriơ đâu, — Giô chậm rãi đáp.


— Ờ, ông ta ở đâu đến cũng chẳng hề gì. Anh thông minh quá, anh Giô… và… anh hôn em đi, anh Giô… làm sao mà anh lại đoán ra là em không dạy nhạc cho cô bé Clemơntin?


— Phải đến tối nay anh mới đoán được. Từ trước, anh không đoán ra, ngay cả lúc chiều nay lúc từ phòng máy, anh gửi thứ vải vụn và dầu này lên cho một cô ở tầng trên bị bàn là làm bỏng tay. Hai tuần vừa rồi, anh đốt lò ở chính cái xưởng giặt là đó.


— Thế ra anh không...


— Cái ông ở thành phố Piơriơ đã mua tranh và tướng Pinhcơni đều là hai tác phẩm của cùng một nghệ thuật... nhưng em không thể gọi đó là hội họa hoặc âm nhạc được đâu.


Giô và Đi-li-ơ cùng cười. Giô bắt đầu:


— Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là...


Nhưng Đi-li-ơ đặt tay lên môi Giô, ngăn chàng lại:


— Không. Chỉ cần: “Khi người ta yêu”.






Chú thích:

[1] Vácne (1813 — 1883): nhạc sĩ Đức.

[2] Rembrăng (1616 — 1669): hoạ sĩ Hà Lan danh tiếng.

[3] Sôpanh (1810 — 1849) : nhạc sĩ Ba Lan vĩ đại.

[4] Cổng Vàng: eo biển rộng hai dặm ở phía tây Caliphonia, nối vịnh Xan Phranxixcô với Thái Bình Dương.

[5] Hetơrớt: một hòn đảo ở phía bắc Carôlina nằm giữa eo biển Penlicơ và Thái Bình Dương.

[6] Onót: mũi đất ở phía nam Chilê, điểm cực nam của Nam Mỹ (vĩ tuyến 55o59 nam).

[7] Labrađo: bán đảo ở phía đông Canađa, nằm giữa vịnh Hắtxơn và Thái Bình Dương.

[8] Nguyên văn bằng tiếng Đức: Merr.

[9] Phố Bảy mươi mốt: trong khu Manhattan.

[10] Bidăngtin: thành phố thời xưa, nổi tiếng về kiến trúc lộng lẫy, tráng lệ.

[11] Benvenutô Xêlini (1500 — 1571): nhà điêu khắc và nhà kim hoàn Ý nổi tiếng.

[12] Công viên Trung ương: công viên rất lớn ở giữa khu Manhattan, khu trung tâm của thành phố Niu Yoóc.

[13] Atrakhan: một thành phố ở Nga, nổi tiếng về các loại rèm cửa.

[14] Môngtê Crixtô: nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết Bá tước Môngtê Crixtô của Alêchxăng Đuyma.

[15] Hắtxơn: dòng sông ở đông bắc nước Mỹ, chảy qua Niu Yoóc, đổ ra Đại Tây Dương, dài 500 km.

[16] Đili: tên gọi thân mật thay cho Đi-li-ơ

Một buổi quyên góp

3 ý kiến, và ý kiến từ facebook

MỘT BUỔI QUYÊN GÓP

Sách để cho vào tủ sách của me(): http://www.megaupload.com/?d=1PM0JRBE

hoặc: http://rapidshare.com/files/415389201/yen_lan_-_mot_buoi_quyen_gop.lcd






Tôi là một học sinh giỏi. Trường tôi học nằm ở ven thành phố. Có lần tôi lên mạng, và thấy có một người nói rằng cả nước tôi bây giờ là một cái làng to. Những người này theo như cách mà họ trao đổi với nhau ở trên mạng thì có vẻ họ đều được học hành rất tử tế, và đa phần đều đã có thời gian được học tập ở nước ngoài. Vậy là có nhiều người xúm vào "quay" anh ta, — người đã nói đến "cái làng to". Anh ta liền viết một bài — gọi là bài luận chắc cũng không sai — dài, có chỗ gạch đầu dòng, chỗ đánh số hẳn hoi, phân tích và kết luận là nước tôi bây giờ, chỉ còn một số không nhiều (và càng ngày càng ít đi) người sống ở bốn quận nội thành cũ ở Thủ đô, — một phần trong số họ là những người đã sống ở đấy nhiều đời và vẫn còn giữ được những nét "phố" cũ, một phần khác là những người trí thức nhập cư về sau và (vì thật sự là trí thức) đã lập tức tiếp thu và kế thừa được những nét tốt đẹp này, — có thể coi là người phố, còn tất cả chỗ còn lại đều là một lũ quê kệch.


"Thế làm thế nào phân biệt?" — Những người khác thắc mắc. Anh ta bảo: "Mắt chúng nó trong hơn!"


"Bác em cảm tính như gái!" — Những người khác cười, phản đối. Anh ta bảo: "Lịch duyệt tầm như em, chỉ thế là đủ. Còn nếu chã các bác muốn, thì đây!.."


Rồi anh ta thao thao bất tuyệt kể ra hàng loạt các thứ... tôi chỉ nhớ được mấy thứ mà tôi gần như đã nhớ ngay, là nhà họ — "chúng nó" — giữ được nền nếp, ông bà đúng là ông bà, bố mẹ đúng là bố mẹ, và con cái đúng là con cái; trong nhà họ có tủ sách với những loại sách "thật" (anh ta liệt kê ra một loạt, có người hỏi "Không có truyện tranh Nhật Bản à?", anh ta làm ngay điệu bộ cười lăn lộn, mấy lần liền), và thay vì dạy trẻ con "cá tính", "sáng tạo", "vượt lên chính mình"... thì họ dạy chúng đọc sách; họ đi nhẹ nói khẽ, tế nhị và tôn trọng môi trường, cảnh quan và những người xung quanh; — ví dụ, họ không hắt xì hơi thành tiếng kêu ầm lên ở những chỗ còn có những người khác; họ không vào quán nốc bia rồi mặt đỏ phừng phừng phanh ngực bốc mùi nồng nặc vừa xỉa răng vừa xông ra đường vừa đi vừa nói (điện thoại) oang oang; và họ (anh ta nhấn mạnh) nói một thứ Tiếng Việt sạch sẽ; — ví dụ, những thứ diễn ra theo trình tự thời gian, như một chương trình ca nhạc, đến lúc hết, họ sẽ nói là nó "kết thúc", là "đến đây là hết", chứ sẽ không nói là nó "khép lại"; nếu họ làm nhà báo, họ sẽ viết là "những người có nhiều khả năng sẽ được nhận giải thưởng Fields", chứ không viết là "những người có cơ giành giải Fields"; nếu làm quan chức, trong phát ngôn chính thức, họ sẽ nói "cơ hội lớn", chứ tuyệt đối không bao giờ nói "cơ hội hoành tráng".


Nếu theo lối nghĩ như vậy, thì cả cái thành phố mà trường tôi nằm bên cạnh cũng là một chỗ quê kệch.


Nhưng ngay cả nếu như vậy, thì trong quê cũng lại vẫn có quê. Ở đây, đối với những học sinh ở trong thành phố, và với nhiều người, — hầu như mọi người, — thì chúng tôi, những học sinh như tôi, là bọn nhà quê; mặc dù tôi luôn là một trong số những — có lúc là — học sinh giỏi nhất trường, và ở nhà tôi đã có một tủ sách nhỏ, có Nữ hoàng băng giá, Nàng tiên cá, Bạch Tuyết, Lọ Lem, Tấm Cám, Những cánh buồm đỏ, Trên sông truyền hịch, Ti-mua, Rô-bin-sơn, Nau-ti-lút, Ích-chi-an... — Tất cả sách trong tủ đều là tôi cố để dành tiền và tìm mua sách cũ. Bố tôi mất, mẹ tôi bán hàng quà ở chợ — cũng là chợ ven thành phố, và tôi còn có một cô em gái và một cậu em trai.


Khu trường chính của chúng tôi không có đủ phòng học cho tất cả các lớp, các khối, cho nên có những lớp, — thường là theo khối, — phải học ở những địa điểm rải rác khác. Khối tôi bây giờ đang học ở một dãy phòng, không biết trước đây từng là phòng gì, nhưng bây giờ được dùng làm lớp học, ở ngay trong sân, — nép ven hàng rào, — một nhà thờ lớn. Nhà thờ chắc đã ở đây từ rất lâu rồi, vì những cây nhãn được trồng ở đây đều là nhãn cổ thụ; sân nhà thờ được lát gạch vuông, đỏ, to bản, thành một khoảnh rộng bao quanh và đồng dạng với chu vi của tòa nhà thờ; rộng nữa ra bên ngoài khoảnh này thì để nguyên sân đất, đôi chỗ có những lối đi viền gạch, tỏa ra. Nhà thờ cao, cổ kính và uy nghiêm; những thân cây to, tán lá um tùm đan kết; nên ngay cả lúc hè về, dù trời nắng chang chang, ve sầu đã kêu ong ong còn bọ xít thì đái lung tung vô tổ chức từ trên các cành nhãn cao xuống, thì vào những giờ chơi, lúc chúng tôi ùa ra khắp mọi nơi chạy nhảy, hò hét, — bọn tôi hay chơi nhảy dây, bọn con trai thì đá bóng, hoặc leo trèo lên các bậc thềm, gờ tường (khắp nơi, miễn là không được trèo vào khu vực tượng Đức Mẹ, và không được ngồi trên những bậc thềm đá mát rượi, chổng đít vào cửa nhà thờ), để chơi sờ đầu nhau, — sân "trường" vẫn mát rười rượi.


Đúng vào một mùa nắng và mát rượi như thế, thì trường tôi chuẩn bị tổ chức hội diễn, và sân khấu nhỏ sẽ được bố trí ở dưới những tán lá nhãn sum sê ở đây. Cô Thủy, — cô giáo chủ nhiệm tôi, còn trẻ, chưa chồng, có khuôn mặt trái xoan hiền hiền, mái tóc cắt ngắn, bềnh bồng; hay mặc một chiếc áo sơ mi màu thiên thanh có cổ bẻ lá sen, — nhắc chúng tôi là hôm đấy trường cũng sẽ tổ chức một buổi quyên góp: quyên góp tiền "lợn đất", — ý nghĩa là chính, — để dùng vào quỹ khuyến học.


Buổi tối, ở nhà, ba chị em tôi đã có một cuộc họp trọng thể. Em gái tôi ở trường vẫn thuộc vào hàng hoa khôi, và là một trong những giọng hát chủ lực, nhưng lần này chúng tôi hào hứng hơn với một chuyện khác. Còn hơn hai tuần nữa, và chúng tôi ngồi bật bảng tính excel trên chiếc máy tính cũ, — được mua thanh lý ở cơ quan bố tôi từ dạo trước, mặc dù bật tắt cái gì cũng lâu, nhưng về căn bản thì vẫn có thể tính toán tốt, — và vừa bàn bạc, vừa lọc cọc cộng, trừ, thêm, bớt... thực ra là chỉ có bớt: bớt bữa ăn và đồ ăn, bỏ xem ti-vi và thống nhất giờ học chung để bớt tiền điện... tóm lại vì chúng tôi đều chưa đứa nào làm ra đồng nào, nên tất cả những gì chúng tôi có thể làm là cố gắng duy trì một lối sống tối thiểu nhất trong hơn hai tuần sắp tới.


Giữa ba chị em tôi, tôi cảm thấy, đã còn có một sự "thi đua" ngấm ngầm. Và hình như ba chị em tôi, — cả (hay là nhất là) cậu em trai nhỏ của tôi, — còn đã vui vẻ sống được ở mức tối thiểu hơn nữa so với những gì chúng tôi đã dự tính. Đêm trước ngày hội diễn, cả ba chị em tôi đều trằn trọc thấp thỏm. Tất nhiên, chúng tôi sẽ không có quần áo mới và đẹp để diện đến hội diễn; nhưng, không hiểu mẹ tôi đã dôi dư thêm ra ít hay nhiều, nhưng chúng tôi có tới 350 ngàn đồng để dành cho buổi quyên góp.


Ôi mẹ, dịu dàng âu yếm như con ngày ấu thơ...


Tiếng hát trong trẻo ngân lên, em gái tôi đã hát rất hay; nó hát xong, mọi người còn vỗ tay mãi. Còn em trai tôi, nó ngồi ở ngay hàng đầu, và nó là đứa đầu tiên bước đến chỗ bàn quyên góp; tay nó, theo một phản xạ tự nhiên của trẻ con, vẫn đưa lên giữ túi ngực, rồi chợt nhớ ra, nó nhoẻn cười lúng túng, rồi nó mới thò tay vào trong túi để lấy tiền ra. Gấp tiền của nó có hai tờ: một tờ 100 ngàn và một tờ 50 ngàn, — mẹ đã đổi cho chúng tôi tiền mới, và chẵn; tôi và cô em, mỗi đứa chỉ có một tờ.


Chúng tôi đã vừa đi vừa cười đùa, vừa hát vui vẻ trên suốt dọc đường về nhà. Mẹ đã chờ chúng tôi ở nhà với một mâm cơm "thịnh soạn". Chúng tôi quây quần, vui vẻ, sung sướng và hưng phấn, nhất là em gái tôi: nó cười nhiều, trêu chọc cậu em, pha trò nhiều hơn hẳn hàng ngày. Nó làm quản ca, và chúng tôi cùng hát bài "Xòe bàn tay đếm ngón tay, một anh béo...", vừa hát vừa làm các động tác diễn đạt phụ họa, có ai đó đến hỏi mẹ tôi, "Rằng là em bé rất ngoan...", các em tôi vẫn hát tiếp, còn tôi bỏ hững ở đấy, tôi nhìn thấy nét mặt mẹ lúc mẹ tôi ở ngoài cửa vào: môi mẹ vẫn cười, nhưng đôi mắt mẹ thì mở to nhìn ba chị em tôi với cái nhìn như bị ngưng lại, giống như cái nhìn ở trong một bức tranh vẽ phụ nữ nào đó mà tôi đã từng nhìn thấy.


Bàn tay mẹ tôi hơi run, những ngón tay lóng ngóng mở chiếc phong bì to...


Một tờ 50, ba tờ 100, và rất nhiều, rất nhiều tiền lẻ, tiền "lợn đất"...


Nhà trường đã dành tất cả số tiền quyên góp hôm ấy để tặng cho một gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất.


Em gái tôi bật khóc tức tưởi và bỏ chạy ra ngoài... — nó vẫn luôn là đứa mau nước mắt nhất. Mẹ tôi nhìn tôi, môi mẹ khẽ động, hình như định nói gì, rồi lại thôi; rồi mẹ đứng lên đi tìm em gái tôi. Em trai tôi, nó còn bé quá, tôi sẽ không bao giờ hiểu được những gì đã diễn ra ở sau vầng trán trẻ con thơ ngây ấy, nhưng "năm ngón tay ngoan", cả hai cánh tay, và hai vai nó đều xuội xuống; rồi hai bàn tay nó nắm lại, nhỏ bé, lóng ngóng, thu vào lòng, nó ngơ ngác nhìn tôi...


Tôi làm gì được? Tôi nói gì được? Cổ họng tôi rất khô, và có cái gì đó cứ oằn lên ở trong lồng ngực. Tôi là học sinh giỏi môn văn, nhưng tôi biết tôi không thể diễn đạt được những gì trong tôi lúc này. Có lẽ còn vì tôi vẫn còn là một đứa trẻ con. Và trong suốt cả quãng đời trẻ con chưa được nhiều của tôi, tôi chưa bao giờ gặp phải một nỗi buồn xấu xí và thô tháp, mà chỉ cần nó vừa xuất hiện, thì mọi sức lực và tinh thần của tôi, hẫng một cái, bỗng mất đi đâu hết sạch, làm cho tôi cảm thấy ở sâu bên trong mình có những cái gì đó cứ nát ra, như thế.

LẬP TRÌNH VIÊN (1)

0 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Trích đoạn:


...


Và nó đang chăm chú đến một giọng hát nho nhỏ từ một khung cửa sổ tối ở tầng thứ sáu, tầng cao nhất của ngôi ký túc xá cũ. Giọng hát được đệm bằng đàn ghi ta, gảy bằng móng, khe khẽ, bài bản, nắn nót...


"Vòm trời trao đảo, những vì sao rơi như là tuyết rơi..."


Tiếng hát đã dứt, đàn ghi ta vẫn còn tiếp tục những nhịp đều đều, nhỏ dần, chuyển giữa những hợp âm cuối của đoạn điệp khúc... Hợp âm cuối cùng đang còn ngân nga chưa tắt hẳn, chợt có một hình thể thấp thoáng lao vọt ra từ khung cửa sổ đấy ở tầng thứ sáu, mất hút trong khoảng không tối om một vài giây, lọt vào vùng sáng của ngọn đèn đường, rồi xô mạnh xuống mặt đường nhựa ngay bên cạnh vỉa hè làm dội lên những âm thanh rợn rợn...


Từ khung cửa sổ có một giọng con gái thất thanh:


— Phi Long!..






...






Anh chàng sinh viên ngoại quốc gày đang ngồi bên cạnh giáo sư Đét-lam và trình bày bài thi của mình bằng một giọng nói rành mạch nhưng rất ngọng khẩu ngữ của một nước Á châu này chính là thuộc vào nhóm có điểm số sẵn — dù bản thân anh ta bây giờ cũng không biết. Anh chàng có gương mặt trắng xanh mệt mỏi, cặp mắt ngái ngủ trong sáng này là một con mọt học gạo, một thằng lười có xu hướng say mê và ỉ lại vào máy móc, mặc dầu vậy, là một anh chàng có tư chất trí thức tốt.


Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy ở một trường đại học lớn tầm cỡ quốc tế như trường này, giáo sư Đét-lam rất hiểu bản sắc của các sinh viên ngoại quốc. Những anh chàng và những cô nàng đến từ nước Ấn độ to, sinh viên mà trông chả khác gì giáo sư học giả, đạo mạo chăm chỉ ngăn nắp nhưng học lực hết cỡ cũng chỉ trung bình khá. Đám sinh viên Bun-ga-ri ồn ào bản năng chỉ cần thoát được khỏi kỳ thi với điểm số toàn trung bình đã ăn mừng đại thắng hò hát váng trời. Luôn nhiệt tình và sôi động là các sinh viên châu mỹ la tinh với học lực không đồng đều một cách có hệ thống, giỏi cũng thuộc loại giỏi nhất dốt cũng thuộc loại dốt nhất một cách đáng ngạc nhiên. Điềm đạm đến mức nết na, học không dốt nhưng lệch là những mái tóc đa phần hung với những cặp mắt đẹp như vẽ đến từ khu vực ban căng...


Còn đàn ong thợ Á châu có cùng xuất xứ với anh chàng này thì người người là siêng năng nhà nhà là học gạo. Sinh viên châu Á đúng là một vườn hoa gạo. Và anh chàng này cũng không là ngoại lệ.


Chuyện này không hề mâu thuẫn với việc ông đã đánh giá anh chàng là một thằng lười có xu hướng say mê và ỉ lại vào máy móc. Những sinh viên với tư chất như anh ta nói chung là những kẻ ham học bẩm sinh. Ở chúng có sự ham muốn tri thức. Chúng bị trở thành những con gạo sách là do nền nếp gia đình, xã hội và phương pháp giáo dục mà chúng đã được thụ hưởng. Ham học thì tốt, nhưng học gạo nhiều, một cách tự nhiên sẽ làm cho đầu óc chán ngán và mệt mỏi, và đến một mức nào đó thì sự học đấy sẽ hàm chứa nhiều phần nghĩa vụ hơn là ham mê. Mà một khi đã là một nghĩa vụ của đầu óc thì tâm lý chung là người ta sẽ ngại thực hiện và muốn ỷ lại vào những gì có thể giúp người ta đỡ phải động não.


Anh chàng với tư chất tốt này là một sản phẩm thuộc loại điển hình nhất theo đúng quy trình trên. May cho anh ta là loạng quạng thế nào lại đã trở thành sinh viên của trường này. Ông biết là khoảng thời gian dăm năm đối với hầu hết các bạn đồng xuất xứ với anh ta là hoàn toàn chả ăn thua gì với việc thay đổi chất “gạo” đã trở thành thuộc tính cố hữu của họ. Bọn họ sau khi từ biệt mái trường này lại sẽ trở về quê hương mình, ở đó họ một lần nữa rơi trở lại vào một môi trường gạo mang tính hệ thống, và đa phần trong số họ sẽ tiếp tục gạo cho đến hết đời.


Một cách thẳng thắn trên quan điểm khoa học mà nói thì việc học gạo đương nhiên là không phải là không có những ưu điểm nhất định của nó. Trong mọi quá trình nghiên cứu, luôn có những lúc rất cần đến những kỹ năng gạo. Và, đối với một số trường hợp như anh chàng này, chỉ cần sang đến giữa năm thứ hai, họ đã biết cách kết hợp những ưu điểm của “gạo” với những gì đang tiếp thu được ở môi trường mới ở đây, và họ sẽ trở thành những sinh viên mà cá nhân ông sẽ rất thích. Nói chung ông luôn thích những sự giỏi là kết quả của một quá trình tự tiếp thu, tự sửa đổi, tự định hướng lại, tự nâng cấp, hơn là sự giỏi thuần trong một điều kiện “thuần” phù hợp. Nhiều sự giỏi trong trường hợp sau, nếu ngay từ đầu, hoặc giữa chừng bị đặt vào một điều kiện không phù hợp khác, sẽ không còn giỏi nữa. Cũng rất không hay nữa là khi mà mọi thứ đều có vẻ rất ổn rất thuận lợi thì người ta ít khi đặt vấn đề thay đổi, vì vậy nhiều người giỏi “thuần” này thực ra còn có thể giỏi hẳn hơn ở những lĩnh vực, những vấn đề khác. Đơn giản là người ta không thử, không biết. Còn ở trường hợp đầu, họ sẽ luôn có thể giỏi, và với một xác suất lớn hẳn hơn, họ thường giỏi đúng vào cái mà họ thực sự giỏi nhất.


Tất nhiên, như môi trường ở đây, thì thời gian là đến giữa năm thứ hai, hay sẽ phải lâu hẳn hơn, là còn sẽ rất phụ thuộc vào một điều kiện ngoại cảnh quan trọng — chính là những thày giáo như ông.


Gương mặt thông thái của vị giáo sư già chợt thoáng như trẻ lại trong một nét cười mặc dù kín đáo nhưng rạng rỡ, khi cái nhìn của ông bỗng dừng lại ở bàn tay trái đang lúc thì đè lên mép tờ giấy bài thi, lúc thì gắng sức làm điệu bộ diễn đạt hòng trợ giúp cho giọng nói ngọng.


Anh chàng có bàn tay trắng xanh xao nho nhã, nhưng tất cả các đầu ngón tay trái, ngoại trừ ngón cái, đều bị tù hẳn lên vì có một lớp da đã bị thành chai tương đối dày và có màu hơi xanh xanh. “Ra là một anh chàng ghi-ta... có số có má” — ông nghĩ. Tay cựu pi-a-nô của sân khấu trường đại học năm nào bỗng như cảm thấy có giai điệu tươi vui vẳng bên trong lồng ngực mình:


“Khi chúng ta rời khỏi sân trường trong giai điệu ngân nga của điệu van-xơ không có tuổi...”


Vào thời của ông, những nhạc cụ điện tử còn chưa phổ dụng như bây giờ. Ghi-ta gỗ, pi-a-nô “gỗ”, và họ còn hay dùng ắc-coóc-đê-ông — loại nhạc cụ có thể tự kêu rất to. Hệ thống trang âm chủ yếu chỉ có thể và chỉ nhằm mục đích làm to âm lượng. Thiếu chút nữa ông đã phì cười vì hình dung ngộ nghĩnh tay cựu pi-a-nô vị giáo sư Đét-lam khả kính trong ánh đèn xanh đỏ nhấp nhoáng đang dậm dật xoay ngang xoay dọc trước một dàn ki-bót phím cao phím thấp phím trái phím phải thập diện mai phục như của các anh chàng “bàn phím” bây giờ.


Như anh chàng ghi-ta đang ngồi trước mặt ông đây, theo đánh giá của một bậc cựu “chuyên nghiệp” như ông, thì hắn chắc không thuộc vào số đông mê thích bập bùng ghi-ta sai dây và hò hát ồn ã sai tông. Loại này, theo những gì ông đã đọc trên tạp chí điện tử về những thiết bị trang âm mà bọn chúng bây giờ thường mê say tìm kiếm chắt bóp tiết kiệm tiền để tậu về cho được rồi hì hục mó máy cắm rút nối cái này với cái kia, thì kiểu gì mà ở phòng ký túc của nó chả có cái ghi-ta điện, cái loa nén con con, cục biến âm chúng thường gọi là “phơ”, có thể còn có thêm cả cái míc-xơ trộn âm loại rẻ tiền, hoặc là đi mượn...


Vậy là đã có một mùa đông. Trong mùa đông có nhiệt độ âm gần hai mươi, có rất nhiều tuyết, và có một ngôi trường cũ uy nghi và khả kính. Trong trường cũ uy nghi khả kính có một phòng học có lò sưởi nước nóng ấm áp, sáng đèn nê-ông vào giờ sáng tinh mơ. Trong phòng học có ba vị giáo sư và khoảng chục sinh viên đang cùng nhau triển khai một buổi thi vấn đáp. Trong buổi thi vấn đáp có một sinh viên mệt mỏi và ngái ngủ đang trả bài với một tâm trạng lo lắng và một giọng nói ngọng châu Á mặc dù rõ ràng nhưng ít nhiều lắp bắp. Ngồi ngay bên cạnh để sát hạch anh ta là một vị giáo sư khả kính trong bộ com-lê màu dạ sĩ quan sáng nhạt đang chăm chú quan sát thằng học trò của mình bằng một ánh mắt thông minh và hài hước. Anh học trò thì đang hết sức cố gắng để tập trung tinh thần vào bài thi, còn người thày giáo thì đang mải “phân tích đối tượng” và kết nối vài mối liên tưởng sinh động về thời sinh viên của chính mình. Hiện tại, học trò đã trình bày hết phần nội dung bài thi của mình và ngước cặp mắt mệt mỏi lo lắng nhìn thày.


— Được rồi, trường hợp của cậu... mọi thứ đều đã rõ. — Người thày bảo.


— Thưa thày,.. thày không... hỏi câu hỏi phụ..? — Học trò lo lắng.


— Tôi cho cậu điểm giỏi. — Người thày tủm tỉm.


Ông nhận thấy cả người anh chàng như chùng xuống. Tội nghiệp thằng bé, gồng mình suốt từ sáng tới giờ, ông nghĩ trong lúc ghi điểm vào quyển sổ điểm nho nhỏ có bìa cứng màu xanh da trời còn mới tinh của anh chàng, đây cũng là điểm thi đầu tiên trong quyển này, một khởi đầu tốt. Anh chàng lập cập nhận lại quyển sổ từ tay thày, vụng về trong một thái độ lúng túng chắc là muốn cảm ơn nhưng lại không biết có nên cảm ơn thày hay không vì đây là thi. Người thày nhìn anh ta: “Về ngủ đi!..”, anh chàng mới nhe răng cười quay bước ra cửa, ngoài đó đang có một đám những đầu tóc vàng, nâu, đen lẫn lộn lao nhao thò vào, anh chàng giơ bàn tay phải ngang vai, xòe rõ rộng năm ngón, rồi chụm lại, đập vào những bàn tay đang giơ lên của mấy thằng con trai, còn mấy đứa con gái thì thi nhau thò tay vò đầu anh ta, cả cái đám líu nhíu ấy tíu tít lên một chặp, rồi có một anh chàng cao gày với khuôn mặt khắc khổ có hàng ria con kiến nâu căng thẳng tiến vào. Thí sinh tiếp theo — Kốt-xchi-a.


...






Bản đầy đủ để ở trong tủ sách của me(): http://philong58.blogspot.com/2010/08/bat-au-download-chuong-trinh-me.html

Bắt đầu download chương trình me()

13 ý kiến, và ý kiến từ facebook

GIỚI THIỆU

Chương trình me() là một chương trình máy tính thông minh biết đọc ngoại ngữ chạy trên hệ điều hành Windows, các bác có thể download (hoàn toàn miễn phí) về, cài lên máy tính của mình, sử dụng hoàn toàn offline, và khen chê góp ý... ở trên blog "Phi Long và đồng đội" này.






HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT SỬ DỤNG


1. Download đủ 5 files: (High-Speed Download)


2. Giải nén, rồi chạy file meSetup080510.exe để cài đặt me()

3. Chơi với me() và cho bọn em xin ý kiến chỉ đạo - để ý download các bản dữ liệu nâng cấp - lại chơi, lại cho ý kiến chỉ đạo... ở đây:


Bọn em rất mong là sẽ có nhiều người thích nó.

Địa chỉ download bổ sung:
http://www.mediafire.com/?mqn4zdr7z4t8f6f (cả file meSetup080510.exe, 62.5MB)
https://rapidshare.com/files/3699686412/meSetup080510.exe (cả file meSetup080510.exe, 62.5MB)

Cập nhật dữ liệu dịch thuật mới cho Chương trình me()

Truyện "LẬP TRÌNH VIÊN" (Sách của Chương trình me() - cả bộ đầy đủ):

Xem thêm giới thiệu chi tiết chương trình me() ở đây:

Lạc giữa đám diễu hành

5 ý kiến, và ý kiến từ facebook

LẠC GIỮA ĐÁM DIỄU HÀNH

(O. Henry)






Tao-uơx Chan-đlơ đang là bộ đồ vía của anh. Một cái bàn là đang được nung nóng trên bếp ga, cái kia đang đẩy tới đẩy lui mạnh mẽ để tạo một đường nếp thích hợp mà người ta sẽ thấy sau này khi nó chạy dọc thẳng tắp từ đôi giày da được đăng ký mẫu mã của anh Chan-đlơ cho đến vạt chiếc áo gi-lê.


Sau khi đã ăn mặc vô cùng tề chỉnh và đúng mốt, anh bước xuống từ tòa nhà ngăn phòng cho thuê để khánh thành những niềm vui của đêm tối. Anh điềm đạm, tự tin, bô trai, nhưng cảm thấy chút nhàm chán — hình ảnh bề ngoài thường thấy của một hội viên trẻ ở các câu lạc bộ New York.


Tiền lương của Chan-đlơ là 18 đô la một tuần. Anh làm việc cho một văn phòng kiến trúc. Anh gần đến hai mươi tuổi, anh xem kiến trúc thật sự là một nghệ thuật. Mỗi tuần Chan-đlơ để dành ra một đô la. Cứ mỗi mười tuần, với một số vốn tích lũy như thế, anh mua một buổi tối phong lưu công tử. Anh đều nhịp trong đám diễu hành các xiêm y mũ mãng của những triệu phú và những chủ tịch, anh trà trộn vào cuộc sống chói lòa nhất và phô trương nhất, ở đấy anh ăn tối với mọi cách sành điệu và xa xỉ. Với mười đô la, trong vài giờ một người có thể xuất sắc thủ vai một đấng nhàn nhã giàu có. Số tiền thừa thãi cho một bữa ăn biết tính toán, một chai rượu mang một nhãn hiệu đáng được trọng vọng, món tiền boa hậu hĩ, một điếu xì gà, một cuốc xe, thêm những thứ vân vân thông thường.


Đối với Chan-đlơ, một buổi tối được trích ra từ bay mươi ngày buồn chán là một niềm hạnh phúc vô biên và được tái sinh. Đối với một cô nàng mới vào đời đấy chỉ là một kinh nghiệm đầu đơi, nằm đơn độc trong ký ức của cô khi tóc cô đã bạc, nhưng đối với Chan-đlơ mỗi mười tuần mang đến một niềm vui đều sôi nổi và sắc sảo như là lần đầu tiên. Ngồi giữa đám người trưởng giả dưới tán những cây cọ trong tiếng nhạc dập dìu, nhìn lên những mỹ nữ của một thiên đường như thế và được họ nhìn lại — làm thế nào bản khiêu vũ đầu đời và áo tuyn ngắn tay đầu tiên của một cô gái có thể sánh bằng?


Chan-đlơ đi ngược lên phố Broadway trong đám diễu hành, vì buổi tối hôm nay anh vừa là trình diễn viên vừa là quan sát viên. Vì lẽ, trong sáu mươi chín tối sau, anh sẽ ăn trong bộ quần áo len thô và lụa rẻ tiền tại một cao lâu đáng ngờ nào đấy, tại quầy ăn trưa chóng vánh, và sandwich cùng bia trong phòng ngủ của anh. Anh sẵn sàng chấp nhận như thế, vì anh là đứa con đich thật của nổi đình — nổi đám, và một buổi tối trong ánh hào quang đối với anh là đủ để bù đắp cho những đêm đen.


Chan-đlơ thả bộ dài dài cho đến khi các con đường Bốn Mươi cắt ngang một con đường hoan lạc vĩ đại và lấp lánh, vì buổi tối hãy còn dài, và khi người ta là một trong những kẻ chịu chơi dù chỉ một trong bảy mươi tối, người ta muốn kéo dài vui thú của họ...






LOST ON DRESS PARADE

(O. Henry)






Mr. Towers Chandler was pressing his evening suit in his hall bedroom. One iron was heating on a small gas stove; the other was being pushed vigorously back and forth to make the desirable crease that would be seen later on extending in straight lines from Mr. Chandler's patent leather shoes to the edge of his low-cut vest. So much of the hero's toilet may be intrusted to our confidence. The remainder may be guessed by those whom genteel poverty has driven to ignoble expedient. Our next view of him shall be as he descends the steps of his lodging-house immaculately and correctly clothed; calm, assured, handsome — in appearance the typical New York young clubman setting out, slightly bored, to inaugurate the pleasures of the evening.


Chandler's honorarium was $18 per week. He was employed in the office of an architect. He was twenty-two years old; he considered architecture to be truly an art; and he honestly believed — though he would not have dared to admit it in New York — that the Flatiron Building was inferior to design to the great cathedral in Milan.


Out of each week's earnings Chandler set aside $1. At the end of each ten weeks with the extra capital thus accumulated, he purchased one gentleman's evening from the bargain counter of stingy old Father Time. He arrayed himself in the regalia of millionaires and presidents; he took himself to the quarter where life is brightest and showiest, and there dined with taste and luxury. With ten dollars a man may, for a few hours, play the wealthy idler to perfection. The sum is ample for a well-considered meal, a bottle bearing a respectable label, commensurate tips, a smoke, cab fare and the ordinary etceteras.


This one delectable evening culled from each dull seventy was to Chandler a source of renascent bliss. To the society bud comes but one debut; it stands alone sweet in her memory when her hair has whitened; but to Chandler each ten weeks brought a joy as keen, as thrilling, as new as the first had been. To sit among bon vivants under palms in the swirl of concealed music, to look upon the habitues of such a paradise and to be looked upon by them — what is a girl's first dance and short-sleeved tulle compared with this?


Up Broadway Chandler moved with the vespertine dress parade. For this evening he was an exhibit as well as a gazer. For the next sixty-nine evenings he would be dining in cheviot and worsted at dubious table d'hotes, at whirlwind lunch counters, on sandwiches and beer in his hall-bedroom. He was willing to do that, for he was a true son of the great city of razzle-dazzle, and to him one evening in the limelight made up for many dark ones.


Chandler protracted his walk until the Forties began to intersect the great and glittering primrose way, for the evening was yet young, and when one is of the beau monde only one day in seventy, one loves to protract the pleasure...






Hì, em làm thử quyển này để đọc trong thư viện của thằng cu me(), thấy ổn ra phết, nhất là đọc theo kiểu song ngữ, rất tiện và hay.


Quyển Việt - Anh: http://www.megaupload.com/?d=EMSR9SIH


Quyển tiếng Việt: http://www.megaupload.com/?d=ENEMWXAJ

Cùng nhau dạy dỗ anh cu me()

20 ý kiến, và ý kiến từ facebook


Thông tin chi tiết về thằng cu me() bác Phi Long đã giới thiệu ở đây:


http://philong58.blogspot.com/2010/08/download-chuong-trinh-me.html


me() nó chạy trên hệ điều hành Windows, các bác có thể download (hoàn toàn miễn phí) em nó về, cài lên máy tính của mình, sử dụng hoàn toàn offline, và khen chê góp ý...


Các cụ dạy rồi:


"Không thày đố mày làm nên"


Em mở topic này để nếu các bác trong lúc chơi với em nó, thấy có những điểm gì mà theo các bác là cần phải dạy dỗ nó thêm, thì mong các bác cứ chỉ đạo vào đây.


Thằng cu này chúng mình không cần phải cài đặt lại, chỉ cần dạy lại nó thôi.

Download chương trình me()

2 ý kiến, và ý kiến từ facebook

Động cơ vĩnh cửu (17) - Động cơ vĩnh cửu (29) — (Tập giấy A4 của anh MinhCQ)



Cho đến một hôm ngồi xem một cái phim, thì tôi chợt vỡ ra.


Chuyện trong phim xảy ra ở thì tương lai. Lúc đấy vợ chồng không có con theo kiểu “thiên nhiên” nữa, ai mà vẫn có theo kiểu đấy thì bị coi như động vật. Theo kiểu lúc đấy, thì tình dục là riêng, còn muốn có con thì đem đồ đến bệnh viện, ở đấy các chuyên gia sẽ xem xét và loại bỏ những thứ mầm mống không tốt, chọn ra những thứ tốt nhất, trao đổi ý kiến với cặp vợ chồng, rồi phối hợp, và giúp họ cho ra đời đứa con với những chất lượng tốt nhất từ, và phần nào có thể theo mong muốn của, bố và mẹ. Những thứ mầm mống một mí, lác, tẹt, vổ, cận, cảm cúm, ung thư, quá ngu… đều được giải quyết ngay từ đầu, và, nếu khoa học không giải quyết được vì chất lượng bố mẹ quá đuối, thì khuyên họ không nên có con (còn giải thích chi tiết nữa là với chất lượng đuối như thế, cuộc sống với nó sau này sẽ là gánh nặng), và thậm chí, nếu đuối tới một mức nào đó, thì cấm họ có con, pháp luật cấm hẳn hoi.


Kiểu “tiến hóa” như vậy sẽ là tốt hay là không tốt cho chúng ta?


Vấn đề này tất nhiên hết sức là triết.


“Cái gì của Xê-gia thì trả lại cho Xê-gia.”


Tôi không phải Triết-gia, nên tôi quan tâm đến vấn đề từ một khía cạnh khác.


Nếu nghĩ mãi mà chẳng xác định được một tiêu chí gì xác đáng để chọn từ những mẫu có sẵn thì tôi chả chọn nữa.


Tôi sẽ tạo ra một Cái Tôi mới cho me().





Đấy là mục đích. Mục đích thường là cái phức tạp nhất, nhưng khi đã xác định được rồi, thì thường ngắn gọn. Phần dài bây giờ, tiếp theo, tên là “Phương pháp”.


Một Cái Tôi thì là cái riêng, nhưng không phải cái một mình. Nếu chỉ một mình, nếu như có thật một hoàn cảnh “một mình”, thì chẳng còn cái tôi, chẳng còn cái bạn, chẳng còn cái riêng, chẳng còn cái chung, chẳng còn cái gì hết cả.


Cho nên phải có bối cảnh, phải có những Cái Tôi khác.


Cho nên mục đích là tạo ra một Cái Tôi, nhưng phương pháp thì buộc phải tạo ra nhiều Cái Tôi, và như thế cuối cùng lại sẽ phải chọn ra một cái.


Tôi đã tạo ra một số Cái Tôi, đặt những Cái Tôi ấy trong một bối cảnh, và gọi bối cảnh ấy là:






LẬP TRÌNH VIÊN



Còn việc chọn cho me() một cái, có lẽ tôi sẽ để nhiều người cùng xem xét, và cùng lựa chọn.


Hà Nội 2009






LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành gửi một lời cảm ơn lớn đến hai nick “Anh Vũ” và “dao_hoa_daochu” — hai thành viên xuất chúng của diễn đàn “Thăng Long”.


Những bài viết trên diễn đàn của các anh ít nhiều đã gây ảnh hưởng tới tôi. Chỉ tiếc là vào thời điểm khi tôi bắt đầu lên diễn đàn đọc bài thì Anh Vũ đã rửa tay gác kiếm, còn dao_hoa_daochu thì mặc dù tôi đã lân la làm quen, nhưng anh lịch lãm quá, lịch lãm không chịu nổi, đã đưa ra một lời từ chối mà không thể đề nghị được. Có lẽ đấy cũng là cơ duyên.


— Không thể khác?


— Hình như em đã nói?


— Thế những thứ… ở trên nét liên quan đến chú, anh có thể dùng?


— Em bảo không bác vẫn dùng được mà?


— Anh hỏi thế, là sẽ không dùng, nếu chú bảo không.


— Em đùa thôi, bác cứ vô tư đi, không thế nó đã chả ở trên nét.







Chương trình me() chạy trên hệ điều hành Windows, các bác có thể download (miễn phí) về, cài lên máy tính của mình, sử dụng hoàn toàn offline, và khen chê góp ý... ở trên blog philong58.blogspot.com này.


Đường link để download chương trình sẽ bắt đầu được kích hoạt từ 15 giờ 30 phút giờ Hà Nội, ngày hôm nay, 23 tháng 8 năm 2010.


Bọn em rất mong là sẽ có nhiều người thích nó.


(Còn nữa)